Máy bay Vietnam Airlines suýt đụng máy bay nước ngoài
Do vấn đề liên lạc giữa tổ bay và đài kiểm soát không lưu tai Quang Châu, Trung Quôc đa khiên may bay cua Vietnam Airlines suyt đung vơi môt may bay khac. Tuy nhiên sư viêc đươc kiêm soat tôt nên chưa gây hâu qua nghiêm trong.
Chiêu tôi 4.3, Tông công ty hang không Viêt Nam (Vietnam Airlines) cho biêt đang phôi hơp vơi cơ quan chưc năng lam ro vu may bay cua hang suyt va cham vơi may bay cua hang khac.
Theo Vietnam Airlines, sư cô co thê do vân đề phôi hơp giưa tô bay va Đai kiêm soat không lưu – Ảnh minh họa: Mai Vọng
Cu thê, vao khoang 14 giơ 2 phut ngày 2.3, sau khi hạ cánh tại sân bay Bạch Vân, Quảng Châu (Trung Quốc), máy bay cua hang mang sô hiêu VNA360 đã được sự chấp thuận của Đài chỉ huy đi theo đường lăn cắt qua đường băng 02L để vào sân đỗ. Tuy nhiên, khi phát hiện máy bay của hãng khác đang chuẩn bị cất cánh ở đầu đường băng 02L, cơ trưởng đã quyết định cho máy bay dừng chờ trên đường lăn nằm ngoài đường cất hạ cánh trong khoảng cách an toàn.
Sau khi máy bay đó rời khỏi đường băng 02L, theo huấn lệnh của Đài chỉ huy và Đài kiểm soát mặt đất tại sân bay, máy bay của Vietnam Airlines đã tiếp tục đi theo đường lăn cắt qua đường băng 02L về sân đỗ. Chuyến bay quay lại TP.HCM được tiến hành như kế hoạch, xuất phát đúng giờ.
Kết quả điều tra sơ bộ của Vietnam Airlines và nhận định ban đầu của Cục Hàng không Trung Quốc cho thấy nguyên nhân có thể do vấn đề liên lạc giữa tổ bay và Đài kiểm soát không lưu. Sự việc vẫn đang tiếp tục được làm rõ.
Video đang HOT
May bay cua Vietnam Airlines suyt bi va cham la loại Airbus A321, đươc hang đưa vào khai thác năm 2009. Kỳ kiểm tra kỹ thuật gần nhất của tàu bay này là ngày 11.1.2015, cơ trương chuyên bay la ông Rajesh Singh Bhullar, quốc tịch Kenya.
Theo_Hà Nội Mới
Máy bay mất tích bí ẩn vì "tắc đường"?
Các phi công lái chiếc máy bay mất tích bí ẩn 8501 của hãng hàng không AirAsia đã xin phép bay ở độ cao cao hơn để tránh những đám mây nguy hiểm nhưng đã không được phép. Vì sao lại có chuyện kỳ lạ như vậy?
Trên thực tế, mọi chuyện không có gì kỳ lạ hay bí ẩn gì. Sở dĩ yêu cầu đòi đổi độ cao của máy bay không được đài kiểm soát không lưu đáp ứng ngay lập tức bởi khi đó giao thông đường không đang dày đặc và không còn chỗ để chiếc máy bay 8501 có thể bay ở độ cao cao hơn. Khi đó, có tới 6 chiếc máy bay đang bay ở vùng không phận cùng với chiếc máy bay mất tích 8501 và điều đó khiến cho chiếc máy bay này vẫn phải bay ở độ cao thấp hơn mà không được phép bay ở độ cao cao hơn nhằm tránh những vụ va chạm trên không.
Gia đình của những hành khách đi trên máy bay mất tích đang mòn mỏi chờ đợi thông tin.
Vài phút sau khi xin phép được bay ở độ cao cao hơn để tránh những đám mây nguy hiểm, chiếc máy bay chở 162 người đã biến mất khỏi màn hình radar mà thậm chí không phát được bất kỳ tín hiệu cấp cứu nào. Chiếc máy bay này được tin là đã lao xuống Biển Java của Indonesia và đang nằm ở dưới đáy biển sâu. Tuy nhiên, những cuộc tìm kiếm, rà soát rộng lớn từ trên không ngày hôm qua (29/12) đã không đem lại bất kỳ bằng chứng vững chắc nào về dấu vết của chiếc máy bay Airbus A320-200 đang mất tích.
Các nhân viên tìm kiếm, cứu hộ đã phát hiện ra hai vệt dầu và những vật thể nổi ở những địa điểm khác nhau nhưng không ai biết rõ liệu những dấu vết trên có liên quan gì đến chiếc máy bay đang mất tích từ sáng hôm Chủ nhật (28/12) đến giờ hay không. Giới chức Indonesia cho rằng, có ít khả năng cũng như lý do để họ tin rằng chiếc máy bay A320-200 đã gặp một điều gì đó chứ không phải là một kết cục đáng buồn.
Dựa trên tọa độ cuối cùng được cung cấp của chiếc máy bay, A320-200 có thể đã lao xuống biển và "đang ở đáy đại dương", quan chức hàng đầu của cơ quan tìm kiếm, cứu hộ Indonesia - ông Henry Bambang Soelistyo cho biết. Tuy nhiên, các nhân viên tìm kiếm, cứu hộ dự kiến sẽ tăng cường nỗ lực của họ trên đất liền vào ngày hôm nay (30/12).
