Đức nhấn mạnh ưu tiên xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine
Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock nhấn mạnh sự cần thiết phải ưu tiên thiết lập các tuyến đường vận tải tin cậy để xuất khẩu ngũ cốc từ Ukraine nhằm ngăn chặn một cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu và đây cũng sẽ là chủ đề chính của Hội nghị Đoàn kết vì an ninh lương thực toàn cầu do Chính phủ Đức tổ chức ngày 24/6.
ADVERTISEMENT
Nông dân xếp ngũ cốc tại kho ở vùng Mykolaiv, Ukraine, ngày 11/6/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, phát biểu ngày 24/6 tại một cuộc họp báo, Ngoại trưởng Baerbock cho biết cuộc xung đột hiện nay ở Ukraine cho thấy cần xây dựng những tuyến đường vận tải mới để về lâu dài ngũ cốc từ Ukraine có thể xuất khẩu ra thế giới, thay thế cho việc chuyển hàng từ cảng Odessa đã bị phong toả. Một trong số các khả năng này là sử dụng tuyến đường bộ qua Romania và vận chuyển nội địa bằng tàu qua sông Danube. Ngũ cốc cũng đã được vận chuyển qua các tuyến đường này, trong đó Công ty vận tải DB Cargo thuộc tập đoàn Deutsche Bahn (DB) cũng tham gia. Chính phủ liên bang Đức ủng hộ nỗ lực của Thổ Nhĩ Kỳ trong việc tìm cách giải phóng các cảng bị phong tỏa, song từ chối yêu cầu của Nga đề nghị Ukraine trước tiên phải dọn sạch mìn, chất nổ tại các cảng.
Ngoại trưởng Baerbock cho biết việc tổ chức hội nghị lương thực toàn cầu tại Berlin là để thể hiện tình đoàn kết với Ukraine và với người dân ở Nam bán cầu. Người đứng đầu Bộ Ngoại giao Đức nhấn mạnh cần phải có các giải pháp nhằm đẩy mạnh việc xuất khẩu lương thực từ Ukraine, đồng thời hy vọng có thể nối lại xuất khẩu hằng ngày ngũ cốc từ Ukraine vào đầu tháng 7 tới. Cũng theo bà, hiện trên thế giới đang có khoảng 345 triệu người có nguy cơ thiếu lương thực. Nguyên nhân dẫn tới điều này không phải mới, vẫn là xung đột khu vực, hạn hán, hậu quả của cuộc khủng hoảng khí hậu và đại dịch COVID-19, song hiện có thêm yếu tố là cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine.
Hội nghị lương thực toàn cầu tại Berlin được tổ chức theo lời mời của Ngoại trưởng Baerbock, Bộ trưởng Phát triển Svenja Schulze và Bộ trưởng Nông nghiệp Cem zdemir. Theo Bộ trưởng Schulze, Ukraine cung cấp thực phẩm cho khoảng 400 triệu người trên thế giới. Tại nhiều quốc gia, việc giao hàng không thể tiến hành, trong khi nhiều nước phải chịu giá cả tăng cao. Bà nhấn mạnh “người nghèo nhất vẫn là người phải chịu đựng nặng nề nhất”, đồng thời cảnh báo nếu không sớm có biện pháp ứng phó, thế giới có nguy cơ phải đối mặt với nạn đói tồi tệ nhất kể từ Chiến tranh Thế giới thứ hai. Bộ trưởng Schulze khuyến nghị ngoài hỗ trợ tài chính cũng cần phải thay đổi hệ thống nông nghiệp ở các nước Đông Phi, như việc để người dân có thể tự trồng trọt. Bà cũng thông báo Đức sẽ chi 4 tỷ euro (4,2 tỷ USD) trong năm nay nhằm chống lại nạn đói toàn cầu.
Hội nghị Đoàn kết vì an ninh lương thực toàn cầu có sự tham dự của 40 bộ trưởng các nước, đại diện của Liên hợp quốc và tổ chức xã hội và các quốc gia bị ảnh hưởng đặc biệt như Ukraine, Nigeria, Tunisia và Indonesia.
Video đang HOT
Thị trường hàng hóa toàn cầu xáo trộn vì biến động địa chính trị
Xung đột quân sự ở Ukraine đã tác động mạnh lên thị trường hàng hóa, bởi không thể tách riêng rạn nứt, đổ vỡ địa chính trị với những nguồn nhiên liệu thô chủ chốt.
