Máy bay chiến đấu không người lái X-47B được đưa lên tàu sân bay
Để tăng cường hơn nữa sức mạnh của mình, Hải quân Mỹ đã tiến hành những thử nghiệm đối với UAV trên tàu sân bay.
Hôm 26/11, Hải quân Mỹ (USN) thông báo, đã đưa mẫu máy bay chiến đấu không người lái Northrop Grumman X-47B (UCAS-D) lên tàu sân bay USS Harry S Truman chuẩn bị cho các hoạt động thử nghiệm.
Chiếc máy bay này sẽ được điều khiển bởi một thiết bị điều khiển cầm tay (CDU), phục vụ cho các bài kiểm tra.
“Chúng tôi đã thử nghiệm X-47B trong nhiều năm qua và cuối cùng, việc đưa nó lên tàu khiến chúng tôi vô cùng phấn khích” – Trung tá Kevin Watkins, giám đốc chương trình thử nghiệm X-47B nói – “Nếu những thử nghiệm này thành công, chúng sẽ chứng minh một điều rằng, tương lai cho máy bay không người lái hoạt động trên tàu sân bay đang rất rộng mở”.
Đại úy Jaime Engdahl, giám đốc chương trình các hệ thống chiến đấu trên không NAVAIR, cho biết: “Tầm hoạt động rộng lớn, có thể cất cánh từ tàu sân bay (từ bất cứ nơi nào trên thế giới) sẽ trở thành năng lực quan trọng của Hải quân sau khi các thử nghiệm này thành công”.
X-47B trong quá trình đưa lên USS Harry S Truman.
Đây là lần đầu tiên một máy bay không người lái cánh cố định được thử nghiệm trên tàu một tàu sân bay nên những thách thức kỹ thuật là không thể tránh khỏi.
Hải quân Mỹ cho biết, các thử nghiệm của X-47B sẽ được tiến hành trong khoảng thời gian 3 tuần, sẽ tiến hành các hoạt động bao gồm cả ở cảng và trên tàu Truman.
Dự kiến, máy bay sẽ được triển khai trên tàu sân bay vào năm tới.
Theo ANTD
Trang bị tác chiến tương lai của hải quân thế giới
Nghiên cứu, chế tạo tàu tác chiến mặt nước không người lái (USV) đang là xu hướng phát triển phổ biến của các cường quốc quân sự trên thế giới. Trong tương lai, chúng sẽ được sử dụng rộng rãi như các loại máy bay không người lái (UAV) hiện nay.
Thử nghiệm thành công điều khiển xa phóng tên lửa có điều khiển
Video đang HOT
Ngày 30-10, hải quân Mỹ thông báo đã phóng thử thành công lần đầu tiên loại tên lửa Spike từ một "Modul chiến đấu chính xác" lắp đặt trên tàu tác chiến mặt nước không người lái (Unmanned Surface Vessel Precision Engagement Module - USV PEM) tại một khu vực bờ biển thuộc Maryland. PEM là hệ thống thiết bị vận hành hoàn toàn tự động, bao gồm 2 ống phóng tên lửa cùng với hệ thống giá vũ khí MK-49.
Đây là một bộ phận trong kế hoạch hợp tác liên hợp giữa Mỹ và Israel trong khuôn khổ một thỏa thuận quốc tế dưới sự chỉ đạo của văn phòng hỗ trợ chiến thuật chống khủng bố.
USV tích hợp tính năng của Protector - Israel và Spartan - Mỹ đang thử nghiệm phóng tên lửa Skipe
Nguyên mẫu thử nghiệm là một USV dài 11m, kết hợp tính năng của tàu Protector của Israel và tàu Spartan của Mỹ. Nó sử dụng "Modul chiến đấu chính xác" điều khiển xa bởi nhân viên thao tác trên bờ hoặc các tàu hải quân, bao gồm thiết bị phóng tên lửa chống tăng Spike của Israel và 1 khẩu súng máy 12,7mm.
