Máy ATM Bitcoin đầu tiên châu Á hoạt động như thế nào?
Máy rút tiền bitcoin ATM đầu tiên của châu Á chuẩn bị có mặt tại một địa điểm ở Hong Kong vào cuối tháng 1/2014. Sự xuất hiện của máy ATM bitcoin sẽ giúp cả các nhà đầu tư và những người tò mò có thể dễ dàng tiếp cận với đồng tiền ảo này. Vậy nó sẽ hoạt động như thế nào?
Theo thông tin trên trang Wall Street Journal, Jordan Kelley, giám đốc điều hành của hãng Robocoin và là nhà sản xuất của máy ATM bitcoin, cho biết máy ATM bitcoin này rất dễ sử dụng, đơn giản như việc rút tiền mặt từ máy ATM thông thường. Giá bán lẻ của máy ATM bitcoin này là 20.000 USD.
Máy có màu xanh, trang bị màn hình cảm ứng giống như máy ATM truyền thống của các ngân hàng. Nó nhận tiền giấy và trải qua quá trình xác thực người dùng có thể kéo dài trong vài ngày. Quá trình xác thực này sẽ được cải tiến để rút ngắn thời gian.
Kelley nói Robocoin sử dụng quá trình xác thực 3 bước, kết hợp xác thực sinh trắc học, cộng với quét nhận dạng ID và công nghệ nhận dạng khuôn mặt.
Một khi bitcoin được mua thông qua một kiosk bitcoin, tiền ảo bitcoin sẽ có thể được lưu trong ví điện tử hoặc được ghi trên một hoá đơn được in cùng với mã số. Mã số hoá đơn giống như một chiếc chìa khoá bảo mật không được chia sẻ cho người khác biết.
Bitcoin là một tiền tệ ảo ra đời năm 2009 và phổ biến mạnh trong năm 2013. Hồi đầu năm ngoái, một bitcoin chỉ có giá 13 USD. Nhưng đến tháng 11, giá của nó đã lên đến gần 1.200 USD – một mức giá gần như không ai ngờ đến, ngoại trừ những nhà đầu tư, những người giàu và thèm khát bitcoin nhất.
Giá trị tăng vọt là niềm vui của những người mua bitcoin, nhưng cũng đặt ra nhiều rủi ro – và bất ổn giá là một trong những rủi ro đó.
“Do bitcoin quá mới và chúng ta vẫn ở trong giai đoạn ứng dụng đầu tiên, rủi ro lớn nhất là đồng bitcoin từ mức giá trị tới cả nghìn USD có thể trở về số không”, Zennon Kapron, nhà phân tích bitcoin và là giám đốc hãng tài chính Kapronasia ở Thượng Hải, Trung Quốc, nói. “5 năm nữa kể từ bây giờ đồng bitcoin có thể có giá trị rất cao, hoặc có thể chỉ có giá mấy chục USD”.
Trong tháng 12/2013, bitcoin đã mất đi một nửa giá trị sau khi Trung Quốc cấm sử dụng tiền ảo tại một số viện tài chính. Nhưng đến tháng 1/2014, khi nhà sản xuất game nổi tiếng Zinga bắt đầu thử nghiệm dùng bitcoin để giao dịch trong game Farmlville 2 và một số trò chơi khác, giá trị của bitcoin lại tăng trên 1.000 USD.
Máy ATM bitcoin hoạt động dễ dàng và giống như máy rút tiền thông thường
Video đang HOT
Mối lo lắng thứ hai với bitcon là nó thiếu sự điều tiết của các chính phủ trên thế giới. Trong một công bố bằng email, Cơ quan Tiền tệ Hong Kong (HKMA) cũng nhắc lại vấn đề này.
“HKMA không quản lý bitcoin. Các thành viên cộng đồng nên lưu ý về những rủi ro gắn liền với việc mua hay giao dịch bitcoin. Chúng tôi đang theo dõi chặt chẽ việc sử dụng bitcoin tại Hong Kong và chính sách quản lý ở nước ngoài, để xem xét có hành động khi cần thiết”.
Nếu có các chính sách quản lý, thì đó sẽ là sự phát triển tốt cho các nhà đầu tư và sự ổn định của đồng tiền ảo này.
