Máy bay chở khách nổ tung khi hạ cánh ở Nam Sudan
Một máy bay chở 45 người của Nam Sudan đã bốc cháy và nổ tung do gặp sự cố khi hạ cánh vào hôm nay 20/3. Nguồn tin ban đầu cho biết, ít nhất gần 20 người bị thương, và may mắn không có ai thiệt mạng.
Chiếc máy bay bốc cháy và nổ tung sau khi hạ cánh ở sân bay Wau. (Ảnh: Tân Hoa Xã)
Theo Reuters, tai nạn xảy ra tại sân bay ở thị trấn Wau của Nam Sudan. Máy bay gặp nạn thuộc sở hữu của hãng hàng không South Supreme Airlines (Nam Sudan), chở theo 40 hành khách và 5 thành viên phi hành đoàn.
Ít nhất 17 người bị thương được chuyển vào bệnh viện cấp cứu. (Ảnh: Facebook)
Một trong các nhân viên cứu trợ địa phương cho biết với Reuters: “Không có ai thiệt mạng, nhưng hiện có một số người bị thương”. James Dimo Deng, một phóng viên tại hiện trường cho biết: “Có khoảng 17 hay 18 người bị thương đã được đưa tới bệnh viện”.
Hành khách được sơ tán trước khi chiếc máy bay phát nổ. (Ảnh: Facebook)
Một số nguồn tin ban đầu thậm chí nói rằng có thể toàn bộ người trên máy bay đã thiệt mạng. Tuy nhiên, đại diện của South Supreme Airlines cho biết với báo địa phương National Courier rằng, tất cả hành khách đã được sơ tán an toàn trước khi máy bay bốc cháy và phát nổ.
Video đang HOT
Các bức ảnh đăng tải trên mạng cho thấy, chiếc máy bay vỡ thành nhiều mảnh và bốc cháy nghi ngút. Lực lượng chữa cháy đã được điều động khẩn cấp tới hiện trường.
Hiện giới chức năng đang điều tra làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn.
Minh Phương
Theo Independent
Điểm mặt 3 lực lượng không quân mạnh nhất châu Á
Sức mạnh trên không đóng vai trò quan trọng trong các xung đột tại châu Á từ thời Thế chiến II đến nay. Chiến tranh Triều Tiên - Hàn Quốc hay Ấn Độ - Pakistan đều cho thấy không quân có khả năng thay đổi cán cân sức mạnh và cục diện tình hình trên bộ.
Một lực lượng không quân hiệu quả cần nhiều hơn chỉ là những chiếc chiến đấu cơ mạnh mẽ. Nó còn cần tới máy bay vận tải có khả năng vận chuyên ở mức độ chiến thuật, chiến lươc, hay các máy bay cảnh báo sớm có thể nhận định và điều phối chiến trường. Tạp chí National Interest mới đây đã đưa ra xếp loại về 3 lực lượng không quân mạnh nhất châu Á dựa theo khả năng triển khai máy bay nhanh, hiệu quả, đồng thời duy trì nhiệm vụ trong thời gian dài.
Lực lượng không quân phòng vệ Nhật Bản (JASDF)
JASDF được thành lập vào năm 1954 như một quân chủng trực thuộc Lực lượng phòng vệ Nhật Bản (JSDF). Trong hàng chục năm qua, Nhật Bản đã xây dựng lực lượng này bằng những mẫu máy bay có nguồn gốc từ Mỹ.
JASDF được biết đến là lực lượng có chất lượng cao với những mẫu máy bay hiện đại nhất có xuất xứ từ Mỹ
JASDF hiện nay đang khoảng 300 chiếc máy bay thế hệ 4 và 4,5 như F-15 và F-2. Bên cạnh đó, nước này còn sở hữu một phi đội lớn các máy bay cảnh báo sớm, cũng như một phi đội các máy bay tiếp nhiên liệu cỡ lớn nhằm giữ các chiến đấu cơ hoạt động trong thời gian dài.
Lực lượng của Nhật Bản nổi tiếng về chất lượng và thường tham gia cuộc tập trận mô phỏng chiến tranh chân thực nhất thế giới có tên Red Flag do Mỹ tổ chức. Trong những năm gần đây, JASDF đã tiến hành các hoạt động chặn máy bay lạ với cường độ không khác gì thời Chiến tranh lạnh nhằm chống lại nhiều nước thù địch hoặc có tranh chấp lãnh thổ như Trung Quốc, Nga và Triều Tiên.
