Máy bay rơi ở Hy Lạp: Máy bay Ukraine chở vũ khí của Serbia bán cho Bangladesh
Dựa trên thông tin từ Hãng tin Reuters, có thể thấy chiếc máy bay Antonov An-12 sản xuất thời Liên Xô vừa rơi ở Hy Lạp liên quan đến ít nhất 3 quốc gia: Ukraine, Serbia, và Bangladesh.
Hiện trường máy bay Antonov An-12 rơi ở Kavla, Hy Lạp ngày 17-7 – Ảnh: REUTERS
Theo Reuters, máy bay chở hàng Antonov An-12 của Ukraine đang trên đường vận chuyển đạn dược từ Serbia đến Bangladesh đã rơi tại một khu vực gần thành phố Kavala, miền bắc Hy Lạp vào tối khuya 16-7 giờ địa phương (rạng sáng 17-7 giờ Việt Nam).
Các hình ảnh từ máy bay không người lái cho thấy nhiều mảnh vỡ từ máy bay Antonov An-12 nằm lăn lóc trên nhiều cánh đồng ở Kavala. Giới chức Hy Lạp dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ukraine cho biết toàn bộ 8 thành viên phi hành đoàn đều là công dân Ukraine.
Video đang HOT
Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Serbia, ông Nebojsa Stefanovic, cho biết máy bay chở theo 11,5 tấn sản phẩm do ngành quốc phòng nước này sản xuất, đồng thời xác nhận toàn bộ phi hành đoàn đã chết.
Theo ông Stefanovic, trong các đạn dược trên máy bay có đạn súng cối. “Người mua là Bộ Quốc phòng Bangladesh”, ông Stefanonic xác nhận.
Bộ trưởng Quốc phòng Serbia thông tin thêm rằng hàng hóa trên máy bay thuộc sở hữu của Valir, một công ty của Serbia chuyên về sản phẩm quốc phòng.
Tuy nhiên, giới chức Hy Lạp không cung cấp thông tin về hàng hóa trên máy bay. Reuters cho biết một đội đặc nhiệm về ứng phó thảm họa và các chuyên gia vũ khí của Hy Lạp được cử đến hiện trường điều tra.
Đài truyền hình nhà nước ERT cho biết máy bay mất liên lạc ngay sau khi phi công yêu cầu giới chức hàng không Hy Lạp cho phép hạ cánh khẩn do có vấn đề động cơ.
Động cơ chiếc Antonov đã bốc cháy trước khi chiếc máy bay lao xuống đất rồi nổ lớn, tạo thành một quả cầu lửa khổng lồ chói sáng cả một góc trời.
An-12 là một máy bay vận tải động cơ cánh quạt, phạm vi hoạt động tầm trung và được phát triển từ thời Liên Xô (cũ).
Máy bay từ Bồ Đào Nha bị cấm vào Ukraine ngay phút chót vì căng thẳng leo thang
Một chuyến bay từ quần đảo Madeira thuộc Bồ Đào Nha đã bị cấm vào Ukraine hôm nay 13.2 vì căng thẳng giữa Nga và Ukraine leo thang, buộc máy bay phải hạ cánh ở Moldova.
Hãng hàng không giá rẻ SkyUp của Ukraine cho hay công ty cho thuê chiếc máy bay thực hiện chuyến bay nói trên đã bất ngờ không cho phép thực hiện chuyến bay vào Ukraine vào phút chót, theo AFP.
Một máy bay thuộc hãng hàng không SkyUp. ẢNH CHỤP MÀN HÌNH 112.INTERNATIONAL
"Dù hãng hàng không đã nỗ lực hết mình và chính phủ Ukraine sẵn sàng nói chuyện với công ty cho thuê, chủ sở hữu chiếc máy bay đã thẳng thừng từ chối (việc cho phép máy bay bay vào Ukraine) khi máy bay đang bay đến", SkyUp khẳng định trong một thông báo.
SkyUp cho hay hãng hàng không này đang cố gắng sắp xếp đưa 175 hành khách trên chuyến bay đó từ thủ đô Chisinau của Moldova đến thủ đô Kiev, Ukraine. Bộ Ngoại giao Ukraine cũng cho hay đang sắp xếp xe buýt để hỗ trợ số hành khách bị ảnh hưởng.
Vụ việc xảy ra một ngày sau khi hãng hàng không Hà Lan KLM thông báo dừng các chuyến bay đến Ukraine cho đến khi có thông báo thêm, giữa lúc phương Tây lo sợ Nga đang chuẩn bị tấn công Ukraine, dù Moscow đã nhiều lần bác bỏ khả năng này.
Một số nhà phân tích trong ngành cho rằng nhiều hãng hàng không quốc tế khác có thể cũng sớm cấm các chuyến bay đến Ukraine.
Ngoài ra, ngày càng có thêm quốc gia kêu gọi các công dân của họ rời khỏi Ukraine ngay lập tức. Trong đó, Israel, Bồ Đào Nha và Bỉ vừa trở thành những quốc gia mới nhất gia nhập danh sách các nước kêu gọi công dân của họ rời khỏi Ukraine, theo sau Mỹ, Anh, Hàn Quốc, Nhật Bản, New Zealand, Estonia, Kuwait, Latvia và Na Uy.
Trong khi đó, Bộ Cơ sở hạ tầng Ukraine hôm nay cam kết vẫn mở cửa không phận của nước này đối với việc đi lại quốc tế. "Không phận Ukraine vẫn mở và nhà nước đang làm việc để ngăn chặn nguy cơ cho các hãng hàng không", Bộ Cơ sở hạ tầng Ukraine nhấn mạnh, theo AFP.
EU huy động thêm hỗ trợ cho Bồ Đào Nha, Pháp và Albania dập tắt cháy rừng Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, Cơ chế bảo vệ dân sự của Liên minh châu Âu (EU) tiếp tục hỗ trợ để dập tắt các đám cháy rừng nghiêm trọng ở Bồ Đào Nha, Pháp và Albania. Máy bay chữa cháy dập lửa cháy rừng ở Landiras, miền Tây Nam Pháp, ngày 13/7/2022. Ảnh: AFP/TTXVN Sau các yêu cầu hỗ trợ, EU...