Máy ảnh Sigma dáng lạ dùng cảm biến Foveon mới
Model mới nhất DP2 Quattro sử dụng ống kính tiêu cự cố định và cảm biến Foveon vẫn sử dụng ba lớp nhưng cấu trúc được thay đổi lại.
Cảm biến Foveon mới sẽ có hai lớp dưới giảm độ phân giải cho phép lượng dữ liệu cần xử lý ít hơn.
Phiên bản DP2 Quattro có kiểu dáng khá đặc biệt với chiều dài lớn nhưng phần thân lại hẹp. Sản phẩm sẽ có ba phiên bản sử dụng ống kính là 19 mm, 30 mm và 50 mm f/2.8 cho tiêu cự tương đương 28 mm, 45 mm và 75 mm (quy đổi máy phim 35 mm).
Cảm biến mà Quattro sử dụng cũng có nhiều khác biệt so với thế hệ trước. Vẫn là công nghệ Foveon có 3 lớp để phát hiện thông tin màu sắc đầy đủ nhưng thế hệ mới sẽ chỉ có lớp trên cùng có độ phân giải 19,6 megapixel thay vì cả ba lớp như trước đây. Hai lớp dưới sẽ chỉ lưu giữ độ phân giải là 4,9 megapixel mỗi lớp. Cả ba phiên bản máy Quattro mới đều sử dụng công nghệ cảm biến mới này.
Video đang HOT
Sigma DP2 Quattro.
Sigma cho biết tỷ lệ 04:01:01 về độ phân giải trên ba lớp giúp duy trì hầu hết các lợi thế độ phân giải màu sắc của thiết kế Foveon nhưng lại giảm được đáng kể lượng dữ liệu phải xử lý giúp việc cải thiện nhiễu ảnh tốt hơn. Theo hãng, lớp đầu 19,6 megapixel sẽ nắm bắt phần lớn các thông tin về độ sáng, độ phân giải trong khi các lớp sâu hơn cung cấp thông tin về màu sắc.
Ngoài việc chụp hình ảnh JPEG ở độ phân giải 19,6 megapixel, chế độ 39 megapixel JPEG cũng được cung cấp. Chế độ ảnh RAW 14-bit sẽ bao gồm đầy đủ các dữ liệu của từng lớp.
Thông số kỹ thuật về ống kính, số lượng thấu kính và nhóm cũng như khoảng cách lấy nét tối thiểu của dòng DP Quattro không thay đổi so với Merrill hiện có. Cả ba đều có màn hình LCD độ phân giải 920.000 pixel, hệ thống 9 điểm lấy nét tự động tương phản.
DP2 Quattro có cân nặng 395 gram không bao gồm pin và thẻ nhớ, nặng hơn 40 gram so với người tiền nhiệm. Máy sử dụng loại pin mới BP-51 có dung lượng cao hơn.
Theo VNE
Canon theo đuổi cảm biến nhiều lớp như Foveon của Sigma
Thiết kế mới cho phép mỗi điểm ảnh của cảm biến nắm bắt thông tin màu sắc khác nhau mà không cần đến bộ lọc màu.
Sơ đồ mô tả lớp cảm biến trong bằng sáng chế của Canon.
Canon mới đây đã được cấp một bằng sáng chế về thiết kế cảm biến nhiều lớp nhạy cảm màu. Diễn biến mới cho thấy hãng máy ảnh Nhật Bản vẫn đang theo đuổi công nghệ được coi là mang tính đột phá so với hầu hết các cảm biến trên thị trường hiện tại. Thông tin từ Japanese Engineering Accomplishment cho hay Canon đang muốn sản xuất hệ thống nhằm thúc đẩy sự cộng hưởng trong các bộ cảm biến, trong nỗ lực để làm cho các lớp dưới nhạy cảm hơn.
Giống như chip Foveon của Sigma, thiết kế nhiều lớp cho phép mỗi điểm ảnh của cảm biến nắm bắt thông tin về màu sắc khác nhau và không cần đến bộ lọc màu.
Cảm biến trong 7D có hai lớp với một lớp là hệ thống đo sáng iFCL.
Canon đã từng sử dụng một bộ cảm biến hai lớp trong hệ thống đo sáng iFCL giới thiệu cùng mẫu EOS 7D. Hiện nay mới chỉ có Sigma, với công nghệ Foveon độc quyền là sử dụng một thiết kế nhiều lớp tái tạo hình ảnh cuối cùng. Nguyên tắc là màu sắc khác nhau của ánh sáng có năng lượng khác nhau, cho phép thâm nhập vào độ sâu khác nhau trong tầng lớp của cảm biến. Thiết kế cảm biến hiện tại chưa thể cung cấp độ nhạy cảm ánh sáng như vậy. Ví dụ như màu đỏ có thể bị mất trong các bộ cảm biến thay vì được ghi lại.
Canon hiện không phải là công ty duy nhất nghiên cứu cảm biến nhiều lớp sau Sigma. Sony cũng đã công bố một bằng sáng chế gần tương tự với hy vọng bỏ thiết kế màu moire và độ phân giải màu sắc tồn tại trong thiết kế Bayer truyền thống.
Theo VNE