Cả tàu Protector và tên lửa chống tăng Spike (phiên bản xuất khẩu tên lửa chống tăng lục quân Tammuz) đều là sản phẩm của công ty Rafael - Israel. Loại tên lửa này có trọng lượng 30 Pound (13kg), tầm bắn 2,5miles (tương đương 4km). 6 quả tên lửa Spike đã được phóng thử thành công, tiêu diệt mục tiêu cần phá hủy trong phạm vi 2miles (tương đương 3,2km). Thành công lần này đã đánh dấu một bước tiến dài trong phương hướng phát triển vũ khí, trang bị trên USV.
Hải quân Singapore đã từng sử dụng USV Protector trong nhiệm vụ
chống cướp biển ở eo biển Malacca
Trước đây, vào tháng 4 năm 2005, Bộ tư lệnh các hệ thống tác chiến mặt nước của hải quân Mỹ cũng đã từng thử nghiệm thành công hệ thống ngắm chuẩn bằng quang điện cho pháo hạm của USV Spartan bằng thiết bị điều khiển xa tại thao trường thử nghiệm hải quân Aberdeen. Tuy vậy nó mới chỉ là một loại vũ khí phi điều khiển, không phức tạp như các loại tên lửa có điều khiển.
"Cặp đôi hoàn hảo" Mỹ và Israel
Trên cơ sở của lần thử nghiệm thành công đầu tiên của Spartan, hải quân Mỹ bắt đầu chế tạo các phiên bản tiếp theo của nó.
Ngoài nhiệm vụ tác chiến chống khủng bố, hải quân Mỹ đã triển khai Sorna và thiết bị rà, phá lôi để tạo ra phiên bản chống ngầm và chống thủy lôi, còn phiên bản dài 7m dùng trong nhiệm vụ trinh sát được lắp đặt các hệ thống trinh sát, giám sát và thu thập số liệu tình báo.
CUSV của công ty hệ thống Textron (Textron Systems, Inc)
Họ còn tích hợp hệ thống phóng Rocket của lục quân và pháo hạm hạng nhẹ 30mm trên cơ sở tàu đệm hơi bọc thép loại tiêu chuẩn 11m để chế tạo phiên bản đánh chặn, chống xâm nhập thường được trang bị trên các tàu tác chiến ven bờ. Chính phiên bản này đã được sử dụng làm nguyên mẫu cùng với tàu Protector của Israel trong lần thử nghiệm mới nhất này.
Cũng giống như UAV, Israel lại sánh bước với Mỹ trên con đường nghiên cứu, chế tạo USV bằng những dự án thiết kế liên hợp. Thế nhưng họ vẫn giữ được bản sắc riêng của mình với rất nhiều thiết kế độc đáo, nổi bật là tàu Protector.
Piranha được chế tạo bằng vật liệu Nano Carbon và sơn đặc biệt
nên có trọng lượng rất nhẹ, tốc độ cực cao và khả năng tàng hình rất tốt
Đây là loại USV chế tạo trên cơ sở tàu đệm hơi bọc thép chiều dài 9m, trọng lượng 4 tấn, sử dụng động cơ phản thủy lực, tốc độ trên 30 hải lý/h, tải trọng vũ khí tối đa là 1 tấn, có khả năng hoạt động trong cả ngày lẫn đêm, trong mọi điều kiện thời tiết
Về vũ khí, Protector có hệ thống phóng tên lửa chống tăng Skipe và súng máy 12,7mm hoặc súng phóng lựu tự động 40mm cùng với 1 khẩu pháo hạm 30mm. Protector sử dụng loại tên lửa chống tăng Skipe, có khả năng tấn công tàu bọc thép hạng nhẹ, khi cần có thể tấn công cả máy bay trực thăng.
USV dạng thuyền buồm 3 thân X-1 là nguyên mẫu của X-2
Với tính năng ưu việt của mình, Protector đã được 1 số nước hỏi mua để trang bị cho hải quân, trong số đó có Singapore, họ đã trở thành quốc gia đầu tiên ở khu vực Đông Nam Á sở hữu USV.
