Máy bay vận tải Y-20 Trung Quốc so tài cùng các đối thủ từ Mỹ, Nga
Triển lãm hàng không Chu Hải đã cho Y-20, máy bay không vận nội địa cỡ lớn đầu tiên của Trung Quốc, có cơ hội cạnh tranh với các đối thủ khác đến từ Nga và Mỹ như máy bay C-17 và Il-76.
Đay là lần đầu tiên Y-20 xuất hiện trước công chúng, nên nó thu hút sự chú ý của rất nhiều chuyên gia quân sự trên thế giới. Global Times cho rằng triển lãm Chu Hải là cơ hội tốt nhất để các nhà thiết kế Trung Quốc so sánh Y-20 với 2 mẫu máy bay vận tải kì cựu, C-17 của Mỹ và Il-76 của Nga. Cả 3 loại máy bay kể trên đều là các phương tiện vận tải quân sự chiến lược, có khả năng tăng cường đáng kể sức mạnh tấn công trên chiến trường.
Máy bay Y-20 của Trung Quốc
Trong 3 loại máy bay trên, Il-76 của công ty hàng không Ilyushin, được thiết kế từ những năm 1960 nhằm thay thế An-12, là chiếc máy bay lâu đời nhất (và cũng là cơ sở để Trung Quốc phát triển Y-20). Trong khi đó, Boeing’s C-17 Globemaster III, được thiết kế bởi McDonnell Douglas vào những năm 1980 là chiếc máy bay do Mỹ tự sản xuất đầu tiên có mặt ở triển lãm Chu Hải. Tờ Global Times đánh giá C-17 đang là chiếc máy bay vận tải tốt nhất trên thế giới hiện nay.
Video đang HOT
Boeing C-17 Globemaster III của Mỹ
Một chiếc máy bay vận tải khác của Mỹ là Lockheed Martin C-5 Galaxy, tuy nhiên, C-17 được cho là thích hợp hơn cho các nhiệm vụ vận chuyển thiết bị quân sự ra chiến trường. Kích thước nhỏ hơn khiến nó dễ dàng vận hành trên cả những địa hình chiến đấu khắc nghiệt, trong khi đó C-17 vẫn có thể mang từ 70 đến 80 tấn hàng hoá, ít hơn chỉ một chút so với trọng tải của C-5 Galaxy.
Y-20 của Trung Quốc mang được từ 55 đến 65 tấn hàng trong khi Il-76MF, phiên bản hiện đại nhất của Il-76 không thể mang quá 55 tấn. Riêng về điều này, Y-20 được đánh giá cao hơn đối thủ đến từ Nga. Với ngăn chứa hàng hoá nhỏ hơn, sẽ rất khó để Il-76 mang xe tăng của Nga đến giữa chiến trường mà không lược bỏ bớt các tấm kim loại chống đạn.
Máy bay vận tải Il-76 của Nga
Global Times cho rằng lợi thế trọng tải lớn của Y-20 có thể giúp Trung Quốc mang ra chiến trường cả những hệ thống tấn công máy bay. Hiện Y-20 đang sử dụng động cơ D-30KP-2 của Nga, cùng loại được trang bị trên Il-76, mặc dù công ty chế tạo động cơ máy bay Thẩm Dương đang tự thử nghiệm một động cơ có tên WS-20.
“Một khi WS-20 hoàn thiện, Trung Quốc sẽ có khả năng thiết kế máy bay vận tải tốt hơn Nga. Tuy nhiên, Y-20 vẫn còn khoảng cách khá xa với C-17 của Mỹ”. Global Times nhận định.
Theo An Ninh Thủ Đô
Trung Quốc cần 400 máy bay vận tải Y-20 mới bắt kịp Nga, Mỹ
Bản báo cáo của Đại học Quốc phòng Trung Quốc đã chỉ ra nhiều điểm yếu trong khả năng vận chuyển của quân đội nước này.
Tờ Nhân dân Nhật báo (Trung Quốc) dẫn một bản báo cáo của Đại học Quốc phòng Trung Quốc nhận định, Quân đội Trung Quốc cần ít nhất 400 máy bay vận tải Y-20 do Tập đoàn công nghiệp máy bay Tây An sản xuất nhằm bắt kịp khả năng triển khai lực lượng của Mỹ, Nga và Ấn Độ.
Báo cáo chỉ ra rằng hiện nay mạng lưới vận chuyển của Trung Quốc bao gồm 3 thành phần là: đường không, đường bộ và đường thủy, đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao khả năng triển khai lực lượng của quân đội Trung quốc. Trong một cuộc diễn tập năm 2009, các máy bay chở khách và vận tải dân sự của Trung Quốc đã thực hành vận chuyển 50.000 binh lính nước này từ 4 quân khu khác nhau đến tham gia diễn tập, cùng với các máy bay vận tải quân sự và phương tiện vận chuyển đường bộ.
Chiếc phà mang tên Bohai Sea Green Pearl được hạ thủy vào tháng 08/2012 với lượng giãn nước 36.000 tấn cũng có thể hoán cải thành tàu vận chuyển quân cho Hải quân Trung Quốc khi cần thiết.
Tuy nhiên, nhiều điểm yếu trong khả năng vận chuyển của quân đội Trung Quốc đã được chỉ ra trong báo cáo này. Thứ nhất, Trung Quốc không có đủ các phà cỡ lớn như chiếc Bohai Sea Green Pearl để thực hiện một cuộc tấn đổ bộ quy mô lớn. Thứ hai, Trung Quốc không có đủ mấy bay vận tải cỡ lớn như loại Y-20.
Hình minh họa
Hiện tại, Không quân Mỹ có 700 máy bay vận tải chiến lược, Không quân Nga có 800 máy bay vận tải hạng trung và Không quân Ấn Độ có 200 máy bay. Báo cáo đã chỉ ra rằng, Không quân Trung Quốc cần ít nhất 400 máy bay vận tải Y-20 để có thể vận chuyển cùng lúc 10 trung đoàn thực hiện nhiệm vụ ở các chiến trường khác nhau ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Trong khi đó, một số căn cứ không quân ở Trung Quốc vẫn không đủ khả năng tiếp nhận loại máy bay vận tải cỡ lớn như IL-76.
Y-20 là loại máy bay vận tải cỡ lớn do Tập đoàn chế tạo máy bay Tân An của Trung Quốc phát triển và sản xuất. Y-20 được chính thức công bố vào năm 2006 và thực hiện chuyến bay thử đầu tiên vào ngày 26/01/2013. Đây là loại máy bay vận tải cỡ lớn đầu tiên hoàn toàn do Trung Quốc nghiên cứu, chế tạo. Y-20 được trang bị 4 động cơ WS-20 và khả năng chuyên chở được 66 tấn hàng hóa.
Mặc dù giới quân sự Trung Quốc tỏ ra rất tự hào về khả năng của loại máy bay này nhưng với giới chuyên gia quốc tế, Y-20 vẫn là một bản sao nhạt nhòa của máy bay thời Liên Xô với các chi tiết cóp nhặt từ các mẫu của Nga, Ukraine và Mỹ.
Theo Tri Thức
Trung Quốc đang đóng 100 siêu máy bay để dễ "quyết đoán" Quân đội Trung Quốc (PLA) đang xây dựng đội một trăm máy bay vận tải siêu lớn để có thể triển khai quân trên toàn thế giới. Đây là thông tin được Want China Times trích dẫn lời ông Vasily Kashin, một chuyên gia về Trung Quốc tại Trung tâm Phân tích Chiến lược và Công nghệ tại Moscow tuyên bố trên trang...