Máy bay quân sự Mỹ rơi ở Afghanistan, 12 người chết
Một máy bay vận tải quân sự C-130 của Mỹ rơi tại sân bay Jalalabad, Đông Afghanistan đêm 1/10 làm 12 người chết.
Theo Tân Hoa xã, “Máy bay C-130 của Mỹ gặp nạn tại sân bay Jalalabad vào khoảng giữa đêm, gây nhiều thương vong”.
Máy bay vận tải quân sự Mỹ C-130 rơi tại Afghanistan. (ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ)
Kênh ABC News dẫn lời một quan chức quốc phòng Mỹ nói rằng hiện chưa có xác định được nguyên nhân vụ tai nạn, cho dù xuất hiện thông tin rằng chiếc máy bay C-130J bị rơi do trúng đạn từ kẻ địch.
Phía Mỹ chỉ xác nhận vụ tai nạn xảy ra vào khoảng tầm nửa đêm theo giờ địa phương. Trong số nạn nhân thiệt mạng có 5 binh sỹ Mỹ.
Người phát ngôn liên quân Toney Wickman nói với Tân Hoa Xã đây chưa phải thời điểm để nói chính xác về vụ rơi máy bay này, tin tức mới sẽ được tiết lộ vào thời điểm thích hợp.
Đồ họa vị trí máy bay vận tải quân sự Mỹ C-130 rơi ở Afghanistan. (ảnh: ABC News)
Còn người phát ngôn Cục Tham mưu quân sự Trung ương Mỹ khẳng định rằng sẽ điều tra một cách nhanh nhất để tìm hiểu chuyện gì xảy ra với chiếc máy bay. C-130J là mẫu máy bay vận tải quân sự tối tân trong quân đội Mỹ hiện nay./.
Theo NTD
Video đang HOT
Top máy bay quân sự thống trị bầu trời suốt 60 năm
Dù được phát triển từ cuối những năm 1950 nhưng những mẫu máy bay quân sự như Tu-95 hay B-52 vẫn được xem là những ông vua trên bầu trời thế giới.
Dù được phát triển từ cuối những năm 1950 nhưng những mẫu máy bay quân sự như Tu-95 hay B-52 vẫn được xem là những "ông vua" trên bầu trời thế giới.
Trang mạng quân sự Arms-Expo của Nga vừa cho ra mắt danh sách top 14 mẫu máy bay quân sự có lịch sử hoạt động dài nhất thế giới kể từ những năm 1950 cho đến tận ngày nay. Đứng đầu trong danh sách này là máy bay ném bom chiến lược tầm xa Tu-95 do Liên Xô phát triển với chuyến bay thử nghiệm đầu tiên vào cuối năm 1952. Tu-95 và máy bay ném bom chiến lược tầm xa B-52 của Mỹ còn được xem là biểu tượng bất tử của thời Chiến tranh Lạnh vẫn còn hoạt động cho tới hiện tại.
Trong khi đó đứng vị trí thứ hai lại là B-52 - mẫu máy bay ném bom chiến lược tầm xa có thời gian hoạt động dài nhất trong lịch sử Không quân Mỹ. Nó được tạo ra nhằm thực hiện các cuộc tấn công phủ đầu bằng vũ khí hạt nhân vào các mục tiêu quan trọng nằm sâu bên trong lãnh thổ Liên Xô trong Chiến tranh Lạnh. B-52 được Mỹ phát triển trước những chiếc Tu-95 của Liên Xô, nó thực hiện chuyến bay đầu tiên của mình vào tháng 4/1952.
Giai đoạn những năm 1950 đến 1960 cũng là thời điểm không quân nhiều nước trên thế giới phát triển các mẫu máy bay tiếp nhiên liệu trên không đầu tiên. Nhưng tồn tại lâu nhất trong số đó là những chiếc máy bay tiếp nhiên liệu KC-135 của Không quân Mỹ được phát triển dựa trên mẫu máy bay chở khách thương mại Boeing 707. KC-135 thực hiện chuyến bay đầu tiên của mình vào tháng 6/1957.
Một ví dụ điển hình khác từ việc chuyển đổi từ máy bay dân sự sang mục đích quân sự là mẫu máy bay trinh sát quân sự IL-20RT. Nó được Liên Xô phát triển dựa trên mẫu máy bay chở khách thương mại khá thành công của nước này IL-18, với chuyến bay thử nghiệm đầu tiên vào 1957. Trong khi đó biến thể IL-20RT được phát triển vào đầu những năm 1970. Tuy nhiên trên thực thế IL-20RT vẫn mang số hiệu của IL-18 nhằm đánh lừa các hoạt động tình báo của Phương Tây.
