Máy bay bay 5 vòng không thể hạ cánh xuống TP HCM, phải quay đầu ra Cam Ranh
Mưa lớn nhiều giờ ở TP HCM khiến một số máy bay không thể đáp xuống sân bay Tân Sơn Nhất chiều nay, 26-8. Rất nhiều hành khách mệt mỏi, nôn ói.
Chiều 26-8, đại diện nhiều hãng hàng không cho biết, do mưa lớn kéo dài nhiều giờ ở TP HCM đã ảnh hưởng đến một số chuyến bay đến sân bay Tân Sơn Nhất (TP HCM). Có chuyến bay phải quay đầu hạ cánh ở sân bay Cam Ranh (Khánh Hoà).
Chị Trần Thị Thanh Phương, hành khách chuyến bay mang số hiệu VJ373 của hãng hàng không Vietjet đi từ Chu Lai đến Tân Sơn Nhất, cho biết chuyến bay của chị cất cánh lúc 13 giờ 15, theo kế hoạch sẽ đáp xuống Tân Sơn Nhất sau hơn 1 giờ bay. Tuy nhiên, khi đến gần sân bay Tân Sơn Nhất, các tiếp viên thông báo vì thời tiết ở TP HCM có mưa lớn nên phải bay chờ, khi thời tiết thuận lợi sẽ đáp xuống sân bay.
Mưa lớn kéo dài ảnh hưởng đến nhiều chuyến bay đến sân bay Tân Sơn Nhất
Mưa lớn kéo dài ảnh hưởng đến nhiều chuyến bay đến sân bay Tân Sơn Nhất
“Máy bay bay khoảng 5 vòng và 2 lần tiếp cận nhưng vẫn không thể hạ cánh. Sau đó, tiếp viên thông báo máy bay sẽ quay đầu ra sân bay Cam Ranh để tiếp nhiên liệu. Đến 15 giờ 50, máy bay hạ cánh xuống sân bay Cam Ranh” – chị Phương cho biết.
Video đang HOT
Cũng theo chị Phương, vì máy bay liên tục bay vào vùng thời tiết xấu nên rất nhiều hành khách mệt mỏi, nôn ói. “Đến 16 giờ 30 phút, máy bay vẫn đang ở sân bay Cam Ranh và chưa có dấu hiệu bay tiếp. Không biết bao giờ tôi mới có thể đến được TP HCM” – chị Phương nói.
Ngoài chuyến bay VJ373, rất nhiều chuyến bay khác khi đến sân bay Tân Sơn Nhất cũng phải bay chờ nhiều vòng mới có thể hạ cánh.
Mưa lớn kéo dài ảnh hưởng đến nhiều chuyến bay đến sân bay Tân Sơn Nhất
Máy bay liên tục bay vào vùng thời tiết xấu nên rất nhiều hành khách mệt mỏi, nôn ói
Cục Hàng không điều tra vụ máy bay huấn luyện bị tai nạn tại sân bay Chu Lai
Cục Hàng không Việt Nam cho biết đang tiến hành điều tra vụ tai nạn máy bay huấn luyện của Công ty TNHH Trường hàng không New Zealand tại sân bay Chu Lai.
Máy bay Diamond DA20-C1 là dòng máy bay hạng nhẹ 2 chỗ ngồi - Nguồn ảnh: website Trường hàng không New Zealand
Báo cáo Bộ Giao thông vận tải, Cục Hàng không cho biết vụ tai nạn xảy ra với máy bay huấn luyện khi hạ cánh tại sân bay Chu Lai khiến máy bay xông ra ngoài đường băng, hư hỏng một số bộ phận, học viên không bị thương.
Cụ thể, ngày 12-1, máy bay VN-C869 thực hiện chuyến bay VNC 869 huấn luyện bay đơn vòng kín tại sân bay Chu Lai (Quảng Nam) bởi 1 học viên bay. Máy bay cất cánh lúc 13h35. Đến 13h41, học viên đã thực hiện hạ cánh tốt và thực hiện tiếp đất và cất cánh lần tiếp theo.
Lúc 13h47 khi học viên điều khiển máy bay hạ cánh, máy bay đã bị "xông" ra ngoài đường băng 32.
