Máy bay không người lái và tham vọng của ông lớn Facebook
Facebook vừa công bố nhiều chi tiết về chiếc máy bay không người lái có khả năng mang kết nối Internet tới 4 tỷ người không thể kết nối trên thế giới mà hãng này đang phát triển.
Hình ảnh nguyên mẫu của chiếc máy bay không người lái chạy bằng năng lượng mặt trời này cũng được Facebook chia sẻ.
Theo giám đốc công nghệ của Facebook, ông Mike Schroepfer, thiết kế cuối cùng của nguyên mẫu máy bay không người lái hình chữ V của Facebook sẽ có sải cánh lớn hơn sải cánh của chiếc Boeing 737 nhưng trọng lượng chỉ nhỉnh hơn một chiếc xe hơi nhỏ.
Trên trang cá nhân, Mark Zuckerberg nhà sáng lập Facebook đã xác nhận nguyên mẫu chiếc máy bay không người lái này đã hoàn thành chuyến bay thử nghiệm đầu tiên tại Anh.
“Nó sẽ được trang bị những tấm pin mặt trời trên đôi cánh nên nó có thể bay liên tục nhiều tháng trên độ cao gần 20 km trong nhiều tháng”, Zuckerberg chia sẻ.
“Những chiếc máy bay như thế này sẽ giúp kết nối toàn thế giới với nhau bởi nó có thể mang Internet tới cho 10% dân số thế giới sống tại các vùng hẻo lánh, nơi không có kết nối Internet”.
“Trong nỗ lực kết nối toàn thế giới với Internet, chúng tôi rất vui mừng thông báo đã thực hiện thành công chuyến bay thử nghiệm ở Anh” – Mark Zuckerberg viết trên Facebook cá nhân ngày 26-3.
Với các tấm pin mặt trời gắn trên cánh, máy bay có thể đứng yên ở độ cao hơn 1,8km trong vài tháng để “mang Internet từ trên trời cao” đến với khoảng 4 tỉ người hiện vẫn chưa có Internet, theo ông chủ Facebook.
Máy bay mẫu được dùng để thử nghiệm được đặt tên mã Aquila, tức thiên ưng mang lưỡi tầm sét của thần Jupiter trong thần thoại Hy Lạp, theo trang Mashable.
Đây là những thành quả đầu tiên trong kế hoạch mang tên Internet.org được hãng công bố năm ngoái, bao gồm việc phát triển máy bay không người lái, vệ tinh và tia laze để mang Internet đến cho mọi người.
Video đang HOT
Dự án Internet.org hiện đang phủ sóng Internet miễn phí đến Columbia, Ấn Độ và bốn quốc gia châu Phi.
Cuộc đua kinh doanh
Google và Facebook đang có tham vọng kinh doanh máy bay không người lái? Không, thực chất, hai đại gia công nghệ này đang nỗ lực đưa Internet đến toàn cầu bằng máy bay không người lái, đặc biệt là những khu vực vùng sâu vùng xa có chi phí hạ tầng đắt đỏ.
Còn nhớ, Titan Aerospace là nhà phát triển máy bay không người lái chạy bằng năng lượng mặt trời, có thể bay ở độ cao 65.000 feet trong 5 năm liền mà không hạ cánh. Với năng lực này, Titan Aerospace có sức hút mạnh mẽ với những công ty đang đầu tư mạnh mẽ cho tương lai như Google hay Facebook. Và cuối cùng, Titan Aerospace đã được Google thâu tóm.
Không chấp nhận bị bỏ ngoài cuộc chơi, Facebook đã mua lại đối thủ của Titan Aerospace là hãng Ascenta. Có lẽ sẽ nhiều người tự hỏi, tại sao hai trong số những công ty Internet lớn nhất thế giới lại muốn sở hữu hạm đội máy bay không người lái? Câu trả lời nằm ở mạng lưới Internet toàn cầu,.
Cuộc chiến giữa Google và Facebook sẽ mang mạng lưới internet đến với toàn cầu.
