Xung quanh căn cứ quân sự của Nhật Bản ở Djibouti

Theo dõi VGT trên

Nhật Bản đang tăng cường hiện diện quân sự ở khu vực châu Phi với nỗ lực xây dựng căn cứ quân sự ở các nước khu vực phía Đông châu lục này, trước hết là ở Djibouti.

Truyền thông Nhật Bản cho biết, Chính phủ Nhật Bản có kế hoạch mở rộng cứ điểm Lực lượng Phòng vệ ở Djibouti, để nó trở thành căn cứ đa năng của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản ở châu Phi và Trung Đông. Nếu kế hoạch này được tiến hành thuận lợi, Nhật Bản sẽ có căn cứ mang tính vĩnh cửu đầu tiên ở nước ngoài.

Mảnh đất nhỏ bé Djibouti hiện đang là nơi đặt căn cứ quân sự của nhiều nước trên thế giới bao gồm cả Mỹ và Pháp, đồng thời cũng là căn cứ quân sự duy nhất ở châu Phi của hai cường quốc này. Ngoài ra, nó còn có căn cứ quân sự của một vài nước NATO khác.

Xung quanh căn cứ quân sự của Nhật Bản ở Djibouti - Hình 1

Máy bay tuần tra P-3C của Lực lượng phòng vệ bờ biển Nhật Bản. (Ảnh: AP)

Năm 2009, Chính phủ Nhật Bản căn cứ vào “Luật ứng phó cướp biển”, lấy việc ứng phó với vấn đề cướp biển liên tiếp xảy ra ở vùng biển Somali, vịnh Aden làm lý do, thuê của Chính phủ Djibouti một mảnh đất tiếp giáp sân bay quốc tế Djibouti, xây dựng cứ điểm của Lực lượng Phòng vệ. Tokio không tiết lộ thời gian và giá thành thuê đất cùng những điều kiện đi kèm với nó. Tháng 7-2011, Nhật Bản đã xây dựng căn cứ quân sự đầu tiên ở nước ngoài tại Djibouti.

Căn cứ này chiếm diện tích 12ha, chi phí xây dựng 4,7 tỷ yên, đã xây dựng các công trình hạ tầng cơ sở như bãi hạ cánh có thể đậu 3 máy bay trinh sát chống ngầm P-3C Orion và nhà chứa máy bay có thể chứa 1 máy bay trinh sát.

Theo thông tin của Cục Phòng, chống cướp biển Nhật Bản, cứ 4 tháng một lần Nhật sẽ luân phiên điều động 2 máy bay tuần tiễu cùng 100 quân của lực lượng hàng không thuộc lực lượng tự vệ trên biển và 70 binh lính của lực lượng tự vệ mặt đất sang thay quân ở căn cứ này.

Hiện ngoài các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc, cứu hộ, cứu nạn và chống cướp biển, Bộ Quốc phòng Nhật Bản đang nghiên cứu thảo luận về vấn đề nhanh chóng vận chuyển binh lính và vật tư, trang bị trong hoạt động ứng cứu khẩn cấp.

Các nhà quan sát cho rằng, Nhật Bản thiết lập căn cứ quân sự ở Djibouti với quan điểm ban đầu là bảo vệ an toàn vận chuyển dầu mỏ. Nhưng mấy năm gần đây, các dấu hiệu cho thấy, Nhật Bản bắt đầu tìm cách xây dựng một căn cứ có chức năng tác chiến tổng hợp lâu dài ở Djibouti.

Theo đó, Nhật Bản triển khai máy bay săn ngầm P-3C ở Djibouti với mục đích chủ yếu là đối phó tàu ngầm, chứ hoàn toàn không phải để đối phó cướp biển. Nhật Bản chỉ mượn danh nghĩa chống cướp biển hoặc chống k.hủng b.ố để tiến vào châu Phi, để xây dựng căn cứ quân sự thường trú ở Djibouti, tiến tới mở rộng nhiệm vụ của Lực lượng Phòng vệ ở nước ngoài, giúp cho lực lượng quân sự của họ vươn ra ngoài.