Một biến thể khác của IL-18 là mẫu máy bay chống ngầm IL-38 với chuyến bay thử nghiệm đầu tiên vào năm 1971, nó sở hữu các tính năng tương tự như các máy bay chống ngầm cùng thời của Mỹ là P-3 Orion. Với chương trình nâng cấp hiện tại các biến thể của IL-38 sẽ hoạt động thêm ít nhất là 20 năm nữa.
Nếu nói đến một trong những huyền thoại của ngành công nghiệp hàng không thế giới thì C-130 Hercules là một trong những ứng cử viên hàng đầu. Mẫu máy bay vận tải quân sự hạng trung này thực hiện chuyến bay thử nghiệm đầu tiên của mình vào năm 1954 và vẫn được quân đội nhiều nước trên thế giới sử dụng đến tận ngày nay. Có nhiều đánh giá cho rằng C-130 và các biến thể của nó sẽ sớm đạt tới mốc 100 năm hoạt động kể từ lần bay thử đầu tiên.
Tương tự như C-130, máy bay vận tải AN-12 cũng là một trong những mẫu máy bay quân sự khá thành công trên thế giới nhất là tại các nước Liên Xô cũ. Nó thực hiện chuyến bay đầu tiên vào năm 1957 và chỉ còn hoạt động với số lượng hạn chế.
Nếu Mỹ nổi tiếng với C-130 thì tại Châu Âu C-160 Transall lại được xem là đỉnh cao của sự tin cậy và bền bỉ. Đây cũng là một mẫu máy bay vận tải quân sự hạng trung sử dụng hai động cơ cánh quạt với chuyến bay thử nghiệm đầu tiên vào năm 1963 và vẫn còn được sử dụng cho đến hiện tại.
Một cái tên khác là thuỷ phi cơ Be-12 do Liên Xô phát triển với chuyến bay thử nghiệm đầu tiên vào năm 1960. Tuy nhiên nếu không có sự tan rã của Liên Xô thì Be-12 nhiều khả năng sẽ còn tiếp tục phục vụ tới ngày nay. Mặt khác tương lai của Be-12 cũng chưa hẳn đã chấm dứt khi trong tương lai Quân đội Nga sẽ phát triển một dòng máy bay thủy phi cơ săn ngầm mới dựa trên nguyên mẫu của thủy phi cơ này.
AN-22 từng là mẫu máy bay vận tải lớn nhất thế giới được sản xuất từ những năm 1966 đến 1976, hầu hết trong số chúng đều được loại biên sau khi Liên Xô tan rã và chỉ còn một số ít vẫn còn được giữ lại phục vụ trong Không quân Nga sau nhiều lần nâng cấp.
C-5 Galaxy - mẫu máy bay vận tải quân sự hạng nặng của Mỹ thực hiện chuyến bay thử nghiệm đầu tiên vào năm 1968. Ngay sau khi xuất hiện nó cũng đã giành lấy danh hiệu mẫu máy bay vận tải lớn nhất thể giới từ tay chiếc An-22 của Liên Xô. Nhưng sau đó không lâu danh hiệu này lại thuộc về một mẫu máy bay khác của Liên Xô là An-124 Ruslan vào 1980, hiện tại C-5 đã ngưng sản xuất nhưng nó vẫn còn hoạt động trong Không quân Mỹ.
An-26 là máy bay vận tải hạng trung của Liên Xô hiện, bay thử nghiệm lần đầu tiên vào năm 1969 được phát triển dựa trên máy bay vận tải An-24. An-26 hiện vẫn được Quân đội Nga sử dụng và trong tương lai sẽ bị thay thế vởi mẫu máy bay vận tải thế hệ mới IL-112V.
IL-62 là mẫu máy bay chở khách thương mại với động cơ bố trí phía sau đuôi, từng được xem là máy bay chở khách đẹp nhất lịch sử ngành hàng không dân dụng Liên Xô cũng như trên thế giới, nó thực hiện chuyến bay đầu tiên vào năm 1966. Cho đến nay Không quân Nga còn sử dụng loại máy bay này và vẫn chưa có ý định thay thế chúng.
Thành viên cuối cùng trong danh sách của Arms-Expo là mẫu máy bay huấn luyện phản lực T-38 của Không quân Mỹ, nó thực hiện chuyến bay thử đầu tiên vào năm 1959 và vẫn còn tiếp tục phục vụ cho đến tận ngày nay.
Tuấn Đặng
Theo_Kiến Thức
Mỹ không kích tiêu diệt hàng trăm phiến quân Taliban ở Kunduz Truyền thông địa phương đưa tin ngày 30/9, các cuộc không kích dữ dội của Mỹ tại thành phố Kunduz, Afghanistan đã tiêu diệt ít nhất 160 phiến quân Taliban. Truyền thông địa phương đưa tin ngày 30/9, các cuộc không kích dữ dội của Mỹ tại thành phố Kunduz, Afghanistan đã tiêu diệt ít nhất 160 phiến quân Taliban. TOLO News dẫn...