May Sông Hồng (MSH): Khách hàng giữ 14% doanh thu xuất khẩu đệ đơn xin phá sản, cổ phiếu giảm sàn
Cổ phiếu MSH bất ngờ giảm sàn ngày 16/7, đóng cửa tại mức giá 31.750 đồng/CP, tổng khối lượng khối lệnh là 1.020.590 cổ phiếu/phiên, trong khi trung bình 20 phiên chỉ là 131.000 cổ phiếu/phiên.
Washington Post đưa tin RTW Retailwinds, công ty sở hữu gần 400 cửa hàng New York&Co tại 32 bang trên khắp nước Mỹ, vừa nộp đơn xin phá sản ngày 13/7, hãng này có thể đóng cửa gần hết, thậm chí là tất cả các cửa hàng.
RTW Retailwinds là hãng bán lẻ quần áo có tuổi đời 102 năm, ra đời năm 1918, sở hữu các thương hiệu như New York & Co., Fashion to Figure, một dòng sản phẩm Happy x Nature của Kate Hudson.
Các nhà bán lẻ thời trang như RTW Retailwinds đã bị đẩy đến bờ vực trước khi đại dịch Covid-19 bùng nổ làm gia tăng các đơn đặt hàng tại nhà khiến doanh số sụt giảm. Năm 2019, RTW cho biết doanh thu giảm hơn 7%, còn 827 triệu USD và ghi nhận lỗ ròng 61,6 triệu USD so với con số lãi 4,2 triệu USD vào năm 2018.
Vào tháng Ba, khi dịch bệnh bùng phát, giống như các nhà bán lẻ khác, RTW thông báo kế hoạch đóng tạm thời các cửa hàng và cho công nhân tạm nghỉ. “Môi trường bán lẻ đầy thách thức cộng với tác động của đại dịch Coronavirus đã gây ra khủng hoảng tài chính cho hoạt động kinh doanh của chúng tôi”, Sheamus Toal, Giám đốc điều hành của RTW viết trong thông cáo. Sở giao dịch chứng khoán New York cũng đã đình chỉ giao dịch cổ phiếu phổ thông của công ty này vào cuối tuần trước.
Trong hồ sơ, RTW liệt kê tài sản 412 triệu USD và các khoản nợ khoảng 396 triệu USD. Công ty con của RTW là The New York City cho biết, các cửa hàng vẫn tiếp tục hoạt động trong quá trình làm thủ tục phá sản, 90% các cửa hàng New York &Co đã mở cửa trở lại sau khi lệnh dừng hoạt động được dỡ bỏ nhưng tương lai của các cửa hàng này là không chắc chắn.
Video đang HOT
The New York & Co hiện là đối tác lớn nhất của CTCP May Sông Hồng (mã MSH đang giao dịch trên sàn HOSE).
Báo cáo tài chính cuối quý I/2020 của MSH cho thấy, Công ty đang có khoản phải thu khách hàng 439 tỷ trong đó khoản phải thu của New York & Co là 167 tỷ (chiếm 37,8% khoản phải thu khách hàng và chiếm 6,7% tổng tài sản của May Sông Hồng).
New York & Co là một trong 3 khách hàng truyền thống lớn của May Sông Hồng những năm gần đây – chiếm 25% tổng doanh thu của mảng FOB (mảng kinh doanh chiếm khoảng 70% tổng doanh thu của công ty) – lớn nhất trong số các khách hàng chính.
Một đại diện của May Sông Hồng cho biết, Công ty sẽ công bố thông tin ra thị trường khi có thông tin chính thức từ Mỹ. Hiện Công ty đang liên hệ nhưng chưa có thông tin.
New York & Co là khách hàng lâu năm của MSH. Công ty đã dự báo trước những tình huống như trên và đã trích lập dự phòng khiến cho doanh thu quý 1 chỉ sụt giảm nhẹ so với cùng kỳ nhưng lợi nhuận giảm mạnh.
VietinBank giảm lợi nhuận để chia sẻ khó khăn với khách hàng
Việc tiếp tục duy trì các chương trình tín dụng ưu đãi lãi suất hỗ trợ khách hàng đã ảnh hưởng đến thu nhập từ phí của VietinBank, từ đó tác động tới lợi nhuận của ngân hàng.
Giao dịch tại VietinBank. (Ảnh: CTV/VietinBank)
Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam (VietinBank) vừa công bố báo cáo tài chính quý 1. Kết quả của VietinBank trong kỳ phản ánh tình hình chung của các ngân hàng khi dốc sức, sát cánh tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, người dân vượt qua COVID-19.
Trước diễn biến phức tạp và tác động tiêu cực của dịch COVID-19, để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp khắc phục khó khăn, VietinBank luôn chủ động, tiên phong trong thực thi các định hướng điều hành của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước để đồng hành, chia sẻ với khách hàng, cung ứng đầy đủ, kịp thời vốn và dịch vụ tài chính ngân hàng, đáp ứng tối đa nhu cầu hợp lý của doanh nghiệp và người dân.