Nhật Bản đã đầu tư lớn vào các nước khu vực này, đồng thời dành ra một khoản ngân sách không nhỏ hỗ trợ các nước này “chống cướp biển”. Căn cứ quân sự của Nhật Bản ở Djibouti, quốc gia nằm bên bờ vịnh Aden – yết hầu hàng hải từ kênh đào Suez qua biển Đỏ ra Ấn Độ Dương.

Trước khi kế hoạch thành lập căn cứ quân sự thường trú ở nước ngoài của Nhật Bản “lộ diện”, ngày 14-5, Nội các Nhật Bản đã thông qua một gói dự thảo luật sửa đổi chính sách an ninh quốc gia, trong đó cho phép Nhật Bản thực hiện quyền phòng vệ tập thể.

Gói dự thảo luật trên bao gồm 1 dự luật về hỗ trợ hòa bình quốc tế và 1 dự luật khác về phát triển chính sách an ninh và hòa bình. Gói dự thảo luật trên cũng cho phép Nhật Bản có thể huy động các lực lượng phòng vệ của nước này thực thi quyền phòng vệ tập thể.

Video đang HOT

Theo bản dự thảo này, Nhật Bản có thể triển khai lực lượng ứng phó trong tình huống một nước có “quan hệ gần gũi” với Nhật Bản bị tấn công vũ trang, hoặc trong trường hợp các cuộc tấn công này đe dọa tới sự tồn vong của đất nước Nhật Bản và tạo ra những “nguy cơ thay đổi rõ ràng” đối với quyền lợi cơ bản của các công dân Nhật Bản.

Một nét mới đáng chú ý trong gói dự thảo luật này là Nhật Bản có thể đưa ra hỗ trợ về mặt hậu cần cho quân đội nước ngoài tham gia vào các sứ mệnh góp phần bảo đảm hòa bình và ổn định trên thế giới.

Theo Ngọc Hà

Quân đội Nhân dân

Những điểm mới trong chính sách an ninh đối ngoại của Nhật Bản

Mục tiêu "nước lớn quân sự" đã được Nhật Bản ấp ủ từ lâu và từng bước thể hiện trong mỗi giai đoạn chiến lược cụ thể.

Ngày 4/4/2014, Nhật Bản đã công bố "Sách xanh Ngoại giao", thể hiện sự quan ngại của Nhật Bản về tham vọng biển của Trung Quốc và quyết tâm bảo vệ chủ quyền biển đảo của mình. Trước đó, ngày 17/12/2013 Nhật Bản đã đưa ra chiến lược an ninh mới với trung tâm là chính sách ngoại giao và quốc phòng, nhằm đảm bảo an ninh quốc gia, đóng góp cho hòa bình và ổn định khu vực và thế giới. Giới phân tích cho rằng đây là những bước chuyển quan trọng theo hướng đưa Nhật Bản trở thành "nước lớn về quân sự".

Những điểm mới trong chính sách an ninh đối ngoại của Nhật Bản - Hình 1

Mục tiêu "nước lớn quân sự" đã được Nhật Bản ấp ủ từ lâu (ảnh:rte.ie)

Từ "an ninh lệ thuộc" sang "an ninh tự chủ"

Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, quan hệ Nhật - Mỹ đã bị che lấp bởi cục diện đối đầu hai cực. Báo chí Trung Quốc lúc đó tuyên truyền rằng, chính sách đối ngoại của Nhật Bản lệ thuộc vào Mỹ và "chỉ có thể nghe theo Mỹ". Trước năm 1970, dưới "cái ô bảo vệ an ninh" của Mỹ, Nhật Bản thực hiện "đường lối Yoshida" với những nội dung: Ưu tiên phát triển kinh tế, kiểm soát tăng trưởng quân bị quá nhanh, áp dụng thái độ kín tiếng trong các vấn đề quốc tế, nên không thể có chiến lược an ninh độc lập.

