Máy bay F-15 có mặt tại Trung Đông, tăng cường cảnh báo tới Iran
Quân đội Mỹ cho biết các máy bay chiến đấu F-15 đã được triển khai đến Trung Đông trong ngày 7/11, như một nỗ lực của Washington trong việc tăng cường cảnh báo Iran và các lực lượng thân Iran trong khu vực.
Chiến đấu cơ F-15 của Không quân Mỹ có mặt tại Trung Đông. Ảnh: CENTCOM
“Hôm nay, các máy bay F-15E Strike Eagles của Không quân Mỹ thuộc đội tiêm kích 492, RAF Lakenheath ở Anh đã đến khu vực do Bộ Chỉ huy trung tâm Mỹ (CENTCOM) quản lý”, thông báo đăng trên mạng xã hội X của bộ chỉ huy CENTCOM phụ trách khu vực Trung Đông nêu rõ.
Trước đó, trong ngày 1/11, Mỹ tuyên bố nước này sẽ điều động máy bay né.m bo.m, máy bay chiến đấu và máy bay tiếp nhiên liệu cùng tàu khu trục phòng thủ tên lửa đạn đạo đến Trung Đông.
“Nếu Iran, các đối tác hoặc các lực lượng thân Iran lợi dụng thời điểm này để nhắm vào binh sĩ hoặc lợi ích của Mỹ trong khu vực, Mỹ sẽ thực hiện mọi biện pháp cần thiết để bảo vệ người dân của chúng tôi”, phát ngôn viên Lầu Năm Góc, Thiếu tướng Pat Ryder cho biết trong một tuyên bố về đợt triển khai.
Video đang HOT
Các đợt triển khai khí tài gần đây của Mỹ tới Trung Đông diễn ra trong bối cảnh căng thẳng khu vực ngày một leo thang. Ngày 26/10, Israel đã tiến hành các cuộc không kích vào các cơ sở hạ tầng quân sự Iran để đáp trả cuộc tấ.n côn.g bằng tên lửa của Tehran hồi đầu tháng.
Ngay sau khi Israel thực hiện không kích, trang Axios dẫn lời một quan chức Mỹ và một cựu quan chức Israel cho biết Mỹ đã yêu cầu Iran dừng ý định tiến hành thêm một cuộc tấ.n côn.g vào Israel, đồng thời khẳng định Washington sẽ không thể kiềm chế Israel nếu nước này tấ.n côn.g lần nữa.
Lãnh đạo tối cao Iran Ali Khamenei ngày 2/11 tuyên bố sẽ đáp trả khốc liệt Israel và Mỹ vì các cuộc tấ.n côn.g nhằm vào Iran cũng như các nhóm vũ trang trong khu vực. Tuy nhiên, ông Khamenei không nói rõ về thời điểm cũng như phạm vi cuộc tấ.n côn.g đáp trả tiềm tàng của Iran. Đây có thể coi là cảnh báo gay gắt nhất của ông Khamenei kể từ khi xung đột Iran – Israel leo thang hồi đầu năm nay với các cuộc tập kích trả đũa lẫn nhau.
Iran đã thực hiện hai cuộc tấ.n côn.g lớn vào Israel trong năm 2024, một cuộc vào tháng 4 và một cuộc tấ.n côn.g khác vào tháng 10 với khoảng 200 tên lửa. Vụ tấ.n côn.g trong tháng 10 được cho là phản ứng của Tehran đáp trả vụ á.m sá.t loạt nhà lãnh đạo của các nhóm vũ trang bao gồm Hamas và Hezbollah ở Trung Đông.
Anh từ chối liệt IRGC vào danh sách khủn.g b.ố, ưu tiên duy trì quan hệ với Iran
Thay vì áp dụng lệnh cấm, chính phủ Anh đang xem xét các biện pháp trừng phạt khác để duy trì mối quan hệ ngoại giao và tìm kiếm giải pháp hòa bình với Iran.
