Máy bay J-31 của TQ chỉ là “hổ giấy”
J-31 tuy bê ngoài hoành tráng, nhưng vẫn có gót chân Achilles, đó là phải sử dụng động cơ nhập khẩu từ Nga.
Các nhà bình luận quân sự đánh giá rằng, nếu như động cơ trong nước của Trung Quốc không đủ độ tin cậy, phi đội máy bay chiến đấu tàng hình của họ sẽ tiếp tục phải sử dụng động cơ do Nga sản xuất, trong khi những động cơ này không phải lúc nào cũng đáp ứng đủ số lượng – và mọi biến cố có thể xảy ra bởi Moscow luôn cảnh giác với sức mạnh của Không quân Trung Quốc.
“Sự bất lực của Trung Quốc trong việc tự sản xuất hàng loạt động cơ phản lực đạt hiệu suất cao vân tiêp tục là gót chân Achilles của ngành công nghiệp hàng không vũ trụ nước này”, Andrew Erickson, một nhà phân tích chiến tranh hải quân bình luận.
Máy bay chiến đấu J-31 Falcon lân đâu lô diên vào giữa tháng 9/2012 qua những bức ảnh được chụp tại sân bay nhà máy thuôc Tập đoàn Hàng không Thẩm Dương ở phía Đông Bắc Trung Quốc. Một hình ảnh độ phân giải cao của nó cho thấy rõ ràng nó sử dụng 2 động cơ với thiết kế cửa hút gió rất giống với F-35 của Mỹ. Không có bằng chứng nào cho thây loại máy bay này đã từng cât cánh.
Bức ảnh độ phân giải cao cho thấy J-31 được lắp 2 động cơ RD-93 của Nga
Sau khi quan sát và so sánh kỹ lưỡng, Biên tập viên Thời báo Hàng không Anh Bill Sweetman kết luận rằng, J-31 đang sử dụng 2 động cơ Klimov RD-93 do Nga chế tạo.
Video đang HOT
RD-93 chính là loại động cơ được lắp đặt trên loại chiến đấu cơ cổ điển MiG-29 của Nga cũng như biến thể máy bay chiến đấu hạng nhẹ Chengdu JF-17 dành cho xuất khẩu của Trung Quốc. Từ năm 2005, Trung Quốc đã bắt đầu mua ít nhất 100 động cơ như vậy.
Động cơ nhỏ, máy bay …to
Vân đê là ở chô, máy bay chiến đấu MiG-29 luôn luôn ở “cửa dưới” khi so sánh với các chiến đấu cơ cùng thế hệ thứ 4 của phương Tây.
Không thể nào dựa trên hình ảnh để mà đoán được trọng lượng của J-31, nhưng nêu ước tính môt cách hợp lý thì nó ít nhât cũng tương đương MiG-29. Và như vây J-31 cũng có thê bị thiếu công năng động cơ (khi tải trọng quá với công suất động cơ), đồng nghĩa ra là khả năng chiến đấu thấp và có thể gặp vấn đề về độ an toàn.
Hơn nữa, Nga không phải luôn là nguồn cung cấp động cơ phản lực tin cậy. Trong năm 2010, Moscow đã từ chối một yêu cầu cung cấp các động cơ máy bay chiến đấu mới nhất AL-41 từ Bắc Kinh. Các chuyên gia cho rằng, Quân đội Trung Quốc muốn có AL-41F để tăng sức mạnh cho loại chiến đấu cơ tàng hình J-20 mà ở thời điểm đó họ còn đang phát triển. Thay vào đó, 2 mẫu thử nghiệm máy bay J-20 đã được lắp các động cơ AL-31, và sau đó là các bản sao AL-31 được biết tới với cái tên WS-10.
Trong khi đó, các báo cáo gần đây cho rằng, Trung Quốc đang chi khoảng 1,5 tỷ USD cho chương trình phát triển động cơ phản lực nội địa WS-15 – loại động cơ mạnh tương đương như F119 được lắp đặt trên chiến đấu cơ tàng hình F-22 của Mỹ – ít nhất là để tăng thêm sức đẩy cho các chiến đấu cơ J-20 sau này.
Chỉ là “hô giây”
Trung Quốc sẽ có thể sẽ thực hiện một cách tiếp cận tương tự như J-31, ông Sweetman suy đoán. Chiến đấu cơ tàng hình mới có thể sẽ không có đủ sức mạnh với động cơ RD-93 của Nga cho tới khi họ (Trung Quốc) có thể tự phát minh ra một động cơ mạnh mẽ hơn.
Tuy nhiên, theo nhân định mà Andrew Erikson đưa ra năm ngoái thì phải ít nhất 5-10 năm nữa, Trung Quốc mới có thể sản xuất ôn định các động cơ phản lực ưu viêt như F-119.
Do đó, dù Không quân Trung Quốc liên tục thử nghiệm các mẫu J-20 và J-31 và các máy bay trên có được sản xuất nhiều như thế nào đi chăng nữa thì chúng, dù nhìn rất hoành tráng, vân chỉ là những “con hô giây” vì được trang bị động cơ không đủ mạnh.
Theo 24h
1.000 tàu TQ chỉ lởn vởn gần đảo tranh chấp
Hôm qua (19/9) mạng tin TQ China News Service cho rằng, tàu cá nước này hoạt động giữa quần đảo Triết Giang và Senkaku/Điếu Ngư.
Trang báo này cho biết, 'hơn 700 tàu cá TQ đang hoạt động trên vùng biển cách quần đảo Điếu Ngư khoảng 230km và 23 tàu cách đó 110km'.
Điều này, đồng nghĩa với việc 700 tàu cá TQ đang hoạt động ở vùng biển giữa tỉnh Chiết Giang và quần đảo tranh chấp.
Cũng trong hôm qua (19/9), báo chí Nhật Bản dẫn lời Lực lượng Bảo vệ Bờ biển nói rằng, không thấy dấu hiệu nào cho thấy 1.000 tàu cá TQ ào ạt ra quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Mặc dù vậy, Chính phủ Nhật Bản vẫn sẽ duy trì cảnh giác đối với các tàu hải giám TQ đang ở vùng biển gần quần đảo Senkaku.
Trước đó, ngày 17/9, Tân hoa xã đưa tin, khoảng 1.000 tàu cá TQ dự kiến tối 17/9 sẽ tới các vùng biển tranh chấp gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Hôm qua, Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon bày tỏ sự lo lắng trước căng thẳng giữa Nhật Bản và Trung Quốc về chủ quyền quần đảo Điếu Ngư/Senkaku.
'Tôi hối thúc tất cả các bên liên quan giải quyết vụ tranh chấp này một cách hòa bình thông qua đối thoại.
Những nỗ lực cần phải được duy trì để xây dựng sự tin cậy lẫn nhau để tránh căng thẳng', ông Ban Ki-moon nhấn mạnh.
Theo PL
Công nương Anh kiện tạp chí đăng ảnh ngực trần Vợ chồng hoàng tử William chính thức kiện một tạp chí Pháp vì chụp lén công nương Catherine thả ngực trần, trong khi các bức ảnh nhạy cảm tiếp tục được lan truyền và đăng tải trên một số báo khác. Tạp chí Closer đăng loạt ảnh nhạy cảm của vợ chồng William được bày bán bên cạnh nhiều tạp chí khác ở...