Cùng với sự thay đổi của tình hình quốc tế, Mỹ ngày càng không thể cung cấp và bảo đảm an ninh đầy đủ cho Nhật Bản (nhất là từ sau chiến tranh Việt Nam), bản thân Nhật Bản cũng tìm cách độc lập hơn về chính trị, kinh tế, ngoại giao, thậm chí cả quốc phòng. Ngay từ tháng 6/1980, cơ quan tư vấn của Thủ tướng Nhật Bản đã trình báo cáo nghiên cứu mang tên "Chiến lược bảo đảm an ninh tổng hợp" (Báo cáo 80), trong đó nhấn mạnh, "Nhật Bản cần thiết phải tự bảo đảm an ninh và ổn định quốc gia, sử dụng tổng hợp sức mạnh kinh tế, sức mạnh ngoại giao và sức mạnh sáng tạo văn hóa". Từ đó, Nhật Bản đã bắt đầu hoạch định chiến lược an ninh quốc gia sau chiến tranh.

"Báo cáo 94" của Nhật Bản (1994) đã đưa ra "Chiến lược bảo đảm an ninh mang tính xây dựng năng động", trong đó đã thể hiện tư tưởng "an ninh hợp tác" đậm đặc hơn, tự chủ phòng vệ bắt đầu được coi trọng. "Báo cáo 04" (2004) đưa ra "Chiến lược bảo đảm an ninh thống nhất", trong đó nhấn mạnh, thông qua kết hợp giữa "tự nỗ lực" bản thân với "quan hệ đồng minh" và "hợp tác quốc tế", thực hiện hai mục tiêu, nhiệm vụ lớn gồm "Bảo vệ an ninh Nhật Bản" và "Cải thiện môi trường an ninh quốc tế", tự chủ phòng vệ được nâng lên vị trí quan trọng. "Báo cáo 09" và "Báo cáo 10" đưa ra "Chiến lược bảo đảm an ninh hợp tác đa tầng", trong đó nhấn mạnh, Nhật Bản cần áp dụng các biện pháp tích cực, chủ động hơn bảo vệ an ninh tự thân, xác lập vị trí cốt lõi của tư duy "tự phòng vệ".

Từ "phòng thủ lãnh thổ" đến "can dự bên ngoài"

Từ những năm 1990, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản đã tham gia nhiều nhiệm vụ ở nước ngoài như gìn giữ hòa bình quốc tế, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn khẩn cấp quốc tế, chi viện chống k.hủng b.ố, hộ tống chống cướp biển. Do đó, trên thực tế Nhật Bản đã hoàn thành chuyển đổi từ "phòng vệ lãnh thổ" sang "can dự nước ngoài". Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản đã trở thành một lực lượng vũ trang có sự kết hợp trong nước và ngoài nước về chức năng phòng thủ và tấn công.

Những điểm mới trong chính sách an ninh đối ngoại của Nhật Bản - Hình 2

Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản đã tham gia nhiều nhiệm vụ ở nước ngoài (ảnh: AFP)

Nhật Bản đã xây dựng một căn cứ quân sự nước ngoài đầu tiên tại Cộng hòa Djibouti kể từ sau khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai đồng thời cũng tham gia diễn tập song phương với một số nước và tiến hành thăm viếng hải quân. Sự phát triển chuyển đổi chức năng của Lực lượng Phòng vệ có thể thấy được thông qua nội dung chính của 4 bộ "Đại cương kế hoạch phòng vệ" của Nhật Bản, bao gồm:

(1) "Đại cương 76" (1976) đưa ra trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh đã xác định chức năng của Lực lượng Phòng vệ là "chống xâm lược" và "đánh trả xâm lược hạn chế". Đặc điểm hướng nội được xác định rất rõ rệt, liên quan chặt chẽ tới môi trường chiến lược của Nhật Bản thời kỳ Chiến tranh Lạnh và năng lực của Lực lượng Phòng vệ cũng phù hợp với nguyên tắc chiến lược "chuyên phòng thủ".

(2) "Đại cương 95" (1995) giai đoạn đầu sau Chiến tranh Lạnh, chức năng của Lực lượng Phòng vệ đã trở thành "bảo vệ an ninh Nhật Bản", "ứng phó với thiên tai quy mô lớn" và "xây dựng môi trường an ninh ổn định hơn". Có thể thấy, Nhật Bản đã đưa việc sử dụng Lực lượng Phòng vệ ở nước ngoài vào tầm nhìn dài hạn.

