Máy lọc không khí kiêm quạt gió giá gần 20 triệu đồng
Máy lọc không khí thông minh của Dyson là model đầu tiên trên thị trường có thể lọc được các hạt formaldehyde.
Pure Cool Cryptomic TP06 có thiết kế dạng tháp quen thuộc của các mẫu lọc không khí và quạt do Dyson sản xuất. Phần chân đế tích hợp motor, phần nắp đục lỗ để hút không khí vào và thổi ra ở trên, Phần quạt không cánh quay 350 độ với lưu lượng gió tối đa 361 lít/giây.
Máy lọc này có giá 20 triệu đồng, thuộc hàng đắt nhất Việt Nam.
Bộ lọc gồm phần chính là lõi lọc HEPA 360 và lõi lọc than hoạt tính. Hai lõi lọc này có khả năng chặn được 99,7% bụi bẩn kích thước 0,3 micron. Ngoài ra, Dyson lần đầu trang bị bộ lọc chuyên dụng Cryptomic để phân hủy formaldehyde – một dạng chất khí được có hại cho sức khỏe – thành CO2 và H2O. Bộ lọc này tích hợp trong máy và không cần thay thế như lọc HEPA hay than hoạt tính.
Máy chỉ có một nút nguồn và màn hình nhỏ phía dưới để hiển thị chất lượng không khí theo thời gian thực và tốc độ quạt hiện tại.
Điều khiển tương tự các model lọc không khí khác thuộc dòng Pure Cool của Dyson với thiết kế bo cong, nhỏ gọn và có nam châm để gắn vào đầu của máy lọc.
Ngoài việc lọc không khí, Dyson TP06 còn sử dụng như một chiếc quạt không cánh. Người dùng có thể điều chỉnh tốc độ quạt gió và hướng gió. Sản phẩm có 3 chế độ hoạt động.
Tự động: Máy tự đo chất lượng không khí trong nhà và điều chỉnh tốc độ quạt cũng như luồng gió.
Tùy chỉnh: Người dùng tự chỉnh tốc độ quạt với 10 mức khác nhau, ngoài ra, model này có thể quay tối đa 350 độ để khuếch tán không khí.
Ban đêm: Chế độ này sẽ giảm độ sáng của màn hình hiển thị và hẹn giờ tắt. Người dùng có thể thiết lập thời gian tắt từ 1 đến 8 tiếng.
Máy lọc không khí của Dyson có thể điều khiển bằng thiết bị di động thông qua ứng dụng Dyson Link với đầy đủ tính năng như ở điều khiển từ xa. Bên cạnh đó, ứng dụng còn cho phép người dùng theo dõi tình trạng không khí trong nhà thông qua biểu đồ chất lượng không khí.
Video đang HOT
Dyson Pure Cool Cryptomic TP06 có giá 9,79 triệu đồng – ở mức cao so với mặt bằng quạt thông gió nói chung.
Ngoài ra, người dùng có thể chọn model Dyson Pure Cool TP-4 với giá 9,79 triệu đồng với tính năng tương tự “đàn anh” nhưng bị bỏ bộ lọc Cryptomic.
Công ty được mệnh danh là 'Apple của mảng gia dụng'
Được thành lập năm 1991 tại Anh, Dyson là nhà sản xuất thiết bị điện gia dụng cao cấp. Công ty đang đầu tư hàng triệu USD cho những công nghệ mới, từng phát triển xe điện.
Doanh thu của Dyson trong năm 2019 là 7,3 tỷ USD với hơn 12.000 nhân viên trên thế giới. Nhà sáng lập James Dyson cũng là một trong những người giàu nhất nước Anh, sở hữu khối tài sản hơn 20 tỷ USD. Những mặt hàng phổ biến của Dyson gồm máy hút bụi, máy lọc không khí và thiết bị chăm sóc tóc.
