Máy bay Mỹ phát hiện pháo TQ trên đảo nhân tạo
Các quan chức Mỹ cho biết những khẩu pháo này của Trung Quốc “hoàn toàn có thể bắn tới những hòn đảo xung quanh”
Ngày 28.5, tờ Wall Street Journal dẫn lời các quan chức Mỹ cho hay trong quá trình bay qua đảo nhân tạo phi pháp của Trung Quốc trên Biển Đông, máy bay trinh sát của Mỹ đã phát hiện vũ khí cỡ lớn của Trung Quốc bố trí trên ít nhất một hòn đảo nhân tạo.
Theo đó, trong chuyến bay trinh sát, máy bay quân sự của hải quân Mỹ đã phát hiện 2 hệ thống “pháo tự hành” của Trung Quốc trên một đảo nhân tạo phi pháp. Các quan chức Mỹ cho biết mặc dù những khẩu pháo này không đe dọa đến máy bay hay tàu chiến Mỹ, nhưng chúng hoàn toàn có thể bắn tới những hòn đảo xung quanh thuộc quần đảo Trường Sa.
Hai khẩu pháo tự hành của quân đội Trung Quốc. Ảnh minh họa
Thông tin do tờ Wall Street Journal đưa ra một lần nữa làm dấy lên quan ngại rằng Trung Quốc sẽ sử dụng những hòn đảo nhân tạo mà họ xây dựng trái phép trên Biển Đông vào mục đích quân sự. Cho đến nay, đại sứ quán Trung Quốc tại Mỹ chưa đưa ra bất cứ bình luận nào về hai hệ thống pháo trên, nhưng vẫn khăng khăng rằng Trung Quốc xây đảo chủ yếu là để “phục vụ mục đích dân sự”.
Video đang HOT
Tuy nhiên, Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ Chu Hải Quyền vẫn tuyên bố: “Trung Quốc hoàn toàn có quyền triển khai các cơ sở cần thiết cho mục đích phòng thủ quân sự trên các đảo và bãi đá liên quan”.
Các quan chức Mỹ cho biết máy bay trinh sát lần đầu tiên phát hiện những khẩu pháo này trên đảo nhân tạo cách đây một tháng, tuy nhiên trong thời gian gần đây họ không còn chụp ảnh được những vũ khí này nữa, chứng tỏ Trung Quốc có thể đã giấu chúng hoặc di chuyển đi nơi khác.
Trong một báo cáo gần đây, Lầu Năm Góc cho biết các công trình xây đảo nhân tạo của Trung Quốc với tổng diện tích hơn 2.000 hecta có thể được sử dụng để làm sân bay quân sự, quân cảng hoặc để bố trí các hệ thống do thám.
Hình ảnh đảo nhân tạo phi pháp do Trung Quốc xây dựng trên Biển Đông
Các quan chức Mỹ cũng lo ngại rằng những hòn đảo nhân tạo phi pháp này là tiền đề để Trung Quốc tuyên bố thiết lập Vùng Nhận diện Phòng không (ADIZ) trên Biển Đông, tương tự như những gì họ đã làm ở biển Hoa Đông hồi năm 2013.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ John Kirby cho biết Ngoại trưởng John Kerry đã đưa ra một lời cảnh báo rất rõ ràng với Trung Quốc về hoạt động xây đảo phi pháp của họ.
Ông Kirby cho biết: “Chúng tôi theo dõi sát sao các vị trí trên Biển Đông và giám sát hành động của các bên liên quan. Tôi có thể đảm bảo rằng Ngoại trưởng Kerry đang tiếp xúc với các nước, trong đó có Trung Quốc, và đưa ra lời cảnh báo rõ rằng về những hành động làm gia tăng căng thẳng. Chúng tôi phản đối việc nâng cấp hay quân sự hóa các hòn đảo trong khu vực tranh chấp ở Biển Đông”.
Một quan chức Mỹ tiết lộ với hãng tin AP rằng hiện có nhiều lo ngại rằng Trung Quốc đang tìm cách tạo ra một “vành đai” trên Biển Đông để họ có thể tuyên bố toàn bộ khu vực này là vùng đặc quyền kinh tế của họ, để họ “có quyền khai thác toàn bộ các tài nguyên thiên nhiên” ở đó.
Theo Trí Dũng (WSJ / Danviet.vn)
Trung Quốc đầy toan tính khi công khai khả năng lập ADIZ ở Biển Đông
Một chuyên gia Australia nhận định Trung Quốc phát tín hiệu có tính toán kỹ lưỡng, khi nêu khả năng lập Vùng Nhận dạng Phòng không (ADIZ) trên Biển Đông.
Ouyang Yujing, Cục trưởng Cục Biên giới và các vấn đề Hải dương, thuộc Bộ Ngoại giao Trung Quốc. Ảnh: CRI
Ông Âu Dương Ngọc Tĩnh, Cục trưởng Cục Biên giới và các vấn đề Hải dương, thuộc Bộ Ngoại giao Trung Quốc, hôm qua cho biết nước này có quyền lập các ADIZ. Ông cho rằng việc nước này có lập ở Biển Đông haykhông sẽ phụ thuộc và các yếu tố như liệu an toàn hàng không Trung Quốc có bị đe doạ hay không và mức độ nghiêm trọng của mối đe doạ.
Theo Financial Times, dù đây không phải là lần đầu tiên một quan chức Trung Quốc đề cập đến chủ đề ADIZ, các chuyên gia cho rằng nó có ý nghĩa khi tuyên bố được đưa ra trong thời điểm căng thẳng gia tăng vào tháng này, sau khi máy bay trinh sát P-8 của Mỹ chở đội phóng viên CNN bay gần khu vực Trung Quốc bồi đắp đá trái phép ở Biển Đông.
Giáo sư Rory Medcalf, lãnh đạo trường An ninh Quốc gia, thuộc Đại học Quốc gia Australia, cho biết việc nêu lại khả năng về một vùng ADIZ mới là một tín hiệu có tính toán kỹ lưỡng từ Bắc Kinh.
"Điều quan trọng là một quan chức cấp cao của Trung Quốc không dứt khoát bác bỏ ADIZ là một lựa chọn (đối với Biển Đông)", ông nói. "Và điều quan trọng là việc một quan chức Trung Quốc liên kết điều này với hành động của các nước khác. Thực tế, họ đang đặt nền móng về mặt ngoại giao cho động thái này nếu Trung Quốc không hài lòng với cách căng thẳng diễn ra".
ADIZ yêu cầu tất cả các phi cơ bay qua phải báo cáo về danh tính cho chính phủ kiểm soát. Mỹ đang cân nhắc triển khai các nhiệm vụ bay trinh sát thậm chí gần hơn với các bãi đá này, cũng như đưa tàu chiến tới cách đó vài km. Đây là một phần trong lập trường quân sự mới, cứng rắn hơn của Mỹ ở khu vực.
Trọng Giáp
Theo VNE
Âm mưu mới của Trung Quốc trên Biển Đông Trong khi thế giới ngày càng lo ngại về việc Trung Quốc đẩy mạnh các hoạt động cải tạo đất và lấn biển, xây dựng đường băng và các cơ sở hạ tầng trên một loạt đảo chìm và bãi đá ngầm ở Biển Đông, thì dư luận lại thêm bức xúc về thông tin Bắc Kinh đang gấp rút xây dựng các...