(3) "Đại cương 04" (2004) sau sự kiện 11/9/2001 đã xác định 3 chức năng cho Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản: Ứng phó có hiệu quả với "các mối đe dọa mới và nhiều tình thế"; Phòng bị những tình huống xâm lược chính quy; "Chủ động, tích cực và hiệu quả trong việc cải thiện môi trường an ninh quốc tế". Thông qua tham gia mang "tính tự chủ" vào các vấn đề an ninh quốc tế, những "đóng góp quốc tế" rộng mở mà mơ hồ trước đây của Lực lượng Phòng vệ đã trở nên ngày càng rõ nét hơn.

(4) "Đại cương 10" (2010) ra đời trong bối cảnh Mỹ đẩy mạnh chiến lược xoay trục sang khu vực châu Á-Thái Bình Dương và quan hệ đồng minh Nhật - Mỹ không ngừng được củng cố, tăng cường. Đại cương đã xác định 3 chức năng lớn trong thời kỳ mới của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản: "Răn đe có hiệu quả và ứng phó các loại tình huống"; "Bảo vệ môi trường an ninh khu vực châu Á-Thái Bình Dương"; "Cải thiện môi trường an ninh toàn cầu". Điều đó cho thấy, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản đã trở thành lực lượng cốt lõi bảo đảm an ninh quốc gia ở bên trong, xây dựng môi trường an ninh ở bên ngoài, "can dự nước ngoài" trở thành chức năng chính của họ, chiến lược "mở rộng" ra bên ngoài đã từng bước hình thành.

Từ "lực lượng phòng vệ" đến "quân đội chính quy"

Cựu Thủ tướng Nhật Bản Junichiro Koizumi từng tuyên bố, "Tôi cho rằng, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản trên thực tế chính là quân đội. Đây là vấn đề đương nhiên và Hiến pháp Nhật Bản sớm muộn sẽ phải thừa nhận Lực lượng Phòng vệ là quân đội". Quan điểm này đang được Thủ tướng đương nhiệm Nhật Bản Shinzo Abe kế thừa. Sau khi giành thắng lợi trong cuộc bầu cử Thượng viện, Thủ tướng Abe và đảng Tự do Dân chủ (LDP) rất có khả năng sử dụng ưu thế mang tính tổ chức của họ trên cả nước, truyền bá tư tưởng sửa đổi Hiến pháp đến toàn dân, đồng thời đưa ra nhiều khái niệm như "quân đội chính quy", "quân đội phòng vệ" để phân tán sự quan ngại của người dân đối với việc "quân đội hóa" Lực lượng Phòng vệ.

Những điểm mới trong chính sách an ninh đối ngoại của Nhật Bản - Hình 3

Từ "lực lượng phòng vệ" đến "quân đội chính quy" Nhật Bản (ảnh:journal-neo.org/)

Khi xem xét đến chuyển đổi tính chất của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản, có một sự thực cơ bản cần phải thừa nhận là: Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản đã hoàn thành sự chuyển đổi tính chất và ý nghĩa thực của nó. Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản hiện nay đã mang dáng dấp của một quân đội chính quy hiện đại, có đầy đủ các quân binh chủng, biên chế thể chế hoàn bị, năng lực tác chiến mạnh, vũ khí trang bị tiên tiến.

Hiện nay, ngoài vũ khí hạt nhân và vũ khí mang tính tấn công chiến lược, thực lực phòng vệ của Nhật Bản đã đứng vào hàng tiên tiến trên thế giới (riêng Hải quân đứng thứ 3 thế giới). Trong tương lai, Nhật Bản sẽ thông qua phát triển có trọng điểm các trang bị trên biển, trên không cỡ lớn, tầm xa và thông tin hóa như: Máy bay vận tải, tàu chiến cỡ lớn, tên lửa tầm trung và tầm xa; tăng cường năng lực điều động chiến lược; khắc phục điểm yếu trên phương diện vũ khí mang tính tấn công; duy trì ưu thế vũ khí khi tác chiến trên biển, trên không.