Tạo ra máy hút bụi vì ghét máy hút bụi
James Dyson bắt tay chế tạo máy hút bụi thế hệ mới vào năm 1979 sau một cơn bực bội. Chiếc máy hút bụi "truyền thống" kiểu cổ điển không làm hài lòng một người thích cải tiến như Dyson. Túi bụi đầy cũng khiến lực hút giảm, đôi khi bụi bị máy thổi ngược ra ngoài.
Theo Clean Home Guide , ý tưởng của Dyson là tạo ra máy hút bụi không cần túi với công suất đều đặn. Ông đã phát minh cơ chế dùng luồng khí xoắn ốc để nén bụi dành cho máy hút bụi cỡ nhỏ, dùng trong gia đình.
Dyson từng theo học thiết kế nội thất tại Đại học Nghệ thuật Hoàng gia Anh. Sau khi chuyển sang ngành kiến trúc, ông gặp kỹ sư Jeremy Fry, người đã hỗ trợ gần một nửa chi phí để Dyson hiện thực hóa ý tưởng.
"Tôi đẩy chiếc máy hút bụi quanh phòng và nó hoạt động", Dyson chia sẻ trong chương trình Desert Island Discs trên BBC . Sau 5 năm với hơn 5.000 nguyên mẫu, Dyson đã có sản phẩm mong muốn. Dù vậy, ông phải mất hơn 10 năm để đưa chiếc máy hút bụi đầu tiên ra thị trường.
James Dyson đã tạo ra khoảng 5.000 nguyên mẫu máy hút bụi đầu tiên.
Thành công sau 10 năm chật vật
Tháng 4/1984, Dyson gửi sản phẩm mẫu, bản vẽ và tài liệu máy hút bụi cho công ty sản xuất hàng tiêu dùng Amway của Mỹ. Thỏa thuận không thành, nhưng Amway đã ra mắt CMS-1000, máy hút bụi có thiết kế rất giống bản mẫu của Dyson.
Chưa đầy một tháng sau, Dyson đệ đơn kiện Amway vi phạm bằng sáng chế. Theo Fortune , vụ kiện kết thúc vào năm 1991 khi Amway và Dyson cùng được cấp phép cho sản phẩm.
Trước đó vào năm 1986, Dyson đã ký hợp đồng sản xuất máy hút bụi với công ty Apex của Nhật. Sản phẩm có tên G-Force, được bán với giá khoảng 2.000 USD, nhanh chóng trở thành biểu tượng của sự cao cấp.
Tháng 1/1991, Dyson sử dụng tiền thu được từ hợp đồng với Apex để thành lập công ty cùng tên, ra mắt máy hút bụi xoắn ốc kép có tên DA 001. Dù mang thương hiệu Dyson, thiết bị được sản xuất bởi một công ty Mỹ có tên Phillips Plastics, nhà máy đặt tại Wrexham (Xứ Wales).
Phát triển máy hút bụi DA 001 khiến James Dyson suýt phá sản.
Do lo ngại về quy trình kiểm soát chất lượng, Dyson chấm dứt hợp đồng với Phillips Plastics vào tháng 5/1993. Trong 2 tháng, ông đã thành lập chuỗi cung ứng mới, mở nhà máy tại Wiltshire (Anh). DA 001 được thay thế bởi mẫu DC01, nổi bật với hộp bụi trong suốt.
Chỉ trong 18 tháng, Dyson DC01 trở thành máy hút bụi bán chạy nhất tại Anh. Sau 10 năm chật vật, Dyson đã gặt hái thành công đầu tiên. Tháng 1/2001, công ty ra mắt máy hút bụi DC07 với 7 phễu khí xoắn ốc. Hãng suýt ra mắt robot hút bụi DC06, nhưng đã hủy bỏ do quá nặng và chậm.
