Máy bay gặp nạn Nga có thể va chạm với máy bay không người lái
Hệ thống vệ tinh giám sát hồng ngoại của Mỹ không phát hiện dấu vết bất cứ quả tên lửa nào phóng về phía chiếc máy bay Nga gặp nạn ở Ai Cập, làm dấy lên khả năng máy bay va chạm với vật thể lạ.
Binh sĩ Ai Cập đưa hành lý của các nạn nhân lên xe tải. Ảnh: Reuters
Ngày 3/11, Bộ Tình trạng Khẩn cấp Nga cho biết tổng cộng 140 thi thể nạn nhân và hơn 100 bộ phận cơ thể đã được chuyển từ hiện trường vụ tai nạn máy bay thảm khốc ở Ai Cập về St. Peterburg, trong bối cảnh nhà chức trách chưa công bố nguyên nhân khiến chiếc Airbus A321 vỡ tan trên bầu trời sa mạc Sinai.
Các quan chức Mỹ cho hay vệ tinh quân sự của nước này đã phát hiện hai nguồn năng lượng hồng ngoại lớn, hay còn gọi là tia nhiệt, bùng lên ở khu vực phía nam Sinai vào thời điểm chiếc máy bay gặp nạn, CBS News đưa tin.
Một nguồn nhiệt bùng lên khi máy bay vỡ tan và bốc cháy trên không, còn nguồn nhiệt thứ hai phát ra khi máy bay lao xuống mặt đất và tiếp tục cháy dữ dội, thiêu rụi phần thân chính và cánh của phi cơ.
Vệ tinh quân sự trên là một thành tố trong Hệ thống Hồng ngoại Vũ trụ của quân đội Mỹ, gồm một mạng lưới vệ tinh liên tục giám sát những điểm nóng trên toàn cầu để lập tức phát hiện dấu vết của những vụ phóng tên lửa. Theo NDTV, những vệ tinh này thường được gắn hai cảm biến hồng ngoại, trong đó một cái liên tục quét bề mặt Trái Đất để phát hiện dấu vết các vụ phóng tên lửa, còn cái kia tập trung vào giám sát một điểm cố định.
Trong một phiên điều trần trước Quốc hội Mỹ hồi năm 2013, ông William Shelton, chỉ huy lực lượng Không quân Vũ trụ Mỹ cho hay các cảm biến hồng ngoại trên vệ tinh trong hệ thống có thể lập tức phát hiện luồng nhiệt phụt ra từ đuôi tên lửa và những vũ khí lớn khác phóng lên khỏi bề mặt Trái Đất.
“Nhờ hệ thống này, chúng tôi có thể biết ngay đó là tên lửa loại gì, nó đang bắn đi đâu, và mục tiêu nhắm tới của nó là cái gì”, ông Shelton nhấn mạnh.
Theo bình luận viên Allen Pizzey của CBS News, việc vệ tinh quân sự Mỹ phát hiện hai tia nhiệt trên đã loại trừ khả năng chiếc máy bay của hãng hàng không Metrojet bị trúng tên lửa trên bầu trời Sinai.
Video đang HOT
Nếu phiến quân Hồi giáo hoặc các phần tử khủng bố phóng tên lửa lên để bắn chiếc máy bay, vệ tinh Mỹ chắc chắn sẽ ghi nhận được nguồn nhiệt phụt ra từ đuôi tên lửa và xác định được đường đi của nó. Việc vệ tinh này không phát hiện được luồng lửa phụt của tên lửa, kết hợp với thực tế phiến quân IS ở Sinai không có trong tay những vũ khí phòng không phức tạp có thể với tới độ cao 10.000 mét, các chuyên gia có thể chắc chắn rằng chiếc máy bay không bị tên lửa bắn hạ.
“Chúng tôi chưa có bất cứ bằng chứng trực tiếp nào chứng tỏ khủng bố có liên quan đến vụ việc này”, ông James Clapper, giám đốc cơ quan Tình báo Quốc gia Mỹ, cho biết. Tuy nhiên, ông vẫn không loại trừ khả năng đã xảy ra một vụ tấn công khủng bố trên máy bay.
Vệ tinh giám sát của Mỹ có thể phát hiện các tên lửa phóng lên khỏi mặt đất. Ảnh minh họa: Wikimedia
Va chạm máy bay không người lái
Theo giới phân tích, nguồn nhiệt bùng lên trên máy bay giữa không trung có thể là do một quả bom phát nổ, nhưng khả năng cao hơn là do bình xăng trong cánh máy bay hoặc động cơ bị nổ và bốc cháy sau một sự cố trục trặc kỹ thuật hoặc do va chạm vật thể lạ.
Ngoài khả năng máy bay bị nổ do nứt vách ngăn áp suất hoặc do bị đánh bom từ bên trong, chuyên gia phân tích hàng không Clive Irving củaDailyBeast còn đặt ra giả thuyết chiếc phi cơ Airbus A321 đã va chạm với một chiếc máy bay không người lái đang giám sát tình hình ở bán đảo Sinai, khiến động cơ máy bay bị hỏng và phát nổ.
Theo ông, máy bay không người lái có thể đạt đến độ cao 10.000 mét, và chúng thường được sử dụng rộng rãi ở các khu vực chiến sự hoặc có xung đột để theo dõi, giám sát tình hình. Một vụ va chạm với máy bay không người lái khi đang lao đi với vận tốc lớn sẽ khiến máy bay chở khách bị hư hỏng nặng nề, và động cơ có thể phát nổ ngay sau đó.