Ồ ạt nghiên cứu, phát triển
Hiện nay, Mỹ đã liên tiếp thử nghiệm các loại USV khác nhau như: tàu mặt nước không người lái thông dụng (CUSV) của công ty hệ thống Textron (Textron Systems, Inc) tàu trinh sát cao tốc không người lái kiểu 3 thân X-2 của công ty công nghệ Harbor Wing (Harbor Wing Technologies, Inc) công ty công nghệ Zyvex (Zyvex Technologies) thậm chí đã chế tạo tàu Piranha bằng vật liệu Nano Carbon và sơn đặc biệt nên có trọng lượng rất nhẹ và tốc độ cực cao và có khả năng tàng hình rất tốt.
Siêu USV trinh sát chống ngầm ACTUV của hải quân Mỹ
Trong số này, X-2 hiện đang thử nghiệm tại vịnh San Diego. Nó có thiết kế dạng thuyền buồm 3 thân, chiều dài 15m, rộng 12m, có khả năng tự chủ về hành trình và tác nghiệp bình thường trong điều kiện sóng gió cấp 8 với vận tốc điều chỉnh từ 25 - 55 hải lý/h, bán kính tác chiến lên tới hơn 200km.
Hiện DARPA đang triển khai nghiên cứu siêu USV trinh sát chống ngầm ACTUV có khả năng hoạt động hàng tháng trời, trinh sát phát hiện và tấn công tiêu diệt các tàu ngầm động cơ điện - diezen và cả tàu ngầm hạt nhân chạy êm nhất trên thế giới. Loại tàu này dự kiến 2015 sẽ ra mắt, đánh dấu một bước tiến lớn trong chế tạo USV, mở ra một chương mới cho tác chiến chống ngầm hiện đại.
USV Silver Marlin của công ty hệ thống Elbit (Elbit Systems, Inc) - Israel
Còn Israel cũng có một loạt dự án có phần ấn tượng hơn so với Mỹ, ngoài Protector ra, họ có các loại USV Silver Marlin, Starfish, Sting Ray...
Trong đó, nổi bật nhất là USV Starfish của công ty công nghiệp hàng không Israel với chiều dài 11m, rộng 3,5m, lượng giãn nước 23,5 tấn, tải trọng thiết bị 6 tấn, phạm vi hành trình tối đa 550km, vận tốc 83 km/h, có thể hoạt động liên tục 10h. Đây là 1 loại USV đa nhiệm, có khả năng trinh sát, giám sát, tìm kiếm mục tiêu, tấn công nhanh... với hệ thống pháo hạm, tên lửa và các vũ khí phi sát thương như: vòi rồng, khuếch đại âm thanh cực lớn, thiết bị gây chói nhưng không hại mắt...
Tàu Silver Marlin của công ty hệ thống Elbit (Elbit Systems, Inc) cũng có phạm vi tác chiến 550km với tải trọng thiết bị 2,5 tấn, hành trình liên tục 48h với vận tốc 18,5 km/h.
Ngoài Mỹ và Israel, rất nhiều nước cũng bắt đầu triển khai nghiên cứu USV như: Anh, Pháp, Hà Lan, Thụy Điển, Đức, Singapore, Trung Quốc, Nhật Bản. Xu hướng phát triển USV hiện nay giống hệt như trào lưu phát triển UAV cuối thập niên 90 thế kỷ trước, Mỹ và Israel cũng đang dẫn đầu trong lĩnh vực này. Hiện họ đang nghiên cứu chế tạo các loại USV cỡ lớn hàng trăm, thậm chí hàng nghìn tấn. Có thể nói, một kỷ nguyên mới trong tác chiến hải quân sắp được mở ra
Theo ANTD
Quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á chế tạo thành công tàu không người lái Hiện ở khu vực châu Á, các cường quốc như: Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản... đang chập chững nghiên cứu, phát triển tàu tác chiến mặt nước không người lái. Ít ai biết được rằng có một quốc gia Đông Nam Á đã nghiên cứu, phát triển và sở hữu tàu tác chiến không người lái ngay từ những năm đầu thế...