Dyson thâm nhập thị trường Mỹ từ năm 2002 và nhanh chóng được người dùng ưa chuộng. Một trong những sản phẩm mới nhất của Dyson là máy hút bụi không dây V11, trang bị chip xử lý tự điều chỉnh lực hút dựa trên bề mặt sàn, màn hình hiển thị thời gian hoạt động, thời lượng pin lên đến 60 phút.
Dyson V11 hiện là model hút bụi cầm tay không dây đầu bảng của Dyson.
Dùng hơn 1.600 km tóc để thử nghiệm máy sấy
Sự bản lĩnh của Dyson cho phép ông liên tục thử nghiệm sản phẩm mới. Năm 2006, Dyson ra mắt máy sấy tay AirBlade với khả năng sấy nhanh, tiêu tốn ít điện hơn so với đối thủ.
3 năm, Dyson giới thiệu quạt điện không cánh Air Multiplier. Công nghệ được cấp bằng sáng chế của Dyson ẩn cánh quạt vào chân đế, không khí được hút vào đế rồi dẫn lên vòng tròn phía trên để thổi ra ngoài.
Quạt không cánh của Dyson từng xuất hiện trong dinh thự của Nữ hoàng Anh khi bà gặp tân Thủ tướng Boris Johnson năm 2019. Theo The Guardian , sự xuất hiện của chiếc quạt hiện đại trong căn phòng cổ kính, trang trí công phu đã gây chú ý, khiến sản phẩm nhanh chóng hết hàng.
Năm 2016, Dyson gia nhập thị trường chăm sóc tóc với dòng máy sấy Supersonic, sử dụng động cơ V9 cho tốc độ quay nhanh hơn 6 lần so với máy sấy thông thường. Đội ngũ phát triển của Dyson đã thử nghiệm sản phẩm trên 1.625 km tóc người để tạo ra chiếc máy sấy nhỏ gọn, hoạt động êm ái với khả năng làm khô tóc nhanh chóng.
Với thiết kế hiện đại, sản phẩm của Dyson có thể làm đồ nội thất.
Nhờ các ưu điểm trên, máy sấy tóc Dyson trở thành sản phẩm được ưa chuộng bởi các nhà tạo mẫu tóc, nghệ sĩ nổi tiếng.
"Máy sấy tóc Dyson rất nhẹ và nhỏ gọn, cho phép sử dụng trong thời gian dài và tiện lợi khi di chuyển", nhà tạo mẫu tóc Andrew Fitzsimons chia sẻ. Nhà tạo mẫu nổi tiếng Courtney Foster cũng khẳng định Dyson Supersonic là "máy sấy tóc được yêu thích nhất mọi thời đại".
Năm 2018, Dyson cho ra đời máy tạo kiểu tóc Airwrap cũng với động cơ V9, cho phép tạo những lọn tóc xoăn, gợn sóng tự nhiên và mượt mà. Sản phẩm có khả năng kiểm soát nhiệt linh hoạt, trang bị điện trở nhiệt thủy tinh đo nhiệt độ 40 lần/giây, truyền dữ liệu nhiệt độ đến chip xử lý để điều chỉnh, giúp tóc không bị quá nóng.
2 năm sau, Dyson giới thiệu máy duỗi tóc Corrale, sử dụng công nghệ tấm vi điểm (microhinged plate) giúp định hình và ôm trọn tóc, điều chỉnh nhiệt và độ căng đồng đều để giữ thẳng tóc. Sản phẩm có khả năng điều chỉnh nhiệt độ tấm vi điểm 100 lần/giây, đảm bảo nhiệt độ được tối ưu.
Trong năm 2016, Dyson còn ra mắt máy lọc không khí Pure Cool, sử dụng công nghệ lọc tự động giúp loại bỏ các loại khí có hại như formaldehyde, khí không màu có thể gây kích ứng da. Từ năm 2020, hãng này đã ngừng sản xuất quạt cơ bản, tích hợp công nghệ làm mát Air Multiplier vào máy lọc không khí hoặc máy sưởi.