Từ phát triển công nghiệp quốc phòng đến xuất khẩu vũ khí

Từ những năm cuối thế 20, đầu thế kỷ 21, Chính phủ Nhật Bản đã bắt đầu có kế hoạch nới lỏng từng bước "Ba nguyên tắc xuất khẩu vũ khí". Hoạt động xuất khẩu vũ khí và hợp tác với Mỹ nghiên cứu phát triển vũ khí trang bị của Nhật Bản từng bước được đẩy nhanh.

Ngày 26/7/2013, Ủy ban Nghiên cứu Phương hướng Phát triển Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản đã trình Chính phủ Nhật Bản báo cáo định kỳ về sửa đổi "Đại cương kế hoạch phòng vệ", trong đó nhấn mạnh, Nhật Bản "cần nhanh chóng tăng cường nền tảng công nghệ và sản xuất quốc phòng của lực lượng phòng vệ tiềm năng", "xây dựng quan hệ hợp tác lâu dài, ổn định giữa chính phủ và tư nhân, tích cực thúc đẩy quân sự chuyển sang dân sự trang bị quốc phòng, nâng cao sức cạnh tranh quốc tế của các tổ chức công nghiệp quốc phòng".

Các chuyên gia phân tích cho rằng, mục tiêu chuyển từ "tự tiêu hóa" sang "cạnh tranh nước ngoài" của vũ khí trang bị do Nhật Bản sản xuất sẽ được gấp rút triển khai thực hiện, sự chuyển đổi trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng của Nhật Bản cũng sẽ được đẩy mạnh và Nhật Bản sẽ nhanh chóng khẳng định vị thế của một cường quốc quân sự trên thế giới.

Ngày 1/4/2014, Chính phủ Nhật Bản chính thức phê duyệt Chính sách mới về xuất khẩu vũ khí nhằm làm thay đổi đáng kể những hạn chế trong việc xuất khẩu vũ khí và tăng cường quan hệ với các đồng minh cũng như tạo động lực cho sự phát triển của ngành công nghiệp quốc phòng. Chính sách mới này tập trung vào việc sửa đổi "3 nguyên tắc" cấm xuất khẩu vũ khí được lập ra năm 1967, thay vào đó, những đối tượng mà Nhật Bản được phép xuất khẩu vũ khí bao gồm: Các cơ quan, tổ chức có liên quan đến các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc, Tổ chức cấm vũ khí hóa học... và các quốc gia được cộng đồng quốc tế giao đảm nhận những nhiệm vụ cụ thể nào đó:

(1) Chính phủ Nhật Bản có thể cấp phép xuất khẩu một số loại vũ khí của mình cho các quốc gia và tổ chức quốc tế, với điều kiện là họ không đứng về phía nào hoặc tham gia vào các cuộc xung đột vũ trang cũng như đảm bảo vũ khí xuất khẩu của Nhật Bản không bị chuyển giao cho bên thứ ba.

(2) cho phép xuất khẩu vũ khí chỉ khi các vũ khí này phục vụ mục đích đóng góp cho hợp tác quốc tế, sử dụng trong các hoạt động của cộng đồng quốc tế và các lợi ích an ninh của Nhật Bản.

(3) Nhật Bản có thể đưa các thiết bị quân sự đang bị hư hỏng ở trong nước ra nước ngoài sửa chữa, cũng như cung cấp vũ khí cho các tổ chức quốc tế và các quốc gia có biên giới nằm gần đường thương mại hàng hải quốc tế với Nhật Bản.

Sửa đổi "Luật Lực lượng Phòng vệ"

Ngày 15/11/2013, Thượng viện Nhật Bản cũng đã thông qua dự luật sửa đổi "Luật Lực lượng Phòng vệ" với đa số phiếu tán thành, trong đó có 2 điểm mới sửa đổi quan trọng:

Một là cho phép Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản mở rộng biện pháp vận chuyển ở nước ngoài. Khi xảy ra sự cố khẩn cấp ở nước ngoài, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản có thể sử dụng xe vận chuyển Nhật Bản tại bản địa, trong khi đó theo quy định của luật cũ, đối với sự cố tương tự, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản chỉ có thể sử dụng máy bay và tàu để vận chuyển, không có vận chuyển đường bộ.