Theo đó, VietinBank đã chủ động triển khai chương trình tín dụng ưu đãi với lãi suất trong nhóm thấp nhất thị trường, quy mô lên đến 60.000 tỷ đồng với lãi suất cho vay giảm đến 2%/năm so với các chương trình tín dụng đã từng triển khai trước đây (trước thời điểm có dịch). Đặc biệt ưu đãi cho các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh cung ứng các mặt hàng thiết yếu phục vụ cho người dân trong giai đoạn đại dịch COVID-19; miễn, giảm lãi, cơ cấu lại nợ, hỗ trợ thanh khoản theo tinh thần chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước tại Thông tư số 01 và giảm nhiều loại phí dịch vụ...
Tuy nhiên, việc tiếp tục duy trì các chương trình tín dụng ưu đãi lãi suất không giới hạn quy mô, triển khai mới chương trình tín dụng với lãi suất thấp nhất từ trước tới nay, triển khai các chương trình ưu đãi phí bao gồm cả phí chuyển tiền ngoài hệ thống, phí tài trợ thương mại... sẽ ảnh hưởng giảm thu nhập lãi, thu nhập từ phí của VietinBank, từ đó tác động tới lợi nhuận của ngân hàng.
Tính đến 31/3, tổng tài sản của VietinBank đạt 1,2 triệu tỷ đồng, giảm 1,46% so với cuối năm 2019. Tiền gửi khách hàng tại thời điểm 31/3 đạt 896.000 tỷ đồng, tăng 0,33% so với cuối năm 2019. Dư nợ cho vay khách hàng tại thời điểm 31/3 đạt 924.000 tỷ đồng, giảm 1,25% so với cuối năm 2019 do ảnh hưởng từ suy giảm nhu cầu tín dụng của nền kinh tế.
Tuy nhiên, cơ cấu dư nợ cho vay khách hàng vẫn có sự chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng các phân khúc có hiệu quả sinh lời cao như bán lẻ và doanh nghiệp vừa và nhỏ (tỷ trọng bán lẻ và doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm khoảng 56% dư nợ cho vay khách hàng tại thời điểm 31/3).
Tăng trưởng hoạt động kinh doanh quý 1 của VietinBank gắn với hiệu quả tăng trưởng, tích cực thu hồi nợ và kiểm soát tốt chất lượng tín dụng.
Tổng thu nhập hoạt động của VietinBank lũy kế 3 tháng đầu năm 2020 đạt 10.685 tỷ đồng, tăng 10,93% so với cùng kỳ năm 2019. Cơ cấu thu nhập từng bước được cải thiện, tỷ trọng thu ngoài lãi đã tăng từ 20% lên 23% tổng thu nhập hoạt động. Lũy kế 3 tháng năm 2020, thu nhập ngoài lãi (bao gồm cả bảo lãnh) của VietinBank đạt 2.462 tỷ đồng, tăng 31,2% so với cùng kỳ năm 2019.
VietinBank đang thực hiện tiết kiệm tối đa chi phí hoạt động, ưu tiên cho những nhu cầu quan trọng, tối ưu hóa hiệu quả sử dụng chi phí, tối ưu chi phí huy động vốn để tạo nền tảng, cơ sở cho giảm lãi suất cho vay. Chi phí hoạt động của VietinBank tiếp tục được quản trị hiệu quả, tỷ lệ chi phí/thu nhập (CIR) 3 tháng đầu năm 2020 đạt 31,05%, thấp hơn so với cùng kỳ năm 2019 (33,61%).
Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng của VietinBank trong quý 1 tăng 35,52% so với cùng kỳ năm 2019 do tăng trích lập cho nợ nhóm 3 tăng lên. Việc đẩy mạnh trích lập dự phòng rủi ro xuất phát từ chính sách quản trị rủi ro thận trọng của VietinBank. Lợi nhuận trước thuế hợp nhất lũy kế 3 tháng năm 2020 đạt 2.974 tỷ đồng.
Tác động của dịch bệnh tới ngành ngân hàng có độ trễ so với tác động tới doanh nghiệp. Hơn nữa, những diễn biến của dịch bệnh trên thế giới vẫn rất phức tạp và tiềm ẩn nguy cơ ở Việt Nam. Tuy nhiên, VietinBank đã chuẩn bị nhiều phương án và đã triển khai các giải pháp tiết kiệm chi phí, cơ cấu lại nguồn vốn để giảm chi phí vốn, dự phòng về tài chính cho những biến động của thị trường...
VietinBank đang tiếp tục chủ động bám sát diễn biến dịch bệnh để chủ động có các phương án, biện pháp, giải pháp ứng phó dịch bệnh, đánh giá những tác động tới hoạt động và lợi nhuận của ngân hàng trong thời gian tới. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng chủ động triển khai ngay các biện pháp thúc đẩy phát triển kinh doanh, phục hồi và phát triển kinh tế khi dịch bệnh được đẩy lùi./.
Hồng Hạnh
KBSV lãi sau thuế gần 35 tỷ đồng trong quý I/2020, tăng 72% so cùng kỳ Công ty cổ phần Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) vừa công bố báo cáo tài chính quý I/2020 với các chỉ tiêu đều tăng trưởng so với cùng kỳ năm ngoái, cụ thể doanh thu đạt 132,6 tỷ đồng, tăng 88% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, doanh thu môi giới của KBSV đạt mức 17,9 tỷ đồng, tăng 15%...