James Dyson và máy sấy tóc Supersonic, sản phẩm được nhiều nghệ sĩ, nhà tạo mẫu tóc nổi tiếng sử dụng.
Hiện nay, một số sản phẩm lọc không khí của Dyson như Pure Cool Link còn có thể nhận diện chất ô nhiễm bay trong không khí, báo cáo đồng thời chất lượng không khí trong nhà và bên ngoài thông qua ứng dụng Dyson Link trên smartphone. Với thiết kế sang trọng, hầu hết sản phẩm của Dyson có thể dùng làm đồ trang trí nội thất.
Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 bùng phát, Dyson còn sản xuất máy thở. Tháng 3/2020, nguồn tin cho biết chính phủ Anh đã đặt mua 10.000 máy thở CoVent từ Dyson. Hãng cũng nộp bằng sáng chế cho máy lọc không khí gập lại như tai nghe.
"Apple của ngành gia dụng"
Dẫn đầu về hiệu năng lẫn kiểu dáng thẩm mỹ, Dyson dần có được lượng fan trung thành không kém gì các công ty công nghệ lớn của Mỹ như Apple. Phái nữ mơ ước sở hữu máy sấy, bộ làm tóc của Dyson. Cánh mày râu cũng không thể tìm được chiếc máy hút bụi cầm tay nào gọn nhẹ, mạnh mẽ hơn như của hãng điện tử đến từ nước Anh.
Rất khó kiếm tiền nếu bạn không thuộc phân khúc cao cấp của thị trường. Đó là những gì Apple và Dyson đã làm rất tốt - đó là tạo ra những thứ tốt nhất trong ngành công nghệ và thiết kế công nghiệp
Tim Bajarin, chủ tịch của Creative Strategies
Tính riêng tại thị trường Hàn Quốc, Dyson từng chiếm 80% thị phần máy hút bụi không dây trước khi các hãng nội địa như Samsung, LG bắt kịp và vượt qua nhờ cạnh tranh về giá bán, sự ủng hộ của người dân trong nước.
Tuy vậy, quá trình hoạt động của Dyson gặp không ít thách thức. Quyết định chuyển nhà máy sang Malaysia vào năm 2002 khiến các tổ chức công đoàn tại Wiltshire không hài lòng vì có thể khiến nhiều người mất việc. Năm 2003, Dyson chuyển thêm cơ sở sản xuất máy giặt sang Malaysia.
Năm 2004, Dyson ký hợp đồng liên doanh với công ty Meiban Group của Singapore, thành lập nhà máy mới trị giá 2,6 triệu USD tại Johor (Malaysia). Năm 2013, Dyson đầu tư 360 triệu USD xây nhà máy tại Tuas (Singapore) chuyên sản xuất động cơ.
Tháng 1/2019, Dyson tuyên bố chuyển trụ sở sang Singapore để tiếp cận các thị trường tiềm năng. Kế hoạch dự kiến diễn ra trong năm 2021 sau khi hãng hoàn thành việc cải tạo nhà máy điện St James.
"Tôi chọn Singapore vì có nhiều kỹ sư giỏi. Trên thực tế, 40% sinh viên tốt nghiệp tại đây với bằng kỹ sư so với 4% tại Anh. Chúng tôi có thể học nhiều điều từ họ", Dyson cho biết.
Không chỉ sản xuất thiết bị điện gia dụng, Dyson còn chú trọng nghiên cứu công nghệ. Năm 2015, Dyson mua 15 triệu USD cổ phần Sakti3, startup phát triển pin thể rắn của Mỹ rồi mua đứt vào tháng 10 cùng năm. Tuy nhiên đến năm 2017, Dyson đã từ bỏ quyền sở hữu 3 bằng sáng chế của Sakti3, bước đi được xem là táo bạo trong kế hoạch làm chủ công nghệ pin và năng lượng của Dyson.
