Máy bay Osprey giúp tăng năng lực đổ bộ của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản
Lô 5 máy bay vận tải Osprey đầu tiên trong kế hoạch 17 chiếc đã được Mỹ quyết định bán cho Nhật Bản, giúp Lực lượng Phòng vệ tăng cường năng lực nhiều mặt
Máy bay vận tải MV-22 Osprey do Mỹ chế tạo
Tờ “Tin tức Tham khảo” Trung Quốc ngày 16 tháng 7 dẫn hãng tin Kyodo Nhật Bản ngày 14 tháng 7 đưa tin, Chinh phu My quyết định bán 5 máy bay vận tải mới Osprey cho Nhật Bản trị giá 332,5 triệu USD, đây là lô đầu tiên trong kế hoạch bán 17 máy bay Osprey cho Nhật Bản.
Chính phủ Mỹ vẫn chưa có tiền lệ cung cấp máy bay vận tải Osprey cho nước ngoài, Nhật Bản sẽ trở thành khách hàng đầu tiên của loại máy bay này.
Chính phủ Nhật Bản ý thức được sự leo thang căng thẳng với Trung Quốc trong vấn đề quần đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là đảo Điếu Ngư và các hòn đảo lân cận). Để tăng cường phòng vệ đảo nhỏ, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản có kế hoạch biên chế 17 máy bay Osprey vào năm tài khóa 2018.
Tháng 7 năm ngoái, Chính phủ Nhật Bản cũng đã truyền đạt cho tỉnh Saga về kế hoạch bắt đầu triển khai máy bay Osprey ở sân bay Saga vào năm tài khóa 2019, đang làm công tác thuyết phục đối với tỉnh này.
Video đang HOT
Máy bay vận tải cánh xoay nghiêng MV-22 Osprey Mỹ trong cuộc tập trận Balikatan-2013
Vào thang 5 năm nay, Chinh phu My thông báo cho Quốc hội, sẽ bán 17 máy bay vận tải Osprey cho Nhật Bản. Tổng trị giá hợp đồng (bao gồm cả linh kiện liên quan) đạt 3 tỷ USD.
Chinh phu My cho biêt, sau khi Nhật Bản nhập khẩu Osprey, năng lực viện trợ nhân đạo, hoạt động cứu nạn và tác chiến đổ bộ của Lực lượng Phòng vệ sẽ tăng lên.
Việt Dũng (nguồn Tin tức Tham khảo)
Thẹo giaoduc
Nhật Bản bàn cách đối phó với các tình huống trong "vùng xám"
Chính phủ Nhật đã bắt đầu soạn thảo các nguyên tắc chỉ đạo quốc phòng để tăng cường biện pháp đối phó với các tình huống trong "vùng xám", một nguồn tin chính phủ Nhật ngày 13/8 cho biết.
Tàu Nhật Bản và Trung Quốc đối đầu ở Hoa Đông.
Theo các nguyên tắc mới vốn có thể có hiệu lực vào cuối năm nay, Nhật Bản muốn tăng cường sự hợp tác giữa các cơ quan liên quan và chia sẻ thông tin nhằm cho phép thủ tướng nhanh chóng quyết định cần làm gì, trong đó có việc có cần huy động lực lượng phòng vệ hay không, khi đối mặt với các tình huống "vùng xám".
Việc thiết lập một cơ chế liên lạc hiệu quả giữa lực lượng phòng vệ, cơ quan cảnh sát quốc gia, lực lượng bảo vệ bờ biển và văn phòng thủ tướng được cho là một trong những vấn đề cốt lõi của các đường lối mới nhằm chống lại các hành động phi pháp trên biển, đảo mà lực lượng phòng vệ phải đối mặt, nguồn tin chính phủ Nhật cho hay.
Theo hiến pháp hòa bình, Nhật Bản đã thiết lập một rào cản cho việc điều động lực lượng phòng vệ và sử dụng vũ lực.
Các cơ quan thực thi pháp luật giống như cảnh sát và lực lượng bảo vệ bờ biển vốn chỉ có nhiệm vụ xử lý các vụ việc nhỏ, được xem là không phải các cuộc tấn công quân sự nhưng đe dọa chủ quyền của Nhật.
Các tình huống "vùng xám" - những tình huống bất trắc nhưng chưa đến mức bùng phát thành chiến tranh - được chính phủ đưa ra bao gồm một nhóm có vũ trang đóng giả làm ngư dân chiếm đóng một hòn đảo hẻo lánh của Nhật, hay một tàu ngầm nước ngoài vẫn ở trong lãnh thổ Nhật bất chấp các lời kêu gọi nhằm rời khỏi đó.
Động thái mới nhất là một phần trong nỗ lực của Thủ tướng Shinzo Abe nhằm đẩy mạnh các khả năng của quân đội và vai trò của lực lượng phòng vệ cả ở trong nước lẫn ở nước ngoài.
Để hợp pháp hóa việc thực thi quyền phòng vệ tập thể, chính phủ Nhật đang chuẩn bị trình lên các dự luật để sửa đổi một loạt các bộ luật trong kỳ họp quốc hội vào năm tới.
Tuy nhiên, việc soạn thảo các nguyên tắc chỉ đạo được xem là cấp bách hơn, khi nội các của ông Abe đã nhất trí hồi tháng 7 rằng Tokyo nên thay đổi về mặt thủ tục, hơn là sửa đổi khung pháp lý hiện thời, để cho phép lực lượng phòng vệ được điều động kịp thời cho các vụ việc trong "vùng xám".
Sự xâm nhập liên tiếp của các tàu Trung Quốc tại vùng biển quanh quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư đã gây ra những lo ngại về một vụ xô xát bất ngờ và cho thấy sự cấp thiết của việc Nhật phải chuẩn bị cho các tình huống trong "vùng xám".
Trước quyết định quan trọng ngày 1/7 nhằm cho phép quân đội thực thi quyền phòng vệ tập thể, khối cầm quyền của Dân chủ tự do và đang Komeito mới đã nhất trí tạo một cơ chế cho phép Thủ tướng, trong lúc chờ đợi sự chê chuẩn của quốc hội, có thể dự do huy động lực lượng phóng vệ cho các tình huống trong "vùng xám".
An Bình
Theo Dantri/Kyodo
Nhật Bản tập trận đề phòng các tình huống "vùng xám" trên biển Lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản cùng Cảnh sát biển nước này sẽ sớm tổ chức một cuộc tập trận chung đầu tiên tại vùng biển gần thủ đô Tokyo nhằm đối phó với các va chạm "vùng xám", Japan Times ngày 7/7 đưa tin. Lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản và hải quân Mỹ trong một cuộc tập trận chung...