Máy lọc không khí có chống được virus corona?
Dù không diệt được 100% virus nhưng các loại máy lọc không khí vẫn có một số công nghệ giúp ức chế, giảm thiểu sự lây lan của các loại dịch bệnh.
Theo Viện kiểm nghiệm thuốc TP.HCM trực thuộc Bộ Y Tế, màng lọc hiệu suất cao ( HEPA) là chuẩn bắt buộc trong các môi trường vô trùng. Ngoài việc lọc bụi, mà lọc HEPA còn có khả năng hạn chế vi khuẩn virus. Màng lọc này có khả năng lọc được 99,97% tiểu phân 0,3 micromet.
Các loại máy lọc có màn HEPA vẫn có thể hạn chế được virus, vi khuẩn.
Để dễ hình dung thì mắt người chỉ có thể nhìn thấy vật có 10 micromet. Vi khuẩn có kích thước nhỏ hơn 0,3 micromet. Như vậy, trên lý thuyết, vi khuẩn, virus có thể đi qua màng lọc HEPA dễ dàng.
Nhưng trên thực tế, virus không tồn tại riêng lẻ trong không khí. Chúng thường bám vào nước bọt, mồ hôi và bụi mịn. Vì vậy, màng lọc HEPA vẫn có thể giữ lại virus nếu chúng bám vào các hạt bụi, vật chất lớn hơn 0,3 micromet. Bên cạnh đó, một số màng lọc HEPA còn được tích hợp các lớp than hoạt tính. Điều này khiến vi khuẩn, virus khi bị giữ lại trong máy lọc bị ức chế sinh sản.
Tuy vậy, màng lọc HEPA cần được kiểm định và sử dụng đúng cách để phát huy tác dụng. Mỗi 6-12 tháng, màng lọc HEPA cần được kiểm tra. Sau 2 năm, màng lọc cần được thay thể để đảm bảo chất lượng lọc.
Video đang HOT
Bên cạnh lưới lọc HEPA, nhiều mẫu máy lọc không khí trên thị trường sử dụng công nghệ ion, có thể phóng ra ion dương và ion âm vào không khí. Các ion này sẽ phản ứng hóa học với gốc Hydro của vi khuẩn, virus thay đổi cấu trúc AND giúp tiêu diệt hoặc ức chế vi khuẩn.
Bộ tạo ion có trong một số dòng máy lọc không khí tầm giá 5 triệu đồng.
Ngoài ra, một số loại máy lọc được trang bị tia cực tím bên trong giúp tăng hiệu suất tiêu diệt vi khuẩn. Tia cực tím khi soi chiếu trong không khí sẽ làm ngăn trở sự phân chia ADN đồng thời tiêu diệt của vi khuẩn, virus.
Tuy vậy, đèn cực tím đòi hỏi công suất cao mới phát huy hết tác dụng. Vì vậy, việc tích hợp đèn cực tím vào máy lọc khiến chúng chỉ giải quyết phần nào lượng virus, vi khuẩn trong không khí.
Theo Zing
Chuỗi cung ứng toàn cầu tê liệt vì virus Corona
Việc Trung Quốc buộc phải kéo dài kỳ nghỉ Tết Nguyên đán nhằm ngăn chặn sự lây lan của virus Corona đang làm tê liệt chuỗi cung ứng toàn cầu.
Theo Financial Times, giá cổ phiếu của Hon Hai Precision Industry hay Foxconn, công ty Đài Loan gia công phần lớn iPhone trên thế giới, đã giảm xuống mức kỷ lục trong vòng 20 năm. Tương tự, giá cổ phiếu của các nhà sản xuất linh kiện Nhật Bản, cũng như các công ty công nghệ khác hoạt động tại Trung Quốc, như Murata Manufacturing, Tokyo Electron và Sharp đều giảm hơn 3% do các nhà đầu tư lo ngại về nguy cơ gián đoạn của chuỗi cung ứng.
Bắc Kinh đã ban hành lệnh cấm rời khỏi thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc và nhiều tỉnh lân cận.
