Máy bay chính phủ trục trặc, Ngoại trưởng Đức hủy công du Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương
Hôm nay (15.8), Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock thông báo chuyến công du dự kiến kéo dài 1 tuần đến khu vực Ấn Độ Dương- Thái Bình Dương đã bị hủy do máy bay công vụ liên tục gặp trục trặc.
Máy bay công vụ của chính phủ Đức đang gặp trục trặc. Ảnh BỘ NGOẠI GIAO ĐỨC
“Chúng tôi đã thử mọi cách: không may là về khía cạnh hậu cầu tôi không thể tiếp tục chuyến công du Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương với chiếc máy bay này. Còn hơn cả phiền toái”, Ngoại trưởng Đức viết trên X (trước đây là Twitter).
Video đang HOT
Theo tờ The Guardian, máy bay của chính phủ Đức chở bà Baerbock đã hạ cánh xuống Abu Dhabi (UAE) để tiếp nhiên liệu trước khi tiếp tục hành trình đến Úc, New Zealand và Fiji. Tuy nhiên, chỉ vài phút sau khi cất cánh hôm 14.8, máy bay phải quay lại phi trường vì phi công phát hiện bộ phận cánh tà để đáp ở chóp đuôi máy bay đã không mở được.
Trong nỗ lực hạ cánh an toàn xuống Abu Dhabi, chiếc máy bay do Airbus sản xuất buộc phải bay vòng quanh khoảng 90 phút và thải bớt khoảng 80 tấn nhiên liệu kerosene để có thể đáp với tổng trọng lượng dưới 190 tấn. Giới chức điều hành sân bay đã điều động xe cứu hỏa chờ sẵn trong trường hợp máy bay gặp sự cố khi đáp.
Một người phát ngôn Bộ Ngoại giao Đức thông tin trên X rằng tổ lái xoay xở để đưa máy bay cất cánh từ sân bay Abu Dhabi, nhưng thất bại đến hai lần do trục trặc kỹ thuật ở phần cánh máy bay.
Vì thế chuyến công du kéo dài đến cuối tuần này của Ngoại trưởng Đức đến Úc, New Zealand và Fiji phải bị hủy bỏ.
Những gì xảy ra ở sân bay Abu Dhabi chỉ là sự cố mới nhất liên quan đến máy bay công vụ của chính phủ Đức. Vào giữa tháng 5, Ngoại trưởng Baerbock đã bị mắc kẹt ở thủ đô Doha của Qatar vì vỏ máy bay bị hư. Trong chuyến thăm Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, lẽ ra đoàn của Ngoại trưởng Đức sử dụng máy bay Airbus A340-300, nhưng sau đó phải đổi máy bay khác vì phi công phát hiện trục trặc trước giờ xuất phát.
Tháng 10.2018, máy bay chở ông Olaf Scholz, lúc đó Bộ trưởng Tài chính và hiện là Thủ tướng Đức, không hoạt động được trong lúc quá cảnh ở Indonesia vì các đường dây cáp của máy bay bị chuột cắn.
Chính phủ Đức lần đầu thông qua Chiến lược về Trung Quốc
Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, Chính phủ Đức ngày 13/7 đã lần đầu tiên thông qua chiến lược riêng đối với Trung Quốc.
Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong bản chiến lược, Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock nhấn mạnh Đức không muốn tách mình khỏi Trung Quốc, nhưng đồng thời muốn đa dạng hóa thương mại và chuỗi cung ứng nhằm củng cố khả năng phục hồi của mình.
Bản chiến lược nêu rõ, việc tập trung vào một vài hoặc chỉ một quốc gia xuất xứ đối với các sản phẩm sơ cấp, trung gian và cuối cùng có thể dẫn đến sự phụ thuộc ở các lĩnh vực quan trọng. Đại dịch COVID-19 đã cho thấy sự phụ thuộc đó, chẳng hạn như trong công nghệ y tế và dược phẩm. Ngoài ra còn có những phụ thuộc trong các lĩnh vực then chốt khác, chẳng hạn như đất hiếm và các tiền sản phẩm cần thiết cho quá trình chuyển đổi năng lượng.
Ý tưởng cốt lõi trong chiến lược đối với Trung Quốc của chính phủ Đức là giảm rủi ro trong quan hệ kinh tế, giảm bớt sự phụ thuộc vào Trung Quốc, nhưng không phá vỡ quan hệ với đối tác thương mại lớn nhất này của Đức.
Đức công bố 'chính sách đối ngoại nữ quyền' Ngày 2/3, Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock công bố các hướng dẫn chính sách đối ngoại nữ quyền mới nhằm đảm bảo tất cả mọi người "có quyền đại diện và tiếp cận các nguồn lực như nhau". Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock. Ảnh: AFP/TTXVN Theo Ngoại trưởng Baerbock, chính sách này tập trung vào việc xem xét và hỗ trợ nhu cầu...