Máy bay chở khách chạy điện hoàn toàn cất cánh thành công
Chiếc máy bay chở khách chạy hoàn toàn bằng điện đầu tiên đã cất cánh thành công trong chuyến bay kéo dài 8 phút, đạt độ cao trên 1.000 mét.
Chiếc máy bay điện Alice trong chuyến bay đầu tiên ở Moses Lake ngày 27/9. Ảnh: The Seattle Times
Theo đài CNN, công ty Eviation Aircraft của Israel đã cho cất cánh thành công chiếc máy bay chạy điện hoàn toàn Alice vào sáng 27/9 từ Sân bay Quốc tế Hạt Grant, bang Washington, Mỹ. Chiếc máy bay không phát thải này đã bay ở độ cao 1.066 mét trong chuyến bay đầu tiên kéo dài 8 phút.
“Đây là lịch sử”, Chủ tịch và giám đốc điều hành của Eviation Reduce, Gregory Davis nói với CNN, “Chúng ta chưa chứng kiến sự thay đổi công nghệ động cơ trên máy bay kể từ khi chuyển từ động cơ piston sang động cơ tuabin. Lần cuối cùng bạn thấy một công nghệ hoàn toàn mới như thế này kết hợp với nhau là từ thập niên 1950″.
Với công nghệ pin tương tự như của ô tô điện hay điện thoại di động, và chỉ với 30 phút sạc, Alice chở 9 hành khách, có thể bay trong một giờ. Máy bay có tốc độ hành trình tối đa 463 km/ giờ. Trong khi đó, một chiếc Boeing 737 có tốc độ hành trình tối đa là 940km/h.
Xem chiếc Alice cất cánh trong chuyến bay đầu tiên
Eviation Aircraft được thành lập vào năm 2015 và phát triển máy bay điện Alice kể từ đó. Công ty hy vọng sẽ sử dụng thông tin thu thập được trong chuyến bay thử nghiệm vừa qua để xem xét các bước tiếp theo, tiến đến bàn giao máy bay cho khách hàng vào năm 2027, mặc dù Eviation cảnh báo rằng kế hoạch có thể thay đổi.
“Thành thật mà nói, chúng tôi đã thực sự tạo ra hàng terabyte dữ liệu bằng hệ thống thu thập dữ liệu có trên máy bay, vì vậy chúng tôi sẽ thực sự mất vài tuần xem xét nó để xem máy bay hoạt động như thế nào so với các mô hình và phân tích của chúng tôi. Từ đó, chúng tôi sẽ hiểu những gì mình cần làm tiếp theo”, ông Davis cho biết.
Eviation cũng tiết lộ họ dự kiến từ nay đến năm 2025 sẽ hoàn thành thủ tục được FAA (Cơ quan Hàng không Liên bang Mỹ) chứng nhận, sau đó là một hoặc hai năm bay thử nghiệm trước khi có thể giao chiếc Alice cho khách hàng.
Ba phiên bản khác nhau của máy bay điện Alice đang trong giai đoạn thử nghiệm, bao gồm: một phiên bản “thông thường”, một bản doanh nhân và một phiên bản chuyên dụng để chở hàng. Phiên bản thông thường có sức chứa 9 hành khách và hai phi công, cùng gần 400kg hàng hóa. Bản “doanh nhân” có sáu ghế hành khách cho một chuyến bay rộng rãi hơn và phiên bản chở hàng có thể tích chứa hàng là 450 feet khối.
Chiếc Alice, được thiết kế và chế tạo tại Arlington, bay trên bầu trời Moses Lake ngày 27/9/2022. Ảnh: The Seattle Times
Nhưng hành trình của Alice đến thời khắc cất cánh không phải là không gặp trở ngại. Alice vốn dự kiến bay chuyến đầu tiên vào năm 2021, nhưng do bị ảnh hưởng bởi tài chính và một loạt các vấn đề thời tiết, công ty đã phải lùi ngày thử nghiệm.
Hãng hàng không CapeAir dự kiến sẽ đưa một đội máy bay điện vào hoạt động trong năm 2023, phục vụ các tuyến đường qua Boston và Cape Cod, nhưng lô hàng Alices của họ đứng trước nguy cơ trì hoãn giao.
Hãng chuyển phá DHL và công ty cho thuê hàng không GlobalX có trụ sở tại Miami cũng đã công bố kế hoạch mua loại máy bay điện này.
Nhưng liệu Alice có thể thành công về mặt kinh tế hay không thì vẫn là một câu hỏi bỏ ngỏ.
Một phân tích chi tiết vào năm ngoái của trang tin tức hàng không The Air Current đã kết luận rằng thị trường máy bay chạy điện quy mô khu vực là nhỏ và sẽ không cạnh tranh về mặt kinh tế với các máy bay phản lực cánh quạt chạy bằng khí có kích thước tương tự.
Các máy bay chạy hoàn toàn bằng điện rẻ hơn về nhiên liệu và bảo dưỡng động cơ, nhưng khoản tiết kiệm đó không bù lại được chi phí mua máy bay điện cao hơn và thay pin đắt tiền sau 800 đến 1.000 chuyến bay.