Tình trạng này xảy ra sau khi chính quyền sáu tỉnh của Trung Quốc, gồm nhiều trung tâm sản xuất quan trọng của ngành công nghệ toàn cầu như Thượng Hải, Giang Tô, Quảng Đông và Trùng Khánh, buộc phải kéo dài kỳ nghỉ Tết Nguyên đán thêm một tuần. Hầu hết quay lại làm việc vào ngày 10/2, trừ các ngành công nghiệp thiết yếu.
"Virus Corona có phạm vi ảnh hưởng lớn hơn SARS và gây ra tình trạng bất ổn hơn chiến tranh thương mại", Gary Cheung, người đứng đầu nhóm nghiên cứu thị trường của Haitong Securities nhận định.
Điều đáng chú ý là dịch bệnh đang diễn biến rất phức tạp. Tính tới ngày 31/1, số trường hợp lây nhiễm virus Corona đã vượt qua đại dịch SARS vào năm 2003, trong khi số người tử vong tăng lên từng ngày (toàn bộ tại Trung Quốc).
Bên cạnh Foxconn, các công ty khác như Pegatron, đối tác gia công thiết bị cho Apple, chịu ảnh hưởng nặng nề bởi sự bùng phát của virus Corona do phần lớn nguồn nhân lực chất lượng cao tập trung ở Trung Quốc.
"Quy trình sản xuất linh kiện bán dẫn hiện nay gần như tự động hóa, trong khi Foxconn và Pegatron phụ thuộc nhiều vào lắp ráp thủ công và sử dụng nhiều lao động", Cheung giải thích.
Các nhà phân tích cũng tin rằng những công ty có nhà máy gần "ổ dịch" Vũ Hán như China Star, Tianma và BOE, sẽ sớm cảm nhận tác động.
Chính phủ Trung Quốc đã ban hành lệnh cấm rời khỏi thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc và nhiều tỉnh lân cận hôm 23/1. Ngoài ra, người dân cũng được khuyến cáo hạn chế đi tới khu vực công cộng, khiến phần lớn hoạt động sản xuất công nghiệp của các tỉnh này bị đình trệ.
Các chuyên gia cho rằng, Foxconn và Pegatron, các đối tác gia công thiết bị cho Apple, sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề bởi sự bùng phát của virus Corona.
Theo DSCC, China Star dự kiến mở cửa trở lại vào giữa tháng 3. Do đó, các đơn đặt hàng của công ty trong quý I/2020 đứng trước rủi ro không thể hoàn thành đúng hạn.
Hơn nữa, kỳ nghỉ kéo dài ở sáu tỉnh khác nhau nên chuỗi công nghệ bên ngoài Hồ Bắc cũng bị ảnh hưởng. Khoảng 290 trong 800 nhà máy nằm trong chuỗi cung ứng toàn cầu của Apple đặt tại các vùng có dịch.
Hiện vẫn chưa rõ chính phủ Trung Quốc sẽ duy trì biện pháp nghiêm ngặt này tới khi nào. Tuy nhiên, các nhà máy chế tạo linh kiện bán dẫn và màn hình LCD ngừng hoạt động sẽ gây tổn thất lớn nên một số vẫn được phép vận hành. LG Display và nhà sản xuất chip nhớ SK Hynix xác nhận nhà máy vẫn hoạt động bình thường suốt kỳ nghỉ Tết Nguyên đán.
Theo vnexpress
Loại khẩu trang tự tin có thể diệt virus corona: Dệt vải bằng công nghệ siêu âm, dùng lại 100 lần, thẩm thấu chất diệt khuẩn trong từng thớ sợi Các loại khẩu trang thông thường hiện nay chỉ có thể chống và ngừa chứ chưa thể diệt ngay lập tức virus khi tiếp xúc, ngoại trừ phát minh mới rất tiềm năng của công ty Israel này. Với tình hình diễn biến phức tạp của virus corona, rất nhiều người trên thế giới và cả Việt Nam đều đang phát sốt với...