Project Loon là bước đầu tiên của Google trong việc tạo ra mạng internet toàn cầu. Sử dụng khí cầu chuyên dụng lơ lửng trong tầng bình lưu, Google đang cố gắng cung cấp Internet băng thông rộng tại những khu vực vẫn chưa được kết nối, mà không cần lắp đặt cáp, vì chi phí cơ sở hạ tầng đắt đỏ là một trong những yếu tố lớn nhất khiến Internet chưa đến được những nơi này. Project Loon đã thành công trong các thử nghiệm ban đầu, nhiều nơi ở New Zealand đã có thể truy cập Internet từ các quả khí cầu.
Trong khi đó, được thành lập vào năm 2013 và được hỗ trợ bởi một liên minh các công ty như Samsung, Nokia, và Facebook, Internet.org đã cố gắng “kết nối 5 tỷ người tiếp theo”.
Để đạt mục tiêu kết nối thế giới, Internet.org đã tạo ra dự án The Connectivity Lab tại Facebook, nhằm phát triển các công cụ và “khai thác một loạt các công nghệ, bao gồm máy bay có khả năng bay cao và bay lâu, vệ tinh và laze” – đây là những công nghệ cần thiết để giúp việc truy cập Internet chi phí thấp và khả thi trên toàn thế giới.
Việc mua lại Ascenta là một phần không thể thiếu của The Connectivity Lab, vì các thành viên của The Connectivity Lab là những người đã làm việc về Zephyr – một máy bay không người lái chạy bằng năng lượng mặt trời có thể bay trong 2 tuần.
Trên 2 tỷ người chưa có Internet nghĩa là 4 tỷ người đó là những khách hàng tiềm năng của Facebook và Google. Google và Facebook đã có trên 1 tỷ người dùng. Trong thực tế, 44% người dùng internet đã có tài khoản Facebook và họ sử dụng hàng tháng.
Nếu tỷ lệ này vẫn duy trì, và Facebook có thể kết nối 5 tỷ người nữa, họ sẽ có trên 3 tỷ người dùng – 3 tỷ người dùng sẵn sàng đưa thông tin của họ lên Facebook, để Facebook dễ dàng bán quảng cáo. Đây là một cơ hội không thể bỏ qua, dù mạng xã hội này có phải làm một việc kỳ lạ như là mua lại một công ty máy bay không người lái – ban đầu nghe chẳng có gì liên quan đến mạng xã hội.
Trong khi đó, Google xem Facebook là một mối đe doạ lớn và thực sự đáng sợ. Facebook đã trở thành một thế lực công nghệ mới nhất, thâu tóm những công ty hứa hẹn nhất như Google từng làm trong những năm trước – nhưng không hề sáp nhập các công ty này vào Facebook mà vẫn giữ chúng độc lập (như Instagram, WhatsApp, Oculus VR), một thói quen mà Google đã làm và áp dụng (như với Motorola, Nest).
Google và Facebook đang chiến đấu với nhau để giành thông tin của bạn. Google xây dựng hệ thống tìm kiếm. Facebook có các hồ sơ. Google tạo ra Goolge , Facebook phát triển công cụ tìm kiếm riêng. Google có Hangouts. Facebook có Messenger. Cuộc chiến tranh giành thông tin người dùng là mục tiêu chính của hai công ty này trong gần 1 thập kỷ qua.
Google và Facebook cũng có hàng tấn tiền để thực hiện cuộc chiến của họ. Nhưng có lẽ, điều quan trọng nhất và đáng lưu ý nhất, đó là lần đầu tiên, cuộc chiến giữa hai thế lực đa quốc gia lớn nhất thế giới này có thể mang lại lợi ích cho người dùng. Một mạng lưới internet toàn cầu đang là giải thưởng tuyệt vời cho tất cả mọi người, cả Google, cả Facebook và cả người dùng.