Các chuyên gia hàng không nhấn mạnh rằng các vụ tai nạn máy bay thường không phải do một nguyên nhân duy nhất, mà có thể là hậu quả của một chuỗi sự kiện diễn ra liên tiếp, khởi đầu từ sự cố trục trặc kỹ thuật hoặc sai sót trong khâu xử lý của phi công.
Kết quả nghiên cứu hộp đen sơ bộ cho thấy trước lúc thảm kịch xảy ra, phi công trên máy bay vẫn trao đổi bình thường với đài kiểm soát không lưu, cho đến khi những âm thanh “bất thường” xuất hiện và được hộp đen ghi lại.
Các điều tra viên cũng được cho là đã tìm thấy những “yếu tố không liên quan đến cấu trúc máy bay” trong số các mảnh vỡ vung vãi trên diện tích lớn tại hiện trường.
Ông Mohamed Rahmi, người phát ngôn chính phủ Ai Cập cho hay phi công không hề phát tín hiệu khẩn cấp trước khi gặp nạn. “Đài kiểm soát không lưu không ghi nhận bất cứ yêu cầu nào của phi công qua kênh liên lạc”, ông nói.
Động cơ máy bay bị thiêu rụi sau khi lao xuống mặt đất. Ảnh: AP
Tờ Daily Star của Anh cho hay thi thể của một bé gái ba tuổi được tìm thấy cách nơi khoang chính của máy bay rơi khoảng 8 km, chứng tỏ hành khách trên chiếc phi cơ đã bị hút ra bên ngoài qua một lỗ thủng lớn trên máy bay ở độ cao 9.500 mét.
Theo Irving, một sự cố nứt vách ngăn áp suất sau hoặc một vụ nổ có thể khiến phần đuôi máy bay bị gãy rời, tạo ra một lỗ hổng ở phía sau, và áp suất cực lớn bên trong khoang máy bay sẽ cuốn gần như tất cả hành khách ra bên ngoài.
Telegraph dẫn nguồn tin từ một bác sĩ Ai Cập tham gia khám nghiệm tử thi nạn nhân cho hay khoảng 20% hành khách trên máy bay bị bỏng nặng trước khi tử vong. Nhiều khả năng các hành khách này đã bị bỏng khi ngọn lửa lớn bùng lên trên máy bay sau khi nó vỡ đôi, các chuyên gia phân tích nhận định.
Trang tin LifeNews của Nga tuyên bố đã tiếp cận được một biên bản khám nghiệm tử thi và cho hay một số hành khách bị “các mảnh kim loại, vỏ máy bay” găm vào. Thông tin này đã bị các chuyên gia Nga và Ai Cập nhanh chóng bác bỏ, và các quan chức Ai Cập cũng tuyên bố họ không vội vàng đưa ra bất cứ kết luận nào trước khi cuộc điều tra hoàn tất, theo hãng thông tấn TASS.
Trí Dũng
Theo VNE
Tia nhiệt xuất hiện ngay trước khi máy bay Nga rơi
Tia nhiệt xung quanh máy bay Nga được vệ tinh Mỹ phát hiện ngay trước khi nó rơi xuống bán đảo Sinai, Ai Cập, nhưng thông tin không lý giải được bí ẩn về thảm họa làm 224 người chết.
Các chuyên gia làm việc tại hiện trường máy bay rơi. Ảnh: AP
Thông tin trên do hai quan chức Mỹ giấu tên nói với hãng thông tấn Mỹ AP. Khả năng tên lửa đâm trúng máy bay Metrojet Airbus A321-200 bị loại trừ bởi không phát hiện được một vụ phóng hay động cơ cháy, một trong hai quan chức nói.
Hoạt động của tia hồng ngoại được phát hiện có thể có nhiều ý nghĩa, như một vụ nổ bom hay động cơ trên máy bay phát nổ do hỏng hóc.
Chuyên gia phân tích hàng không Paul Beaver cho rằng tia nhiệt mà vệ tinh phát hiện "gợi ý rằng có một thảm họa xảy ra, như một vụ nổ hay máy bay vỡ tung", nhưng không hé lộ nguyên nhân.
"Nó không nói với chúng ta được rằng đó là một quả bom hay ai đó ẩu đả trên máy bay với một khẩu súng, có hàng loạt thứ có thể xảy ra xét theo khía cạnh này", ông nói. Nó cũng có thể cho thấy một vụ nổ động cơ hay bình nhiên liệu, dù "các động cơ được thiết kế để nếu hỏng hóc hay trục trặc xảy ra, nó có thể được cản lại bên trong động cơ", Beaver nói thêm.
Một số chuyên gia hàng không trước đó gợi ý nổ bom nhiều khả năng nhất là nguyên nhân của thảm họa cuối tuần trước, trong khi một số hướng đến sự cố năm 2001, trong đó máy bay chà đuôi xuống đường băng lúc hạ cánh.
Máy bay Metrojet chở 224 người, hầu hết là người Nga, đang bay từ thành phố nghỉ dưỡng Sharm el-Sheikh, Ai Cập tới St. Petersburg thì rơi xuống bán đảo Sinai. Đây được coi là thảm họa hàng không nghiêm trọng nhất của Nga.
Trọng Giáp
Theo VNE
Dữ liệu hộp đen cho thấy máy bay Nga không bị tấn công từ bên ngoài Kết quả phân tích dữ liệu từ các hộp đen cho thấy máy bay Nga gặp nạn ở Ai Cập không chịu tác động từ bên ngoài và phi công không phát tín hiệu cấp cứu trước khi nó biến mất khỏi radar. Phi cơ quân sự Ai Cập bay qua xác máy bay A321 ở bán đảo Sinai hôm qua. Ảnh:Reuters Reuters...