Máy bay chạy điện hoàn toàn vẫn đang gây nghi ngờ về hiệu quả kinh tế. Ảnh: Seattle Times
Phân tích của The Air Current dự báo rằng một công nghệ điện lai với tầm bay xa hơn sẽ khả thi hơn đối với các máy bay nhỏ bay ở phạm vi khu vực.
Quyết định thay đổi gần đây của một công ty khởi nghiệp khác, Heart Aerospace của Thụy Điển, dường như xác nhận cho nhận định đó. Heart đã phát triển một chiếc máy bay 19 chỗ ngồi hoàn toàn bằng điện, và đã nhận được cam kết mua từ United Airlines và các hãng hàng không khác. Nhưng trong tháng này, họ đã thông báo hủy bỏ kế hoạch ban đầu đó để chuyển sang loại máy bay lai điện chở 30 hành khách, với năng lượng pin được hỗ trợ bởi hai máy phát tuabin chạy bằng khí để cung cấp thêm phạm vi hoạt động dự trữ.
Về vấn đề này, ông Davis khẳng định rằng chiếc máy bay 19 chỗ ban đầu của Heart là quá lớn cho một chuyến bay chạy hoàn toàn bằng điện và mẫu xe 9 hành khách của Alice là rất phù hợp về thương mại. Theo ông, việc bay nhiều hơn 9 hành khách cần có phi công thứ hai, làm tăng chi phí đáng kể.
Eviation hy vọng sẽ bán những chiếc Alice cho các nhà khai thác bay các tuyến hành khách từ 300-500km, với tiềm năng lấp đầy khoảng trống của các hãng hàng không lớn hiện nay trong kết nối trực tiếp giữa các sân bay nhỏ hơn.
Hành khách hú hồn khi phát hiện cánh máy bay bị rụng ốc vít ở độ cao 10.000m
Hành khách trên chuyến bay xuất phát từ Bắc Kinh đến Hàng Dương đã được phen hoảng hồn khi phát hiện ốc vít ở cánh máy bay biến mất, những chiếc ốc vít còn lại thì rung bần bật theo gió.
Một hành khách trên chuyến bay CA1921 của hãng Air China khi bay từ Bắc Kinh đến Hàng Dương ngày 7/7 đã phát hiện ra ốc vít trên cánh chiếc Boeing 737-NG bị rơi mất, số còn lại thì lỏng lẻo. Anh đã quay video từ độ cao 10.000m sau đó đăng lên Weibo.
Hãng Air China đã lên tiếng về sự cố cánh máy bay rơi ốc vít.
Bài đăng nhanh chóng lan truyền và thu hút sự chú ý của công chúng, buộc hãng hàng không phải vào cuộc. "Air China rất coi trọng sự việc những ốc vít trên cánh trái của chuyến bay CA1921 bị lỏng được chia sẻ trên internet. Hãng đã ngay lập tức kiểm tra các bộ phận liên quan của máy bay, sửa chữa những ốc vít bị lỏng và kiểm tra phi đội liên quan", Air China tuyên bố.
"Phần vít được lắp ở cánh máy bay chủ yếu được sử dụng để điều chỉnh luồng không khí, nhằm giảm lực cản và tiết kiệm nhiên liệu", hãng lý giải. Tuy nhiên, hãng hàng không lại không đưa ra lời giải thích chính thức về lý do ốc vít bị rơi và lỏng lẻo, điều này liệu có ảnh hưởng tới an toàn bay hay không.
Hành khách hú hồn khi phát hiện cánh máy bay bị rụng ốc vít ở độ cao 10.000m
Qiu Qing, một blogger hàng không với hơn 300.000 người theo dõi trên Weibo cho biết theo kinh nghiệm cá nhân thì có 2 khả năng dẫn đến sự cố này. Thứ nhất, phần cánh bắt vít đã bị vỡ hoặc các ốc vít bị lỏng do rung lắc lâu ngày.
Chen Jianguo, một phi công kỳ cựu cho biết nếu mất 1-2 ốc vít thì không ảnh hưởng đến an toàn bay.
Phần cánh máy bay bị rụng ốc vít, những con cốc còn lại cũng rung lắc theo gió.
Trong gần một thập kỷ qua, Trung Quốc có thành tích an toàn hàng không rất tốt với hơn 100 triệu giờ bay an toàn cho đến khi một chuyến bay của hãng China Eastern Airlines vào tháng 3. Tất cả 132 người trên chuyến bay MH5735 đều thiệt mạng khi chiếc Boeing 737-800 lao thẳng đứng xuống một sườn núi ở miền nam Trung Quốc ngày 21/3. Nguyên nhân vụ tai nạn vẫn chưa được làm rõ.
Trung Quốc công bố kết quả điều tra sơ bộ vụ rơi máy bay chở 132 người Cục Hàng không dân dụng Trung Quốc (CAAC) ngày 20.4 công bố báo cáo cuộc điều tra sơ bộ về vụ máy bay Boeing 737-800 chở 132 người thuộc hãng hàng không China Eastern Airlines rơi vào ngày 21.3. Chiếc Boeing 737-800 rơi tại vùng núi gần thành phố Ngô Châu, thuộc Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, trong lúc thực...