Thay vì áp đặt lệnh cấm, chính phủ Anh tin rằng việc duy trì các kênh giao tiếp với Iran là cần thiết để giải quyết các vấn đề phức tạp trong khu vực. Ảnh: IRNA
Theo tờ Politico ngày 16/10, các quan chức chính phủ Anh cho biết Bộ trưởng Nội vụ Anh Yvette Cooper đang phản đối coi Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) là một nhóm khủn.g b.ố - mặc dù Công đảng cầm quyền đã kêu gọi điều này khi còn là đảng đối lập.
IRGC - bị Mỹ, Canada và Thụy Điển coi là một tổ chức khủn.g b.ố - ước tính có quân số khoảng 125.000 người.
Một trong những lý do chính mà Anh phản đối lệnh cấm IRGC là lo ngại về việc cắt đứt quan hệ ngoại giao với Iran. Trong bối cảnh căng thẳng ở Trung Đông, việc duy trì các kênh liên lạc trở nên cực kỳ quan trọng.
Bộ trưởng Nội vụ Cooper đã nêu rõ quan điểm rằng việc coi IRGC là khủn.g b.ố sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, có khả năng gây ra tình trạng trục xuất các nhà ngoại giao của hai nước. Điều này có thể làm gia tăng căng thẳng và giảm khả năng của Anh trong việc ảnh hưởng đến các quyết định chính trị của Iran.
Các quan chức của chính phủ Anh cũng chỉ ra rằng việc cấm IRGC có thể không mang lại kết quả như mong muốn, mà còn có thể trao thêm quyền lực cho tổ chức này trong hệ thống chính trị của Iran.
Sanam Vakil, Giám đốc chương trình Trung Đông tại viện nghiên cứu Chatham House, chỉ ra rằng việc thực hiện lệnh cấm này có thể phản tác dụng, làm gia tăng sự ủng hộ cho IRGC trong nội bộ Iran.
Trên cơ sở đó, chính phủ Anh hiện đang lựa chọn các biện pháp trừng phạt truyền thống hơn như đóng băng tài sản và cấm nhập cảnh các thành viên cấp cao của IRGC, nhằm duy trì quan hệ ngoại giao mà không làm gia tăng căng thẳng. Điều này cho thấy London đang tìm kiếm cách tiếp cận cân bằng, kết hợp giữa trừng phạt và đàm phán.
Về nội bộ, chính phủ Anh đang phải đối mặt với áp lực từ cả hai phía: một là từ các nghị sĩ Công đảng và hai là từ các nghị sĩ đảng Bảo thủ. Trong khi Công đảng từng kêu gọi chỉ định IRGC là một nhóm khủn.g b.ố khi còn là đảng đối lập, hiện tại một số thành viên đã thay đổi quan điểm và cho rằng việc chỉ định này có thể dẫn đến các hậu quả không mong muốn. Ngược lại, các nghị sĩ đảng Bảo thủ cứng rắn vẫn tiếp tục yêu cầu hành động mạnh mẽ hơn đối với Iran.
Thay vì áp đặt lệnh cấm, chính phủ Anh tin rằng việc duy trì các kênh giao tiếp với Iran là cần thiết để giải quyết các vấn đề phức tạp trong khu vực. Antonio Giustozzi, nghiên cứu viên cao cấp tại Viện Nghiên cứu Quốc phòng và An ninh (RUSI) có trụ sở tại London, cho biết những lệnh trừng phạt tiếp theo đối với các tổ chức của Iran về cơ bản chỉ là hành động mang tính hình thức, đặc biệt là nếu hầu hết các chính phủ châu Âu khác không làm theo.
Chiến lược phát triển tên lửa đạn đạo của Iran đối mặt thử thách chưa từng có Trong những năm gần đây, mặc dù Iran đã có được một số hệ thống phòng không tiên tiến, nước này vẫn ưu tiên phát triển tên lửa đạn đạo tấ.n côn.g để răn đe và tấ.n côn.g đối phương. Tuy nhiên, chiến lược này hiện đang phải đối mặt với thử thách lớn nhất. Tên lửa Iran được phóng trong một cuộc...