Máy Mac 27 năm tuổi vẫn chạy tốt
Một kỹ sư máy tính người Mỹ đã không những thành công trong việc “hồi sinh” một máy Mac “cổ lỗ sĩ” 27 năm tuổi, mà còn kết nối được nó lên mạng toàn cầu Internet.
Macintosh Plus – Ảnh: Wikipedia
Trong câu chuyện lý thú này, trang công nghệ Digitaltrends cho biết chàng tư vấn viên phần mềm người Mỹ Jeff Keacher đã tự đặt ra cho mình một thử thách trong mùa đông: kết nối bằng được cỗ máy Macintosh Plus lên Internet. Sau nhiều khó khăn về mặt kỹ thuật và tìm kiếm linh kiện hỗ trợ, anh đã thành công.
Chiếc Macintosh Plus được sản xuất vào năm 1986, có cấu hình thuộc hàng “khủng” vào thời điểm bấy giờ, gồm vi xử lý tốc độ… 8MHz, bộ nhớ RAM… 4MB, ổ cứng 5MB cùng một màn hình CRT đen trắng với độ phân giải 512×384.
Để tiện so sánh, bản thân Jeff Keacher cũng tự nhận rằng chiếc máy tính để bàn anh đang sử dụng có sức mạnh gấp… 200.000 lần vị “tiền bối” kia, ấy là còn chưa kể đến GPU (vi xử lý đồ họa).
Bảng mạch màu xanh ở giữa là một máy tính Raspberry Pi đảm nhiệm công việc “tăng lực” cho cỗ máy Macintosh già nua 27 năm tuổi – Ảnh: Blog cá nhân của Jeff Keacher (Keacher.com)
Để bắt đầu quá trình nối mạng cho chiếc Macintosh già nua, Jeff phải tiến hành tìm kiếm và sao chép trình duyệt MacWeb 2.0 từ một địa chỉ FTP đã lâu không ai sử dụng. Sau đó, trong bối cảnh chiếc máy tính hoàn toàn không có khả năng hỗ trợ sóng WiFi hay cổng Ethernet, chàng kỹ sư phải dùng đến một máy Raspberry Pi để mô phỏng một modem dial-up.
Giao diện trang Wikipedia hiển thị trên chiếc máy Macintosh Plus – Ảnh: Blog cá nhân của Jeff Keacher (Keacher.com)
Video đang HOT
Giao diện trang Ycombinator hiển thị trên chiếc máy Macintosh Plus – Ảnh: Blog cá nhân của Jeff Keacher (Keacher.com)
Chưa hết, Jeff còn phải đương đầu với việc cập nhật phần mềm cho cỗ máy (một lần nữa Raspberry Pi lại đóng vai “cứu tinh”), cũng như làm sao để trình duyệt MacWeb 2.0 tiếp nhận và xử lý được các chuẩn Internet của các trang web hiện đại (anh nhờ đến vài dòng mã từ một người bạn cho việc này).
Và cuối cùng, Jeff đã có thể lướt web từ chiếc máy tính Macintosh 27 năm tuổi, dù tốc độ rất chậm. Cụ thể, trong đoạn video anh đăng tải lên YouTube, thời gian từ khi gõ địa chỉ trang web “news.ycombinator.com” đến khi xử lý là 2 phút, và phải mất thêm 4 phút nữa để chiếc máy hoàn thiện (render) toàn bộ giao diện trang.
Theo TTO
Smart TV ruột bo mạch chủ Raspberry Pi
Cho rằng chiếc TV của mình chưa được thông minh, Carnivore, thành viên quản trị diễn đàn Droidbuild đã quyết định "lên đời" nhờ bo mạch chủ tý hon Raspberry Pi và sự sáng tạo của mình.
Toàn bộ quá trình "lên đời" một chiếc Smart TV 40" Hisense của Carnivore được chia làm 2 giai đoạn chính với nhiều công đoạn từ đơn giản đến phức tạp. Thành phần chủ yếu để "độ" lại chiếc smart TV này chính là bo mạch chủ Raspberry Pi model B được tích hợp sẵn 2 cổng USB, cổng Ethernet và cài đặt hệ điều hành Raspbmc.
Chiếc TV 40" khởi động với biểu tượng của hệ điều hành Raspbmc. Ảnh: Droidbuild.
Trong giai đoạn đầu thử nghiệm, Carnivore sử dụng nguồn điện 5V DC (500 mA) từ cổng USB sẵn có trên bo mạch TV để cấp nguồn cho bo mạch chủ tý hon. Tuy nhiên, ngay sau khi chạy thử thành công, anh đã sớm phát hiện ra rằng bo mạch chủ sẽ mất điện một khi tắt TV và điều này có thể làm hư hỏng các dữ liệu lưu trên thẻ nhớ. Vì thế, anh đã quyết định dò tìm trên bo mạch chính của TV một đường điện 5V DC không hề "tắt" khác, trừ khi tháo phích điện TV ra khỏi ổ.
Ngoài thành phần chính là bo mạch Raspberry Pi model B, Carnivore còn sử dụng bộ nhận sóng tín hiệu điều khiển không dây USB-UIRT để có thể điều khiển TV từ xa, máy in 3D để chế tạo mặt nạ cho các cổng giao tiếp chính của bo mạch chủ trông khá thẩm mỹ.
Một số hình ảnh trong quá trình độ bo mạch Raspberry cho TV
Bo mạch bên trong chiếc TV 40" của Carnivore.
Nguồn điện 5V DC đầu tiên được lấy từ cổng USB tích hợp trên TV.
Bo mạch chủ Raspberry Pi khi thử nghiệm chạy nguồn điện từ cổng USB đã có thể hoạt động bình thường.
Mặt nạ loa tích hợp trên TV được phá bỏ, nhường chỗ cho bo mạch chủ Raspberry Pi.
Carnivore còn sử dụng cả máy in 3D để chế tạo mặt nạ che vị trí mặt nạ loa của TV.
Mặt nạ sau khi được chế tạo từ máy in 3D.
Thử ráp vào khoang chứa loa trên TV.
Carnivore đã sử dụng một đường 5V DC khác để tránh tình trạng tắt máy (Raspberry Pi) khi tắt TV.
Bộ thu tín hiệu điều khiển không dây USB-UIRT được gắn ở cạnh dưới TV.
Thử nghiệm sản phẩm cho kết quả tốt.
Theo VNE
Điện thoại lai tablet Xperia Z Ultra được cập nhật cho màn hình đẹp và pin "trâu hơn" Bản cập nhật phần mềm hữu ích cho người dùng Xperia Z Ultra. Vừa qua, hãng điện thoại Nhật Bản Sony đã tiến hành cập nhật phần mềm cho smartphone lai tablet Xperia Z Ultra (màn hình 6,44 inch). Bản cập nhật mang đến một số cải tiến đáng giá cho smartphone màn hình khổng lồ này. Có thể kể đến là thời...