“Chúng ta đã chứng kiến nhiều biến động đối với đồng bitcoin trong năm qua vì bitcoin không được quản lý. Thực tế, các tổ chức như Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc, Thái Lan, Singapore, Hong Kong và Đài Loan đã có những bình luận về bitcoin cho thấy còn rất nhiều ẩn số với đồng tiền ảo này”.
Quan ngại thứ ba là tính an ninh của bitcoin. Bất kỳ ai tiếp cận được mã số bí mật của bitcoin – là một dãy các số và chữ – đều có thể lấy bitcoin và sử dụng chúng.
Tuy vậy, nhà sản xuất máy rút tiền bitcoin cho biết ông dự định sẽ tung ra nhiều máy ATM bitcoin nữa sau Hong Kong. Hiện tại ông đang để mắt đến Đài Loan, châu Âu, Mỹ và Canada, nơi máy ATM bitcoin đã xuất hiện lần đầu ở Vancouver hồi tháng 10/2013.
Theo Vnreview
Tàu sân bay không ủng hộ Bitcoin
Đồng "tiền ảo" Bitcoin đã tồn tại từ năm 2009 nhưng tới đầu năm nay, thế giới mới chú ý đến nó sau khi giá trị của 1 Bitcoin (BTC) tăng hơn 10 lần từ 20 USD hồi đầu tháng 2 lên tới đỉnh 266 USD vào ngày 10/4 rồi rớt một mạch về 66 USD chỉ trong hai ngày sau đó. Hiện 1 BTC đang được giao dịch ở mức giá khoảng 60 USD.
Khi Bitcoin lập đỉnh, giới báo chí quốc tế sôi động với hàng loạt lời tụng ca dành cho loại "tiền ảo" này. Một số ý kiến cho rằng Bitcoin sẽ sớm thay thế đồng tiền pháp định do các NHTW phát hành. Tuy vậy, theo người viết, nhiều người đang quá vội vàng tung hô Bitcoin mà quên mất (hoặc không biết) tiền là gì.
Tàu sân bay không bảo vệ cho Bitcoin
Người ta hay chỉ trích đồng tiền do các NHTW phát hành là "không có giá trị nội tại", nó đơn giản chỉ là một tờ giấy (ở Việt Nam là một tờ ... nhựa) và nó có giá trị vì có người chịu nhận lấy nó để đổi lấy hàng hóa dịch vụ của họ.
Và ở điểm này thì hình như đồng bạc xanh 100 USD chẳng hơn gì đồng xu Bitcoin, và nếu tiêu được "đồng bạc xanh" thì tại sao lại không tiêu được "đồng vàng Satoshi"?
Sự thực không đơn giản như thế. Từ thuở khởi nguyên của các loại tiền "không có giá trị nội tại" như Đôla Mỹ hay ... Bitcoin, giá trị của đồng tiền nằm ở sức mạnh của tổ chức phát hành ra nó.
Tàu sây bay bảo vệ Đôla Mỹ chứ không phải Bitcoin
Ai phát hành ra Bitcoin? Một thanh niên nào đó mà &'nghe đồn' tên là Satoshi Nakamoto đã phát minh và hình như là cậu nhóc ở nhà kế bên vừa &'đào' được sáng qua từ dàn máy tính ở nhà.
Ai phát hành Đôla đồng? Về mặt kỹ thuật, đó là Cục dự trữ liên bang Mỹ nhưng bảo đảm giá trị cho USD là Hoa Kỳ và toàn bộ sức mạnh của nhà nước này.
Đó là tổ chức có 10 tàu sân bay, 71 tàu ngầm và 1.400.000 sĩ quan binh lính. Đó là tổ chức sở hữu kho vàng lớn nhất thế giới. Đó cũng là tổ chức có quyền ban hành và thực thi pháp luật (mà một trong số đó là luật quy định cấm không được từ chối nhận USD, vì thế nên mới có tên gọi "đồng tiền pháp định").
Trong một chừng mực nào đó, những nguồn lực kể trên chính là "giá trị nội tại" của USD, khiến người ta tin tưởng để nắm giữ và sử dụng. Còn Bitcoin? Tất cả những gì đồng tiền này có là một thuật toán phức tạp mà đa phần mọi người không hiểu nổi để mà kết luận có nên tin vào nó hay không.
