Máy đo đường huyết: Chỉ kẹp trên tai, không cần lấy máu
Thiết bị nhỏ kẹp trên dái tai do một nhà khoa học Nga phát triển giúp đo nồng độ đường trong máu qua mức độ máu đi qua mao mạch hấp thụ ánh sáng, loại trừ việc lấy máu gây đau đớn cho bệnh nhân.
Máy đo đường huyết độc đáo nhỏ xíu kẹp trên dái tai – Ảnh : annNIGM
Theo IA REGNUM, Vladimir Kozlov, nhà khoa học trẻ người Nga đã phát triển một máy đo đường huyết độc đáo cho bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường, không cần chọc thủng da, chỉ đeo như một chiếc kẹp trên tai.
Nhà sinh lý học, tốt nghiệp Đại học vật lý và công nghệ Moscow (MIPT) và Đại học y khoa mang tên Sechenov,Vladimir Kozlov đã đề xuất một cách mới để xác định nồng độ glucose trong máu qua mức độ máu đi qua mao mạch hấp thụ ánh sáng.
Theo đó, nồng độ glucose trong máu càng cao, mức độ hấp thụ ánh sáng cũng càng cao. Thiết bị được gắn dưới dạng một chiếc kẹp nhỏ trên tai và đo nồng độ glucose trong máu cứ sau 30 giây/lần, khi có tia hồng ngoại với bước sóng nhất định xuyên qua dái tai.
Video đang HOT
Độ chính xác của phép đo là 80% và khá tương đương với máy đo đường huyết truyền thống đòi hỏi phải chọc thủng da liên tục, làm kiệt sức bệnh nhân và đặc biệt gây ra đau cho trẻ em. Thiết bị mới này xử lý thông tin nhận được, sau đó chuyển đến điện thoại thông minh trong một ứng dụng đặc biệt, và bệnh nhân nhanh chóng nhận được thông tin về tình trạng của mình.
Vũ Trung Hương
Theo motthegioi
3 cách giúp ngăn buồn ngủ vào giờ nghỉ trưa
Nhiều người trong chúng ta thường có cảm giác buồn ngủ sau giờ ăn trưa. Buồn ngủ khiến cơ thể cảm thấy thiếu năng lượng, thậm chí mệt mỏi.
Tranh thủ vận động, chẳng hạn như đi cầu thang, có thể giúp giảm cảm giác buồn ngủ vào giờ trưa - Ảnh: Shutterstock
Một trong những nguyên nhân giải thích cho tình trạng này là ảnh hưởng của đồng hồ sinh học. Nguyên nhân khác còn đến từ việc tiêu hóa thức ăn, theo The Healthy.
Khi mới ăn, đường huyết trong cơ thể tăng cao. Nhưng khoảng 1 giờ sau đó, đường huyết bắt đầu giảm dần, khiến cơ thể cảm thấy thiếu năng lượng và bắt đầu buồn ngủ.
Để giảm buồn ngủ sau giờ ăn trưa, mọi người có thể áp dụng những cách sau:
Vận động trong giờ trưa
Vận động thể chất giúp cải thiện lưu lượng máu, cung cấp ô xy và chất dinh dưỡng cho các mô trong cơ thể. Vận động cũng giúp cải thiện thể chất và tăng năng lượng một cách tự nhiên, theo The Healthy.
Mọi người có thể tranh thủ vận động trong giờ nghỉ trưa bằng các hình thức tập như đi bộ hoặc leo cầu thang thay vì chọn thang máy, tiến sĩ Carl Bazil, chuyên gia vận động và giấc ngủ tại Đại học Columbia (Mỹ), cho biết.
Tiếp xúc với cây xanh
Mọi người nên tìm đến không gian xanh trong giờ nghỉ trưa. Lựa chọn tốt nhất là hãy đi bộ từ nơi làm việc đến một công viên gần đó.
Trong một nghiên cứu, các chuyên gia tại Viện nghiên cứu Rotman ở Toronto (Canada) nhận thấy việc tiếp xúc với không gian xanh có thể giúp mọi người tăng cường trí nhớ và sự tập trung. Đây là lý do vì sao mọi người thường cảm thấy tỉnh táo, tinh thần dễ chịu hơn khi ngồi trong công viên thay vì đến các trung tâm thương mại, theo The Healthy.
Thay đổi chế độ ăn
Ăn các loại thực phẩm làm từ tinh bột trắng hoặc các món nhiều đường sẽ làm đường huyết tăng cao. Nhưng sau đó, khi đường huyết giảm thì cơ thể sẽ cảm thấy uể oải và thiếu năng lượng.
Cách để tránh tình trạng đường huyết tăng nhanh rồi giảm đột ngột thì cần ăn các món giàu protein và tinh bột phức tạp thay vì chỉ ăn tinh bột trắng. Cơ thể sẽ hấp thụ protein chậm hơn, từ đó giúp đường huyết sẽ không tăng nhanh rồi giảm đột ngột, theo The Healthy.
Những món giàu protein gồm thịt, cá và trứng. Các món là tinh bột phức tạp có thể kể đến là ngũ cốc nguyên hạt và các loại đậu.
Theo thanhnien
Sóng siêu âm có thể giúp kiểm soát bệnh tiểu đường Những người mắc bệnh tiểu đường thường phải theo dõi lượng đường trong máu để tránh tổn thương nội tạng, dùng các loại thuốc hạ đường huyết và bổ sung insulin, một loại hormone kiểm soát lượng đường trong máu. Mới đây, các nhà nghiên cứu phát hiện ra sóng siêu âm có thể thay thế cho những loại thuốc chữa tiểu đường....