Theo Châu Anh/Tiền Phong
Windows 10: Tham vọng thực tế của Microsoft
Tung ra Windows 10 với hàng loạt tính năng đột phá, Microsoft cho thấy họ đặt rất nhiều tham vọng vào hệ điều hành này, tuy nhiên đó là những tham vọng rất thực tế.
Ngày 21/1 vừa qua, Microsoft trình làng phiên bản mới cho nền tảng của họ, một hệ điều hành tương thích với nhiều thiết bị. Từ máy tính để bàn, máy tính xách tay đến máy tính bảng và điện thoại, từ thiết bị dành cho phòng họp với màn hình lên đến 84-inch cho tới kính thực tế ảo HoloLens. Hãng đã tạo ra một sự liền mạch không thể hoàn hảo hơn trong quá trình sử dụng, và động thái này cho thấy họ đang thực hiện một cam kết cực kỳ lớn, cam kết về một hệ điều hành đa thiết bị. Song, hơn ai hết, CEO Satya Nadella hiểu họ cần phải mất khá nhiều thời gian để đuổi kịp các đối thủ lớn mạnh của mình.
CEO Satya Nadella: "Chúng tôi muốn di chuyển những ai cần đến Windows sang chọn Windows và sau cùng là yêu Windows"
Tính đến thời điểm hiện tại, Windows 10 vẫn đang trong quá trình dần hoàn thiện. Mùa thu năm ngoái, từng có một phiên bản thử nghiệm được tung ra, nhằm hướng đến khách hàng doanh nghiệp và chỉ mới tuần trước, thêm một phiên bản chưa hoàn thiện được công bố, cho phép người dùng có những trải nghiệm đầu tiên đối với hệ điều hành mới mẻ này. Dự kiến một phiên bản hoàn chỉnh nhất sẽ chính thức được phát hành vào cuối năm nay.
Windows 10 không chỉ là hệ điều hành, đó là một dịch vụ
"Windows 10 đang mở ra một kỷ nguyên mới, giúp đưa máy tính cá nhân vào điện thoại di động và thế giới điện toán đám mây", Giám đốc điều hành Microsoft, ông Satya Nadella cho biết. Với 1,5 tỷ người dùng Windows, Nadella thừa nhận hệ điều hành suy cho cùng cũng chỉ là một công cụ và Microsoft cần phải thay đổi dựa trên điều đó. "Chúng tôi muốn di chuyển những ai cần đến Windows sang chọn Windows và sau cùng là yêu Windows" ông nói.
Để từng bước thực hiện điều đó, "gã khổng lồ" Microsoft đã khiến người dùng Windows 7 và Windows 8 cảm thấy họ được qua tâm khi được hãng này cho phép nâng cấp lên phiên bản Windows 10 miễn phí. Terry Myerson, Phó chủ tịch của Microsoft, chuyên mảng hệ điều hành, hứa hẹn: "Windows 10 sẽ cung cấp một quá trình chuyển đổi liền mạch cho Windows 7 và Windows 8 với các khách hàng của chúng tôi. Đây được xem là một tham vọng lớn của tập đoàn.
Ông Terry Myerson, Phó chủ tịch của tập đoàn Microsoft tuyên bố "Windows như một dịch vụ".
Đối với người sử dụng máy tính để bàn, Windows 10 trông giống như Windows 7 so với Windows 8, với nút Start ở vị trí cũ và các ứng dụng chạy trong cùng một cửa sổ. Điều này nhiều khả năng giúp lôi kéo người dùng Windows 7 hơn so với Windows 8, đặc biệt là ở khách hàng doanh nghiệp, vốn không mấy hài lòng với giao diện mới của Windows 8. Vì vậy, nếu xét ở góc độ này, có vẻ đây là một nâng cấp mang tính thực tế cao.