Hai là cho phép Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản mở rộng đối tượng vận chuyển ở nước ngoài trong tình huống khẩn cấp. Theo đó, ngoài người Nhật Bản và người nước ngoài "cần bảo vệ", đã tăng thêm "thân nhân và các nhân viên có liên quan khác", trong đó có thân nhân, nhân viên doanh nghiệp và bác sĩ của Nhật Bản đến gặp các kiều dân tại bản địa. Điều kiện vận chuyển là "tình hình có thể vận chuyển an toàn".

Như vậy, mục tiêu "nước lớn quân sự" đã được Nhật Bản ấp ủ từ lâu và từng bước thể hiện trong mỗi giai đoạn chiến lược cụ thể. Ngày nay, trước sự lấn lướt của Trung Quốc và sự hạn chế thực lực của Mỹ tại khu vực, khiến Nhật Bản thấy sự cần thiết phải thể hiện vai trò "chia sẻ trách nhiệm" của mình đối với đồng minh chủ chốt, nhằm bảo vệ chủ quyền của Nhật Bản và đóng góp "chủ động, tích cực" đảm bảo an ninh, ổn định khu vực và thế giới./.

Theo CTV Nguyễn Nhâm

VOV.VN

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Người dân thất vọng khi phát hiện đường ống tại thác nước tự nhiên Trung Quốc
06:26:26 06/06/2024
Ông Biden nói Mỹ có thể sử dụng vũ lực để bảo vệ Đài Loan
07:36:39 07/06/2024
Điều trần trước quốc hội Mỹ, tiến sĩ Anthony Fauci nói gì về nguồn gốc Covid-19?
20:49:11 06/06/2024
Nhiệt độ toàn cầu nóng lên với tốc độ chưa từng thấy
22:09:20 05/06/2024
Ông Trump nói người Mỹ có thể không kiềm chế nếu ông bị giam
12:54:08 06/06/2024
Núi lửa Ibu của Indonesia liên tiếp phun trào
22:47:13 06/06/2024
Cuộc thi khóc của 'sumo tí hon' ở Nhật Bản
06:46:28 07/06/2024
NATO đưa 12.000 lính và 50 tàu chiến đến vùng Baltic gần Nga
14:27:13 05/06/2024

Tin đang nóng

2 mỹ nhân hạng A showbiz: Chị em tốt từ thời trung học, giờ từ mặt vì cưới tình cũ của bạn
06:43:16 07/06/2024
Chồng mê game quên cả con ngoài đường tưởng bị bắt cóc, tôi im lặng làm một việc khiến chồng sợ đến già
06:41:45 07/06/2024
Sunna bị dân tình réo tên giữa lúc xôn xao chuyện tình cảm của Xoài Non có biến, từ một clip?
08:04:29 07/06/2024
Hoá ra vai chính Mặc Vũ Vân Gian vốn là của mỹ nam này: Visual điển trai ngời ngời, từng công khai anti Địch Lệ Nhiệt Ba
05:52:15 07/06/2024
Mỹ nhân số hưởng nhất showbiz trẻ đẹp khó tin sau 20 năm, chẳng cần đóng phim vẫn sống nhàn hạ với 300.000 nghìn tỷ
06:39:27 07/06/2024
Toàn cảnh lễ cưới riêng tư tại Đà Lạt của Midu chính thức hé lộ: Visual dâu rể "cực phẩm", không gian như cổ tích
09:21:16 07/06/2024
Bạn thân vợ gửi nhầm tin nhắn, người đàn ông phản ứng khiến cô nàng xanh mặt
07:19:06 07/06/2024
Diễn biến mới vụ ca sĩ Chu Bin bị bắt
10:30:23 07/06/2024

Tin mới nhất

Tổng thống Biden: Washington không cho phép Ukraine tấn công Nga bằng tên lửa Mỹ

11:32:59 07/06/2024
Chúng tôi không cho phép Ukraine tấn công sâu hơn 300 km vào lãnh thổ Nga. Chúng tôi không cho phép họ tấn công vào Moskva hay Điện Kremlin , ông Biden nhấn mạnh.