Đồng tiền của suy thoái
Người thiết kế ra Bitcoin giới hạn tổng cung tiền ở mức 21 triệu BTC để nhằm bảo toàn giá trị, tránh hiện tượng in tiền tràn lan. Có lẽ người (hoặc nhóm người) này chưa hiểu biết nhiều lắm về hệ thống tiền tệ và đây không phải ưu điểm mà là một nhược điểm của Bitcoin.
Thực tế thì cung tiền phải luôn đảm bảo tương đương với tổng giá trị hàng hóa dịch vụ trong lưu thông, khi kinh tế tăng trưởng và tổng giá trị HH-DV lưu thông tăng lên, cung tiền cũng phải tăng nếu không sẽ gây ra giảm phát.
Khi nền kinh tế rơi vào tình trạng giảm phát, người ta đơn giản sẽ cất tiền dưới gối và không đưa vào đầu tư kinh doanh, khiến kinh tế càng lún sâu vào suy thoái (đây chính là điều đã diễn ra ở Nhật Bản suốt hai thập kỷ qua).
Nói cách khác, thiết kế của Bitcoin khiến hệ thống kinh tế nào lấy nó làm đồng tiền chính thức chắc chắn sẽ rơi vào giảm phát và Bitcoin biến thành một tài sản thuần túy mang tính đầu cơ thay vì một "đồng tiền".
Không biết có mua được Viettel mệnh giá thấp nhất không?
Thẻ điện thoại mệnh giá thấp nhất tại Việt Nam là 10.000 VNĐ, tức gần nửa USD. Mức giá này đã ổn định trong cả chục năm nay (tính theo VNĐ) và gần hai năm (tính theo USD). Nhưng tương đương với bao nhiêu Bitcoin? Rất khó biết chính xác, thậm chí là ước lượng.
Mỗi lần bán hàng là một lần quay
Khi bắt đầu viết bài này, người viết được trang MT.GOX thông báo giao dịch mới nhất của Bitcoin là 58 USD/BTC, hiện giá đã là 77 USD/BTC, tức tăng 30% chỉ trong vài giờ. Hầu như không có doanh nghiệp nào lại yết giá Hàng hóa - Dịch vụ của mình bằng một đồng tiền có mức độ biến động lớn đến thế.
Khi yết giá bằng Bitcoin, người bán không cách nào chắc chắn được giá trị mình sẽ thu về là bao nhiêu. Nếu người bán sẵn sàng "liều" như trong một ván bạc với mức độ thắng thua theo giờ cỡ hàng chục % (trong khi biên lợi nhuận gộp nhiều công ty chỉ vài %), thì Bitcoin là một tài sản đầu cơ chứ không phải là phương tiện trao đổi.
Về phía người mua, có lẽ không ai muốn giá xăng niêm yết bằng Bitcoin, vì chẳng ai biết đổ đầy bình sẽ tốn số tiền tương đương với 100 ngàn hay 1 triệu VNĐ, hay có thể vừa cắn răng đổ đầy bình giá tương đương 1 triệu xong thì hôm sau cùng số xăng ấy chỉ còn đáng giá có 100 ngàn.
Có thật là đồng tiền dành cho tương lai?
Từ góc độ kinh tế học mà nói, với thiết kế như hiện nay Bitcoin không thể cạnh tranh với đồng tiền do các NHTW phát hành, vì nó không phải phương tiện trao đổi, cũng khó có thể lưu trữ giá trị.
Vậy giả sử giá trị của Bitcoin dần đi vào bình ổn, liệu nó có phải phương tiện thanh toán của tương lai? Và câu chuyện về một đột phá công nghệ mang tên "tiền ảo" không mất chi phí in ấn, di chuyển tiện lợi khắp toàn cầu và có thể thanh toán ở bất kỳ đâu có phải là mới mẻ?
Theo GenK
Việt Nam không công nhận Bitcoin Trao đổi qua điện thoại với TBKTSG ngày 13/1, một lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cho rằng, Bitcoin là đồng tiền không hợp pháp tại Việt Nam, do đó không được chấp nhận trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Vị lãnh đạo này cho biết quan điểm của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) về Bitcoin sau khi Công ty TNHH Hiệp Đồng,...