Myerson cho biết Windows 10 được thiết kế để có một nền tảng doanh nghiệp, ở đó người dùng sẽ được "làm việc liên tục với các ứng dụng hiện có" một cách dễ dàng hơn và các tính năng bảo mật cũng được đề cao. Bên cạnh đó, ông cũng khẳng định các máy đang sử dụng Windows 7, Windows 8.1 và Windows Phone 8.1 đều sẽ được nâng cấp miễn phí lên Windows 10 trong năm đầu tiên, và trong quá trình sử dụng hệ điều hành mới, người dùng sẽ liên tục nhận được các bản cập nhật nhằm cung cấp các tính năng mới, cải tiến về bảo mật cũng như vá những lỗi phát sinh. Mục tiêu cuối cùng của việc làm trên là biến "Windows như một dịch vụ", ông Myerson và cộng sự của mình chia sẻ. Điều đó sẽ giúp Microsoft xác định lại mối quan hệ giữa hãng và các khách hàng của mình. CEO Nadella cho biết hướng đi mới sẽ hoàn toàn "không có sự thay đổi cơ bản đối với mô hình kinh doanh", vì vậy các nhà sản xuất thiết bị vẫn phải trả tiền để được cấp phép sử dụng Windows và các công ty phần mềm phải luôn tung ra những bản nâng cấp cho sản phẩm của họ. Điều này đưa đến một hệ quả, đó là thay vì phải chi một số tiền lớn để mua hệ điều hành Windows hoặc phần mềm, giờ đây người dùng sẽ trả phí hàng năm để có thể tiếp tục sử dụng dịch vụ của Microsoft.
Microsoft sẽ khẳng định vị thế của mình trên thị trường điện thoại di động
Thông điệp chung của sự kiện vừa qua là Windows 10 sẽ trở thành một nền tảng duy nhất cho máy tính để bàn, máy tính xách tay, máy tính bảng và điện thoại nhưng có giao diện tùy biến để tối ưu hóa việc hiển thị ở các kích cỡ màn hình khác nhau. Chẳng hạn, điện thoại và máy tính bảng thường được trang bị cảm biến để biết khi nào hệ thống được luân chuyển.
Giao diện của hệ điều hành Windows 10.
Nói đến vị trí của Microsoft ở thị trường điện thoại di động, CEO Nadella tỏ ra khá lạc quan. Ông cho biết công ty đã tập trung nhiều hơn vào các "trải nghiệm linh động", nghĩa là trải nghiệm ở nhiều thiết bị khác nhau với tính di động. Bộ phần mềm Office, được biết đến là các ứng dụng đa nền tảng do Microsoft cung cấp, cũng được ông Nadella nhắc đến trong phát biểu của mình. Cụ thể, những phần mềm này sẽ được hỗ trợ tối đa trong thời gian sắp tới, tuy nhiên để có được trải nghiệm tốt nhất, ông khuyên người dùng nên dùng nó trên các sản phẩm chạy Windows 10.
Thừa nhận Microsoft hiện chỉ chiếm một thị phần rất khiêm tốn trong thị trường điện thoại di động, vị giám đốc điều hành của hãng vẫn tự tin về một tương lai tươi sáng trong thời gian sắp tới. Microsoft có tham vọng rất lớn đối với Windows 10. Đó không đơn giản chỉ là một sự thay thế cho Windows 7, Windows 8.1 và Windows Phone 8.1, nó mang một ý nghĩa lớn hơn bằng cách đưa người dùng sang một thời đại mới, một thời đại mà ở đó "Windows là một dịch vụ", cũng như mở ra một loạt các tính năng phần mềm và phần cứng mới. Nói cách khác, Windows 10 thật sự là một bước tiến lớn của Microsoft trên một chặng đường dài.
Minh Trí
Theo Zing
Sẽ phủ sóng internet từ không gian cho tới Sao Hỏa Toàn bộ dự án cần 15 năm để hoàn thành và tổng kinh phí vào khoảng 10 đến 15 tỉ USD. Đó là kế hoạch do tỷ phú Elon Musk đề ra, nhằm mang lại một hệ thống internet tốc độ cao cho toàn bộ hành tinh, từ Trái Đất, không trung cho tới Sao Hỏa. Theo kế hoạch này, họ sẽ phóng...