Sau khi tai nạn xảy ra, nhân viên điều phối huấn luyện của Trường hàng không New Zealand đã phối hợp Đài kiểm soát không lưu Chu Lai kích hoạt tình huống khẩn nguy, và thông báo các bên liên quan tại sân bay Chu Lai tiếp cận hiện trường máy bay tai nạn lúc 14h.
May mắn khi máy bay bị tai nạn, học viên đã tự thoát ra khỏi máy bay, không bị thương hay có vấn đề liên quan sức khỏe, tinh thần có đôi chút lo lắng.
Tại hiện trường, máy bay bị nạn nằm tại khu vực bãi bên ngoài đường băng, cách tim đường băng 32 khoảng 62m về bên trái, cách đầu đường 32 khoảng 420m, đầu máy bay hướng về phía đường băng. Cánh quạt động cơ, càng trước máy bay bị gãy, đuôi và bộ phận thăng bằng ngang bị gãy gập, không có hiện tượng cháy nổ.
Theo Cục Hàng không, tai nạn xảy ra khi đang thực hiện huấn luyện học viên phi công cơ bản (bài bay đơn, bay vòng kín tại sân) tại sân bay Chu Lai. Máy bay bị xông ra ngoài đường băng trong quá trình hạ cánh thực hiện bay huấn luyện vòng kín.
Sau khi nhận thông tin, Cục Hàng không Việt Nam, đại diện Cảng vụ Hàng không miền Trung tại Chu Lai đã phối hợp các bên liên quan tiếp cận hiện trường tiến hành điều tra sơ bộ tai nạn.
Theo Cục Hàng không, máy bay huấn luyện bị tai nạn là loại máy bay Diamond DA20-C1, có hiệu lực giấy chứng nhận đủ điều kiện bay đến ngày 28-8-2022. Máy bay thuộc Công ty TNHH Trường hàng không New Zealand.
Học viên trên máy bay bị tai nạn 23 tuổi, quốc tịch Việt Nam, có giấy phép học viên bay hiệu lực đến ngày 31-10-2023. Giáo viên huấn luyện 38 tuổi, quốc tịch New Zealand, có giấy phép lái máy bay hiệu lực đến ngày 31-3-2026, giấy phép giáo viên huấn luyện bay có hiệu lực đến ngày 31-3-2024.
Thời điểm xảy ra tai nạn chỉ có một mình học viên bay lái máy bay thực hiện bài bay đơn, bay vòng kín tại sân. Trời lúc đó không mưa, hướng gió 10 độ, tốc độ gió 9 knot, tầm nhìn trên 10km, đảm bảo đủ tiêu chuẩn cho hoạt động bay huấn luyện bằng mắt.
Cục Hàng không cho biết ngay sau khi xảy ra tai nạn, cơ quan đã tạm thời đình chỉ, thu hồi giấy phép đối với học viên bay liên quan, di dời máy bay ra khỏi khu vực tai nạn và đưa về niêm phong tại khu vực nhà vòm bên cạnh văn phòng Trường hàng không New Zealand; niêm phong toàn bộ hồ sơ bảo dưỡng máy bay, hồ sơ huấn luyện để thực hiện công tác điều tra tai nạn máy bay theo quy định.
Căn cứ theo các quy định về điều tra sự cố tai nạn máy bay, Cục Hàng không đánh giá phân loại đây là tai nạn máy bay (mức A) trong hoạt động huấn luyện.
Cục Hàng không đã thành lập tổ điều tra, tiến hành công tác điều tra, xác minh nguyên nhân tai nạn và báo cáo Bộ Giao thông vận tải ngay khi có kết quả điều tra.
Nóng: Hai máy bay va nhau tại Nội Bài, đình chỉ bay với tổ lái Hai máy bay đã va nhau tại sân đỗ Cảng hàng không quốc tế Nội Bài tối nay 27.11. Lãnh đạo Cục Hàng không Việt Nam cho biết đã lập biên bản và đình chỉ với tổ bay. Trao đổi với Thanh Niên, ông Đinh Việt Thắng, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam, xác nhận sự cố va chạm giữa 2 máy...