Máy bay không người lái do TQ sản xuất tham gia chống IS
Bộ Quốc phòng Iraq phát một video chiếu cảnh máy bay chiến đấu không người lái ( UAV) mà nước này mua từ Trung Quốc cất cánh từ một căn cứ không quân.
Máy bay không người lái CH-4B. Ảnh cắt từ video
Trong video, Bộ trưởng Quốc phòng Iraq, Khaled-al-Obeidi, nói rằng máy bay không người lái CH-4B (Cầu Vồng) cất cánh từ căn cứ không quân al-Kut ở đông nam thủ đô Baghdad để thực hiện nhiệm vụ tấn công bằng UAV đầu tiên của quân đội nước này chống Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng tại tỉnh Anbar.
CH-4B được thiết kế để thực hiện các nhiệm vụ ở tầm cao trên biển và trên đất liền. Nó có thể tiêu diệt mục tiêu ở khoảng cách lên tới 5.000 m. UAV CH-4B còn được trang bị thiết bị cảm ứng điện – quang và được điều khiển từ mặt đất bằng hình ảnh và kết nối liên lạc qua vệ tinh.
Iraq đã đặt mua một số lượng lớn máy bay CH-4B của Trung Quốc từ hồi tháng 3 năm nay để sử dụng vào mục đích không kích các mục tiêu của IS.
Video đang HOT
Hiện người ta chưa rõ quân đội Iraq sở hữu bao nhiêu chiếc CH-4B. “Chưa rõ liệu Trung Quốc chỉ cung cấp CH-4B cho Iraq và UAV trinh sát được thấy trong video hay họ còn bán cho nước này các biến thể CH-4A – một máy bay trinh sát không người lái có phạm vi hoạt động 5.000 km và trong 30 tới 40 tiếng”, tờ Diplomat cho hay.
Theo Zing News
Điều tàu sân bay duy nhất đến Syria: Nga muốn điều gì?
Ngày 14/10, hãng tin FlashNord dẫn nguồn của Tư lệnh Hạm đội Phương bắc Nga cho biết, Moscow sẽ điều tàu sân bay "Đô đốc Kuznetsov" duy nhất của mình đến Syria.
Được biết, hiện nay tàu sân bay "Đô đốc Kuznetsov" vẫn đang nằm ở ụ tàu của một nhà máy đóng tàu tại Thành phố Murmansk, con tàu này đã hoàn thành xong việc nâng cấp và sẽ được đưa vào trực chiến hoàn toàn trong thời gian tới.
Sau khi nó được hạ thuỷ lại, lực lượng không quân hải quân Nga sẽ huấn luyện trên hàng không mẫu hạm này.
Một phân tích khác cho biết, Nga điều hàng không mẫu hạm duy nhất của mình đến Syria, điều này chứng tỏ rằng, hành động quân sự của Moscow tại Trung Đông có thể chỉ mới bắt đầu. Lựa chọn chiến lược chống khủng bố của Điện Kremlin và Mỹ cũng như phương Tây là không giống nhau, sợ rằng kịch bản này có thể chưa đến hồi kết thúc.
Tàu sân bay "Đô đốc Kuznetsov" của Nga
Liên quan đến thông tin Nga sẽ điều tàu sân bay duy nhất của mình đến Syria, còn nhớ trước đó, ngày 26/3, Kênh truyền hình Zvezda (Nga) dẫn lời Tổng thống Bashar al-Assad nói rằng, Syria đã sẵn sàng cho Nga xây dựng căn cứ Hải quân lớn tại nước này.
Zvezda dẫn lời ông Assad cho biết, Syria đang đợi một đề nghị như vậy và nếu nhận được Damascus chắc chắn sẽ đáp ứng. Khi nói về khả năng mở rộng điểm hậu cần hiện nay ở cảng Tartus thành một căn cứ hải quân đầy đủ, ông Assad nói:
"Liên quan tới sự hiện diện của Nga tại các khu vực khác nhau trên thế giới, trong đó có Đông Địa Trung Hải, tại cảng Tartus của Syria, sự hiện diện này là cần thiết để duy trì cán cân đã mất đi sau khi Liên Xô sụp đổ hơn 20 năm trước".
Tartus được thành lập vào năm 1970 trong thời gian chiến tranh lạnh. Khi đó, căn cứ này được triển khai để hỗ trợ các hoạt động của Hải quân Liên Xô tại khu vực Địa Trung Hải.
Đây là một trong những căn cứ quan trọng cho các hoạt động của Hải quân Liên Xô trên khắp thế giới cùng với các căn cứ khác ở Ai Cập giai đoạn 1970-1977, Ethiopia giai đoạn 1978-1985 và Việt Nam giai đoạn 1979-2002.
Hiện nay, Tartus trở thành tiền đồn vô cùng quan trọng để bít đường tiến vào Biển Đen từ Địa Trung Hải. Và trên thực tế, chính quyền Damascus cũng đã đồng ý để chuyển đổi Tartus từ căn cứ hậu cần thành căn cứ vĩnh viễn cho Hải quân Nga.
Về mặt địa lý, Hạm đội biển Đen của Nga bị quây trong "ao làng" Biển Đen. Các tàu chiến của hạm đội này muốn đến được Đại Tây Dương chỉ có một con đường duy nhất là đi qua Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ vào Địa Trung Hải. Căn cứ Tartus cho phép Hải quân Nga triển khai một phần lực lượng bên ngoài cái ao làng này để không rơi vào thế bị động.Vào cuối năm 2011, đầu năm 2012, Reuters đưa tin, một đội tàu của Hải quân Nga dẫn đầu bởi tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov cũng đã đến Tartus trong các hoạt động hỗ trợ cho chính phủ Syria.
Nếu mất Tartus, con đường duy nhất để tiến ra Đại Tây Dương của Hạm đội Biển Đen thông qua Địa Trung Hải coi như bị bít mất và Hạm đội Biển Đen gần như bị cô lập từ mọi phía.
Điều này sẽ tạo nên một mối đe dọa rất lớn cho an ninh quốc gia Nga. Trong trường hợp xảy ra xung đột ở những vùng biển khác thì Hạm đội Biển Đen gần như không còn khả năng chi viện bởi con đường duy nhất của họ đã bị chặn.
Với ý nghĩa đặc biệt quan trọng của cảng Tartus, thì việc Nga muốn biến cảng này thành căn cứ Hải quân cực lớn là điều gần như chắc chắn diễn ra.
Thanh Giang (Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Căn cứ tiện nghi như khách sạn cho binh sĩ Nga tại Syria Căn cứ không quân Khmeimim của Nga tại Syria có nhà bếp di động, lò bánh mì và thậm chí cả phòng xông hơi để giúp binh sĩ có tinh thần chiến đấu tốt nhất. Chỉ trong vài tháng, một sân bay bỏ hoang ở Latakia, Syria đã trở thành trọng điểm chiến lược cho các hoạt động quân sự của Nga chống...