Máy bay phải quay đầu vì cửa sổ bị bung mất kính
Hành khách trên chiếc máy bay Airbus A321LR khởi hành từ sân bay London đã hoảng hồn khi hai cửa sổ của máy bay bỗng dưng biến mất sau khi cất cánh.
Cửa sổ nhô ra và miếng đệm cửa sổ trên chuyến bay AWC305Y của Titan Airways đã bị bung ra. Ảnh: AAIB
Theo tờ Straits Times, sự việc trên xảy ra vào hôm 4/10, trên chuyến bay mang số hiệu AWC305Y của hãng hàng không Titan Airways, khởi hành từ Sân bay Stansted, London (Anh) đến Sân bay Quốc tế Orlando, bang Florida (Mỹ).
Tại thời điểm xảy ra sự việc, chiếc máy bay chở 11 thành viên phi hành đoàn và 9 hành khách, bao gồm cả nhân viên của hãng hàng không.
Sau khi cất cánh, phi hành đoàn đã nghe thấy tiếng ồn rất lớn phát ra từ phía bên trái sau cabin. Báo cáo của Chi nhánh Điều tra Tai nạn Hàng không Vương quốc Anh (AAIB) cho biết: “Một số hành khách kể lại rằng sau khi cất cánh, cabin máy bay có vẻ ồn ào và lạnh hơn trước đó”.
Video đang HOT
Thành viên phi hành đoàn đã đến khu vực này để kiểm tra kỹ hơn và phát hiện một trong những miếng đệm xung quanh cửa sổ đã bị bung ra, kèm theo tiếng động lớn đến nỗi có thể ảnh hưởng đến thính giác. Khi đó, chiếc máy bay đang trong quá trình cất cánh và đạt độ cao 4.200 mét. Sau đó, phi công đã hạ độ cao và giảm tốc độ bay để có thể kiểm tra cửa sổ.
Sau khi đánh giá tình hình, phi công quyết định quay đầu và hạ cánh trở lại Sân bay Stansted. Máy bay đã ở trên không 36 phút. Kiểm tra kỹ hơn bên ngoài máy bay sau khi hạ cánh, phi hành đoán phát hiện 2 cửa sổ biến mất, tấm kính bên trong và lớp niêm phong của cửa sổ thứ 3 bị bung ra.
Theo báo cáo, không có dấu hiệu bất thường nào trên đường băng và hệ thống điều áp máy bay hoạt động bình thường. Cabin vẫn được điều áp bình thường trong suốt chuyến bay.
Quá trình kiểm tra cũng phát hiện cửa sổ thứ 4 nhô ra khỏi khung. Các mảnh acrylic được tìm thấy trên bảng điều khiển của thang máy. Tất cả bốn cửa sổ bị ảnh hưởng đều nằm cạnh nhau. Một ô cửa sổ vỡ đã được tìm thấy trong quá trình kiểm tra đường băng định kỳ sau khi máy bay hạ cánh.
Giới chức xác định sự cố này xảy ra do việc sử dụng đèn công suất cao không đúng cách vào ngày hôm trước chuyến bay. Thay vì nằm cách máy bay tối thiểu 10 m, đèn rọi này được đặt ở khoảng cách 6 – 9 m và chiếu thẳng vào thân máy bay trong suốt 5 giờ.
Báo cáo của AAIB cho biết một số miếng đệm cửa sổ đã nóng chảy và các ô cửa sổ bị biến dạng. Đồng thời, giới chức cho biết thêm các cửa sổ đều được lắp đặt chính xác và an toàn.
Tuy nhiên, báo cáo cho biết chưa thể kết luận liệu ánh sáng có phải là nguyên nhân gây hư hỏng cửa sổ máy bay hay không. Nhà chức trách sẽ tiếp tục tiến hành điều tra nhà sản xuất máy bay và nhà điều hành bay để ngăn chặn sự cố tương tự trong tương lai.
“Trong trường hợp này, thiệt hại rất rõ ràng ở độ cao khoảng 3.050m. May mắn, máy bay hạ cánh thành công. Tuy nhiên, sự này có thể gây ra mức độ thiệt hại khác và dẫn đến hậu quả nghiêm trọng hơn”, AAIB cho biết.
Số lượng máy bay thương mại toàn cầu sẽ tăng gấp đôi trong 20 năm tới
Hãng sản xuất máy bay Boeing (Mỹ) dự kiến số lượng máy bay thương mại được đưa vào hoạt động trên toàn thế giới sẽ tăng gấp đôi trong 20 năm tới, cao hơn một chút so với dự kiến của đối thủ Airbus vừa công bố.
Biểu tượng của Boeing. Ảnh: AFP/TTXVN
Nhà sản xuất máy bay của Mỹ này dự kiến sẽ có 48.575 máy bay mới được đưa vào sử dụng vào năm 2042, so với 24.500 máy bay trong năm 2022. Bắc Mỹ sẽ chiếm 23% số máy bay mới này, khu vực châu Á - Thái Bình Dương 22%, khu vực Á - Âu 21% và riêng Trung Quốc là 20%.
Năm 2022 Boeing đưa ra dự báo đến năm 2041 thế giới cần 47.080 máy bay. Còn nhà sản xuất đối thủ Airbus cũng vừa đưa ra dự báo rằng nhu cầu thế giới cần 40.850 máy bay chở khách và hàng hóa vào năm 2042, nâng tổng số máy bay toàn cầu lên 46.560 máy bay.
Boeing cũng kỳ vọng các hãng hàng không giá rẻ sẽ tăng gấp đôi quy mô trong 20 năm tới - mức tăng trưởng đáng kể, nhưng chậm hơn so với mức tăng gấp 6 lần trong 20 năm qua.
Nhu cầu đối với máy bay chở hàng cũng sẽ duy trì mạnh mẽ, Boeing dự đoán tốc độ tăng trưởng vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không sẽ vượt xa tốc độ tăng trưởng thương mại toàn cầu.
Airbus: Lợi nhuận ròng tăng mạnh trong quý III/2023 Nhà sản xuất máy bay châu Âu Airbus ngày 8/11 cho biết lợi nhuận ròng trong quý III/2023 đã tăng 21% nhờ hoạt động lắp ráp và bàn giao nhiều máy bay hơn cho khách hàng. Máy bay A350 của Airbus bay thử nghiệm tại trụ sở Airbus ở Blagnac, Pháp. Ảnh: AFP/TTXVN Lợi nhuận ròng đã đạt 806 triệu euro (863 triệu...