Không quân Ấn Độ (IAF)
Trong thời Chiến tranh lạnh, IAF là một trong số ít những lực lượng không quân sử dụng của máy bay Liên-xô một cách vô cùng hiệu quả và giành chiến thắng trong rất nhiều cuộc chiến tranh chống lại Pakistan. Ấn Độ cũng được biết đến là nước có quan hệ tốt với cả Nga và Mỹ, 2 nước sản xuất máy bay quân sự lớn nhất thế giới.
Hiện tổng quân số lực lượng không quân Ấn Độ vào khoảng hơn 110.000 người, trang bị khoảng trên 1600 máy bay các loại, trong đó lực lượng máy bay ném bom và chiến đấu chủ lực là hơn 700 chiếc, được biên chế thành 45 liên đội máy bay chiến đấu không quân.
Không quân Ấn Độ sở hữu phi đội máy bay đến từ cả Nga và các nước phương Tây
Điều đặc biệt là Ấn Độ xây dựng lực lượng không quân bao gồm toàn bộ các loại máy bay chiến đấu hiện đại nhất nhì thế giới, do Ấn Độ chọn mua trong các loại máy bay chiến đấu tiên tiến của nhiều nước hợp thành. Điều này có thể hiện ở việc IAF đang sở hữu 140 chiếc Su-30MKI xuất xứ từ Nga nhưng vẫn đặt mua thêm 36 chiếc Rafale của Pháp vào năm 2016.
Ngoài ra, IAF còn không ít các loại máy bay khả năng tác chiến khá mạnh là MiG-29 dùng cho không quân mặt đất và MiG-29K trên tàu sân bay cùng với một số lượng không nhỏ Mig-27 của Nga.
Chính phủ Ấn Độ đã dùng 1,8 tỷ USD để mua 10 chiếc máy bay C-17 của Mỹ, chỉ vài năm nữa là phi đội máy bay vận tải C-17 lớn thứ nhì thế giới sẽ hình thành. Đồng thời nước này cũng đang phát triển tiêm kích thế hệ 5 với Nga với kế hoạch xuất hiện vào những năm 2020.
Lực lượng không quân Trung Quốc (PLAAF)
30 năm trước, Trung Quốc đã có một lực lượng không quân vô cùng lớn tuy nhiên lại không được đánh giá cao do chỉ sở hữu các máy bay thế hệ cũ và phi công được huấn luyện sơ sài. Bản thân nước này cũng chỉ có khả năng sản xuất các máy bay thế hệ 3.
Tuy nhiên, mọi thứ đã thay đổi. Trung Quốc hiện nay đang sở hữu 600 máy bay thế hệ 4 và 4,5. Nước này đã tự sản xuất được các máy bay chiến đấu J-10 và J-11, đồng thời đang phát triển 2 máy bay thế hệ 5 là J-20 và J-31.
Trung Quốc hiện nay còn có thể sản xuất cả máy bay thế hệ 5
Trung Quốc cũng đang vận hành lực lượng lực lượng máy bay vận tải và cảnh báo sớm có tiềm năng lớn lên trông thấy. Trong những thập kỉ qua, Trung Quốc đã tập trung phát triển khả năng tiếp nhiên liệu trên không để vươn tầm không quân ra ngoài khu vực duyên hải Tây Thái Bình Dương.
Chương trình huấn luyện phi công của Trung Quốc còn đã được cải thiện lên rất nhiều, điều giúp cho không quân của nước này có thể thực hiện các nhiệm vụ lâu lơn và có thể sánh ngang với cả Mỹ.
Nền công nghiệp hàng không quân sự Trung Quốc vẫnn đang đối mặt với những khó khăn trong vấn đề chất lượng, đặc biệt là động cơ cho máy bay. Trung Quốc phải là phụ thuộc rất nhiều vào Nga trong việc chế tạo ra các loại động cơ, tuy nhiên, nếu xét về việc sản xuất khung máy bay, huấn luyện phi công và quy mô của ngành công nghiệp hàng không, Trung Quốc đang là một thế lực lớn tại châu Á.
Theo Danviet
Hãng hàng không Australia đình chỉ 6 máy bay sau vụ rơi cánh quạt Một hãng hàng không Australia đình chỉ bay 6 phi cơ sau khi cánh quạt rơi khỏi một trong các máy bay này lúc nó chuẩn bị tới sân bay Sydney hồi tuần trước. Máy bay hạ cánh khẩn cấp sau khi bị mất một cánh quạt động cơ. Ảnh: Twitter Tổ bay của hãng Regional Express (REX) hôm 17/3 tắt động cơ...