Một trong những cơ sở nghiên cứu công nghệ mới của Dyson cho 20 năm tiếp theo.
Dyson từng có kế hoạch sản xuất xe điện nhưng không thành công. Tháng 9/2017, James Dyson cho biết khoảng 400 nhân viên làm việc cho dự án. Mẫu xe dự kiến được sản xuất tại Singapore nhưng đến tháng 10/2019, Dyson tuyên bố từ bỏ xe điện do không khả thi về mặt thương mại. Từ đó, công ty chuyển sang tập trung vào máy học, robot và các công nghệ khác.
Từ năm 2011, Dyson đã đầu tư hàng chục triệu USD cho các trường đại học phục vụ dự án nghiên cứu phần mềm và robot. Được mở cửa vào tháng 9/2017, khuôn viên rộng hơn 270.000 m2 của Dyson tại Wiltshire là nơi đặt trụ sở Học viện Kỹ thuật và Công nghệ Dyson. Hãng cũng đang đầu tư vào các chương trình giáo dục bậc cao tại Anh nhằm khắc phục tình trạng thiếu kỹ sư.
Khi đầu tư vào các lĩnh vực mới như robot hay phần mềm, Dyson sẽ phải chịu sự cạnh tranh từ đối thủ. Theo FT , Apple hay Samsung đang là những cái tên nổi bật khi sẵn sàng đầu tư lớn vào Internet of Things. Theo sau là những cái tên top 2 trong ngành hàng gia dụng như LG, Panasonic, Sharp với những sản phẩm giá hợp lý, đáp ứng đủ các nhu cầu cơ bản của khách hàng.
Ngoài ra, Google từng bỏ hàng tỷ USD mua lại công ty thiết bị nhà thông minh Nest để đón đầu làn sóng smarthome. Đó là tiềm năng lẫn thách thức mà Dyson phải đối mặt.
Máy hút bụi của Dyson có hiệu suất ổn định, giá bán thuộc phân khúc cao cấp.
Từ một startup với 4 kỹ sư, vài nhân viên trả lời điện thoại năm 1993, đến nay Dyson đã trở thành công ty công nghệ toàn cầu với hoạt động kỹ thuật, nghiên cứu, phát triển tại Anh, Malaysia, Singapore và Philippines.
Doanh thu của Dyson trong năm 2019 là 7,3 tỷ USD. Công ty có hơn 12.000 nhân viên trên thế giới, gồm khoảng 4.800 nhân viên ở Anh. Dyson có 10.551 bằng sáng chế, nhiều bằng sáng chế đang chờ công nhận trên toàn cầu. Tháng 7/2020, Dyson cho biết sẽ cắt giảm 900 nhân viên do ảnh hưởng của dịch Covid-19, Irish Times đưa tin.
Nhà sáng lập James Dyson đang có khối tài sản kếch xù, sở hữu nhiều khu đất ở Lincolnshire, Oxfordshire và Gloucestershire. Ông sở hữu 100% công ty, không phụ thuộc vào cổ đông hay nhà đầu tư.
"Điều tuyệt vời của một công ty tư nhân là không báo cáo, không phải lo về mong muốn của nhà đầu tư. Đó là lý do chúng tôi có thể làm những điều được cho là tốt nhất, không cần tham khảo bên ngoài. Điều đó mang đến sự kỷ luật, niềm tin và giá trị cho chúng tôi", James Dyson chia sẻ.
Những lưu ý giúp sử dụng máy lọc không khí hiệu quả Máy lọc không khí là sản phẩm đã dần trở nên phổ biến trong các hộ gia đình, nhưng không phải người tiêu dùng nào cũng để ý đến cách sử dụng sao cho đúng đắn nhất. Thời tiết giao mùa, chất lượng không khí xuống thấp là lúc các bà nội trợ rủ nhau mua máy lọc không khí. Tuy nhiên, một...