Đảng cầm quyền Nam Phi hướng đến chính phủ đoàn kết dân tộc

11:31:10 07/06/2024
Ông Ramaphosa thừa nhận sự khác biệt về ý thức hệ và chính sách giữa ANC và các đảng khác, nhưng khẳng định người dân Nam Phi mong đợi các chính trị gia sẽ vượt qua những khác biệt này để cùng nhau làm việc vì lợi ích chung.

Nga hỗ trợ Cuba phát triển năng lượng tái tạo

11:29:43 07/06/2024
Theo tuyên bố của Bộ Ngoại giao Cuba, chương trình nghị sự của phái đoàn nước này sẽ tập trung vào việc mở rộng và đa dạng hóa các mối quan hệ kinh tế, thương mại, tài chính và hợp tác giữa Cuba và Nga.

HĐBA LHQ có 5 ủy viên không thường trực mới

10:21:39 07/06/2024
HĐBA là cơ quan quyền lực nhất của LHQ, gồm 5 nước ủy viên thường trực (Mỹ, Anh, Pháp, Nga và Trung Quốc) giữ ghế vĩnh viễn và 10 nước ủy viên không thường trực được luân phiên bầu lại theo nhiệm kỳ 2 năm.

OPEC+ có kế hoạch khôi phục sản lượng dầu

10:19:54 07/06/2024
Ngoài ra, việc cắt giảm sản lượng tự nguyện 1,66 triệu thùng/ngày đang được kéo dài đến cuối năm 2025. Đồng thời, các nước OPEC+ cũng quyết định khôi phục dần một phần việc sản lượng bắt đầu từ tháng 10/2024.

Nga - Azerbaijan thảo luận thúc đẩy quan hệ song phương

10:17:58 07/06/2024
Petersburg (SPIEF), Thứ trưởng Ngoại giao Liên bang Nga Mikhail Galuzin cho hay Moskva và Baku đang thảo luận về việc thành lập tổng lãnh sự quán Nga tại Azerbaijan và Liên bang Nga hy vọng thành công trong vấn đề này.

Vì sao Mỹ không cho Ukraine tấn công Nga bằng tên lửa ATACMS?

07:27:56 07/06/2024
Tổng thống Mỹ Joe Biden mới đây bật đèn xanh cho Ukraine sử dụng vũ khí Mỹ tấn công đất Nga để ngăn chặn đợt tiến công của Moscow vào vùng Kharkiv.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ thảo luận về huấn luyện quân sự với Campuchia

07:27:05 07/06/2024
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin ngày 4.6 gặp Thủ tướng Campuchia Hun Manet để thảo luận về việc nối lại các chương trình huấn luyện quân sự.

ECB cắt giảm lãi suất lần đầu tiên kể từ năm 2019

05:43:24 07/06/2024
Các nhà đầu tư hiện đang chờ đợi bài phát biểu của Chủ tịch ECB Christine Lagarde trong cuộc họp báo để có thêm thông tin chi tiết về triển vọng kinh tế và chính sách t.iền tệ của ngân hàng trung ương.

Israel phát hiện đường hầm 2km của Hamas dọc cửa khẩu biên giới Ai Cập tại Rafah

05:42:28 07/06/2024
Hôm 5/6, Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) tuyên bố đã xác định được vị trí và phá hủy đường hầm lớn của Hamas ở Rafah, phía nam Gaza, gần cửa khẩu biên giới với Ai Cập.

Trung Quốc thực hiện động thái ngoại giao mới để ngăn cuộc chiến thương mại với EU

05:41:57 07/06/2024
Ủy ban châu Âu dự kiến vào giữa tuần tới sẽ thông báo cho các nhà sản xuất xe điện Trung Quốc về các nghĩa vụ mà họ sẽ phải đối mặt sau cuộc điều tra về các khoản trợ cấp nhà nước bị nghi ngờ là không công bằng.

Nga: Va chạm giữa hai tàu điện gây nhiều thương vong

05:41:31 07/06/2024
Theo những hình ảnh được truyền thông đăng tải, một đoàn tàu điện dường như đã mất lái khi đi từ trên đồi xuống và đ.âm vào một đoàn tàu khác đang dừng để đón khách.