Trong cuộc tiếp xúc cuối cùng từ buồng lái của máy bay với đài kiểm soát không lưu, một trong các viên phi công đã đề nghị được đưa máy bay bay từ độ cao 9.754 mét lên 11.582 mét do tình hình thời tiết xấu. Đài kiểm soát không lưu lúc đó chưa thể cho phép chiếc máy bay A320-200 tăng độ cao bởi còn nhiều máy bay khác đang bay cùng lúc ở khu vực, ông Bambang Tjahjono - Giám đốc công ty nhà nước chịu trách nhiệm về vấn đề kiểm soát không lưu của Indonesia, cho biết.
Chiếc máy bay hai động cơ được nhìn thấy lần cuối cùng trên màn hình radar chỉ 4 phút sau cuộc liên lạc cuối cùng nói trên.
Khi lên kế hoạch về tuyến đường bay trước khi cất cánh, các phi công thường cố gắng tránh những cơn bão có sấm sét. Tuy nhiên, nếu một cơn bão xảy ra trong chuyến bay hoặc các thành viên phi hành đoàn gặp phải tình trạng thời tiết gió bão, họ thường yêu cầu được bay xung quanh cơn bão hoặc bay dưới hay trên vùng nhiễu loạn do thời tiết gây ra.
Một cơn bão không thôi thường không có khả năng làm rơi một chiếc máy bay hiện đại được thiết kế để chống chọi lại với tình hình thời tiết xấu. Tuy nhiên, thời tiết xấu cùng với lỗi của phi công hay một vấn đề nào đó về kỹ thuật của máy bay sẽ là thảm họa. Rất nhiều phương tiện bay đi qua vùng thời tiết xấu một cách an toàn nhưng nếu máy bay bị xịt lốp hoặc bẻ lái quá nhanh rất dễ bị rơi.
Các phi công phải dựa vào hệ thống radar thời tiết tinh vi có phân tích về những cơn bão và đám mây cũng như báo cáo từ các thành viên phi hành đoàn khác để có thể kịp thời tránh vùng thời tiết xấu.
"Hiện nay, phi công trong buồng lái được cung cấp nhiều thông tin về thời tiết hơn rất nhiều so với trước kia", ông Deborah Hersman - cựu Chủ tịch Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia Mỹ, cho biết. Tuy nhiên, công nghệ có những giới hạn của nó và đôi khi thông tin về những cơn bão "có thể có chút không chính xác".
Mỹ đưa tàu khu trục đến giúp Indonesia tìm máy bay mất tích
Một tàu khu trục Mỹ hôm nay đã lên đường tiến tới Biển Java để tham gia vào chiến dịch tìm kiếm chiếc máy bay mất tích của hãng hàng không AirAsia. Hạm đội 7 của Mỹ cho biết, tàu khu trục USS Sampson chiếc tàu chiến từng được triển khai độc lập ở Tây Thái Bình Dương, sẽ có mặt tại Biển Java vào chiều ngày hôm nay.
Hiện tại, có ít nhất 15 tàu thuyền, 7 máy bay và 4 chiếc trực thăng đang tích cực tìm kiếm chiếc máy bay mất tích, phát ngôn viên của cơ quan tìm kiếm-cứu hộ Indonesia ông Jusuf Latif cho biết. Hầu hết tàu thuyền và máy bay là của Indonesia nhưng Singapore, Malaysia và Australia cũng đều đang góp phần vào nỗ lực tìm kiếm máy bay mất tích. Máy bay của Thái Lan cũng đang chờ đợi làm thủ tục để tham gia vào chiến dịch nói trên.
Những con số trên chưa bao gồm các tàu chiến của Indonesia tham gia vào hoạt động tìm kiếm máy bay. Nhiều ngư dân ở đảo Belitung cũng đang giúp một tay và tất cả các tàu thuyền trong khu vực được yêu cầu phải thông báo nếu phát hiện bất kỳ điều gì có thể liên quan đến chiếc máy bay mất tích của AirAsia.
Đài kiểm soát không lưu đã mất liên lạc với chiếc máy bay chở 162 người vào lúc khoảng 7h24 sáng qua theo giờ Singapore (6h24 sáng theo giờ Indonesia). Chiếc máy bay mất tích đầy kỳ bí khi đang bay từ thành phố Surabaya của Indonesia đến Singapore. Khu vực mà chiếc máy bay này mất tích là ở Biển Java, giữa quần đảo Belitung và Borneo.
Theo VnMedia
Phút "nước sôi lửa bỏng" cứu sự cố "sập" chỉ huy không lưu Trung tâm kiểm soát không lưu Hà Nội (ATCC) vào tình thế "nước sôi lửa bỏng" khi giành quyền điều hành bay trong sự cố "sập" hệ thống ở Trung tâm kiểm soát đường dài - tiếp cận HCM (ACCC) trưa ngày 20/11. Bên trong Trung tâm kiểm soát không lưu Hà Nội. Phía bên tay phải Trung tâm là khu vực dự...