Châu Âu phụ thuộc nhiều vào nguồn cung khí đốt từ Nga. Ảnh: Getty Images
Cuộc chiến tại Ukraine đã tạo ra tác động lan tỏa lên thị trường hàng hóa. Nó cho thấy một thực tế không thể phủ nhận được: Những rạn nứt địa chính trị ngay lập tức tác động mạnh đến các thị trường chuyên về nguyên nhiên liệu thô chủ chốt. Xung đột cùng với các lệnh cấm vận trả đũa giữa Nga với phương Tây đang gây ra những đứt gãy trên nhiều chủng loại mặt hàng, nổi bật là lúa mỳ, dầu mỏ, khí đốt và nhiều sản phẩm liên quan đến hai mặt hàng năng lượng này như phân bón.
Giới giao dịch hàng hóa và quản lý mua bán nguyên nhiên liệu thô đang ngày một lo ngại trước viễn cảnh hàng hóa có nguy cơ bị biến thành một thứ vũ khí trong chính sách đối ngoại của nhiều nước, đặc biệt là khi xuất hiện một kịch bản về Chiến tranh Lạnh mới chia rẽ Nga, có thể là cả Trung Quốc, với phương Tây.
Khi khí đốt, năng lượng là vũ khí: Những cú sốc trên thị trường xuất phát từ việc một số nước nắm quyền khống chế sản lượng, trữ lượng mặt hàng nào đó không phải là mới. Thế giới đã phải đối mặt với hai cú sốc về dầu thô trong những năm 1973 và 1979, khi Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) áp lệnh cấm, khiến giá dầu tăng vọt, gây ra tình trạng lạm phát kèm suy thoái tại những quốc gia phụ thuộc vào dầu mỏ nhập khẩu.
Sau thời điểm đó, toàn cầu hóa thương mại diễn ra nhanh và mạnh hơn, các thị trường được kết nối, liên thông với nhau rộng hơn. Nhưng trong khi tìm cách cắt giảm chi phí trong chuỗi cung ứng, chính phủ nhiều nước và các doanh nghiệp vẫn không thể thoát được tình cảnh phụ thuộc vào một số nhà cung ứng nhất định, từ mặt hàng ngũ cốc, cho tới chip máy tính, để rồi rơi vào tình cảnh dễ bị tổn thương trước đứt gãy bất chợt trong chuỗi cung.
Rõ nhất trong trường hợp của Nga là khí đốt. Nga chiếm 17% sản lượng khí đốt toàn cầu. Xung đột tại Ukraine cho thấy một thực tế khí đốt là một công cụ để Moskva gây ảnh hưởng và kiềm chế leo thang trừng phạt, nhất là từ châu Âu. 40% tiêu thụ khí đốt của châu lục này do Nga cung cấp. Nhưng tại thời điểm cuối quý 4/2021, tỉ lệ này rút xuống còn khoảng 20-25%, nguyên nhân là do tập đoàn Gazprom (Nga) áp dụng chiến lược mới, chỉ cung ứng dựa trên các hợp đồng dài hạn cam kết, không bổ sung khí đốt trên thị trường giao ngay.
Về dầu mỏ, Nga là nước khai thác và xuất khẩu dầu thô hàng đầu thế giới, mỗi ngày chuyển khoảng 2,5 triệu thùng dầu sang châu Âu và 1/3 sản lượng này là qua tuyến đường ống Druzhba chạy qua lãnh thổ Belarus. Nói cách khác, Nga đáp ứng hơn 25% nhu cầu dầu thô của cả Liên minh châu Âu (EU). Bất kỳ đứt gãy nguồn cung nào từ Nga cũng sẽ tác động mạnh tới giá dầu. Đây là nguyên nhân khiến thị trường dầu mỏ vừa qua luôn biến động nhanh và mạnh, gắn liền với diễn biến tại Ukraine, các lệnh trừng phạt của Mỹ, EU nhằm vào Nga.
Lộ diện nguy cơ khủng hoảng lương thực: Một trong những hệ quả tệ nhất mà xung đột tại Ukraine có thể gây ra chính là đà tăng giá của các mặt hàng ngũ cốc, lương thực. Giao tranh nổ ra tại thời điểm giá lương thực đã đứng ở mức cao, do sản xuất nông nghiệp trên thế giới mất mùa. Giá lúa mỳ kỳ hạn giao sau trên sàn giao dịch hàng nông sản Chicago (CBOT) trong phiên giao dịch ngày 2/3 đã vọt lên mức 10,23 USD/bushel, cao nhất trong vòng 14 năm trở lại đây do lo ngại nguồn cung bị đứt gãy, khi Nga và Ukraine chiếm khoảng 30% lượng xuất khẩu mặt hàng này.