Có thể bạn quan tâm

Diễn viên Lê Khánh: Tôi chưa thấy bất lợi gì khi lấy chồng cùng nghề

Tv show

11:37:32 07/06/2024
Diễn viên Lê Khánh dành thời gian chia sẻ kinh nghiệm sân khấu và bày tỏ quan điểm làm nghề trong chương trình Học viện cải lương .

Đạo diễn Hồ Ngọc Xum: Ngày xưa làm phim lời hơn bây giờ

Hậu trường phim

11:34:18 07/06/2024
Đạo diễn Hồ Ngọc Xum vừa có những chia sẻ xoay quanh dự án Vầng trăng thơ ấu , đồng thời nêu quan điểm về chuyện làm phim của trước đây và hiện tại.

Người hâm mộ tại Mexico 'đổ xô' ra đường mong gặp mỹ nam Cha Eun Woo

Sao châu á

11:31:33 07/06/2024
Cha Eun Woo đã làm say đắm người hâm mộ thành phố Mexico với mức độ nổi tiếng khủng khiếp của mình trong buổi fan meeting solo mới đây.

Người được khen là phi công điển trai nhất Hàn Quốc

Netizen

11:15:47 07/06/2024
Sở hữu gương mặt ưa nhìn cùng thân hình săn chắc, Lee Sanggil - phi công của hãng hàng không Korean Air - nhận nhiều lời tán dương trên mạng xã hội.

Giảm cân bằng giấc ngủ 7:3:3 dành cho người lười, chị em có thể giảm tới 12kg trong một năm

Làm đẹp

11:15:21 07/06/2024
Ngày nay, nhu cầu sở hữu vóc dáng cân đối, khỏe mạnh ngày càng trở nên phổ biến, đặc biệt là đối với phái nữ.Giảm cânkhông chỉ giúp bạn tự tin hơn mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Nếu có thể làm lại từ đầu, tôi chắc chắn sẽ chọn cách trang trí phòng khách như thế này!

Sáng tạo

11:09:48 07/06/2024
Thay vì sử dụng gạch bóng màu xám, lạnh lẽo và buồn tẻ, tôi sẽ sử dụng gạch có tông màu ấm, nhẹ nhàng và có thể có họa tiết.

Những lý do không thể bỏ lỡ siêu phẩm xứ Chùa Vàng - "Gia Tài Của Ngoại"

Phim châu á

10:48:39 07/06/2024
Một trong số đó không thể không kể đến Gia Tài Của Ngoại (tựa tiếng Anh: How to Make Millions Before Grandma Dies), "chiến mã" đến từ ông lớn GDH vừa thiết lập hàng loạt dấu mốc ấn tượng tại phòng vé xứ Chùa Vàng.

Đông đảo du khách mua sắm và ăn uống tại chợ quê ở Bến Tre

Du lịch

10:47:12 07/06/2024
Đông đảo người dân địa phương và du khách đến tham quan, mua sắm và vui chơi tại góc chợ quê Châu Thành tại hội chợ triển lãm công nghiệp - thương mại và ẩm thực Bến Tre năm 2024

Siêu mẫu Thanh Hằng tiết lộ thói quen sau khi lấy chồng

Sao việt

10:46:22 07/06/2024
Sau khi kết hôn với nhạc trưởng Trần Nhật Minh, siêu mẫu Thanh Hằng có thói quen thức dậy sớm để cùng ông xã tập thể thao.

Top 6 cung hoàng đạo dễ bỏ lỡ hạnh phúc vì những lý do không đáng

Trắc nghiệm

10:40:29 07/06/2024
Sự không quyết đoán sẽ khiến nhiều người hối hận vì bỏ lỡ cơ hội tìm được tình yêu đích thực. Song Tử dễ bị nhiễu loạn cảm xúc, dẫn đến không biết mình thực sự muốn gì, yêu gì.

Những biểu cảm của HLV Kim Sang Sik sau chiến thắng đầu tay cùng ĐT Việt Nam

Sao thể thao

10:40:13 07/06/2024
Những biểu cảm của HLV Kim Sang Sik sau khi ông có chiến thắng đầu tay cùng ĐT Việt Nam, trận thắng với tỷ số 3-2 trước ĐT Philippines.