Xung đột Nga-Ukraine đe dọa nguồn cung lúa mỳ cho khu vực Trung Đông-Bắc Phi. Ảnh: AFP
Theo Caitlin Welsh, giám đốc chương trình an ninh lương thực tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) có trụ sở tại Mỹ, Ukraine hiện vẫn còn một lượng lớn ngũ cốc trong kho, nhưng việc không thể xuất khẩu tại thời điểm hiện nay đã gây ra những hệ quả tiêu cực đối với những nước nhập khẩu sản phẩm này từ Ukraine.
Theo đánh giá của CSIS, một nửa trong 14 quốc gia phụ thuộc vào nguồn cung lúa mỳ của Ukraine đã phải đối diện với nguy cơ mất an ninh lương thực nghiêm trọng, nổi bật là trường hợp của Li-ban và Yemen. Nhưng tác động không chỉ dừng lại ở đó. Cuộc chiến Nga-Ukraine đã đẩy giá nhiên liệu lên mức cao kỉ lục trong nhiều năm, gián tiếp tạo ra bất ổn về an ninh lương thực.
Giá phân bón trong năm ngoái đã tăng chóng mặt sau khi EU áp lệnh cấm vận nhằm vào Belarus, nước đứng đầu thế giới về sản lượng khai thác hợp chất kali (potash) - nguyên liệu chủ chốt để sản xuất ra phân bón. Nga và Trung Quốc - hai nước xuất khẩu phân bón lớn trên thế giới, cũng áp lệnh cấm xuất khẩu để bảo đảm nguồn cung trong nước. Giá phân bón tăng đồng nghĩa với sản lượng nông nghiệp suy yếu. Thiếu hụt phân bón đã ảnh hưởng lớn đến nhiều khu vực nông thôn tại Ấn Độ, nơi 40% nhu cầu phân bón phụ thuộc vào bên ngoài.
Thị trường kim loại biến động lớn: Ngoài dầu mỏ, khí đốt và ngũ cốc, Nga còn chiếm 10% sản lượng vàng, 6% sản lượng alumin, 4% sản lượng cobalt và 3,5% sản lượng của toàn thế giới. Tập đoàn Nornickel (Nga) là nhà khai mỏ lớn nhất thế giới về nickel (7% sản lượng toàn cầu), đồng thời cũng là nhà khai mỏ lớn nhất thế giới về palladi và thuộc nhóm hàng đầu thế giới về platin.
Về hợp chất Neon, Nga và Ukraine chiếm 40-50% tổng xuất khối lượng xuất khẩu Neon trên toàn cầu. Đây là một dạng hợp chất dùng trong ngành sản xuất thép, nguyên liệu thiết yếu đối với chế tạo chip. Trong biến cố Crimea sáp nhập vào Nga năm 2014, mặt hàng này đã tăng giá tới 600% gần như chỉ sau một đêm, gây ra đứt gãy trong ngành bán dẫn.
Tương tự như vậy là mặt hàng palladi. Khoảng 40% sản lượng palladi là do Nga sản xuất. Nguyên tố hóa học này được dùng nhiều trong ngành chế tao ô tô, dùng để thải loại khí độc hại trong khói.
Tựu chung lại, giới phân tích nhận định thế giới đang phải đối mặt với căng thẳng địa chính trị kéo dài, khởi nguồn từ cuộc chiến tại Ukraine, đi kèm đó là nguy cơ cao về biến động giá cả hàng hóa. Nga và Ukraine có ảnh hưởng lớn trên thị trường hàng hóa toàn cầu và xung đột lần này gây ra những ảnh hưởng sâu rộng, mà giá tăng cao là một điểm đáng quan ngại nhất.
WB phê duyệt 143 triệu USD ứng phó với hạn hán ở Somalia Ngân hàng thế giới (WB) ngày 23/6 cho biết đã phê duyệt khoản tiền 143 triệu USD Hỗ trợ phát triển quốc tế (IDA) giúp Somalia ứng phó với tình trạng mất an ninh lương thực và hạn hán nghiêm trọng. Người dân xếp hàng chờ được phát lương thực cứu trợ tại trại tị nạn ở Baidoa, Somalia, ngày 14/2/2022. Ảnh: AFP/TTXVN...