Mâu thuẫn gia tăng giữa Mỹ và các đồng minh
Căng thẳng đang tiếp tục dâng cao giữa Mỹ với các quốc gia đồng minh liên quan đến vụ bê bối nghe lén điện thoại của hệ thống tình báo Mỹ khi không chỉ Pháp và Mexico mà cả Đức và Brazil cũng bày tỏ bất bình với Washington.
Phát biểu tại Geneva, Thụy Sĩ, ngày 22/10, Ngoại trưởng Mexico Jose Antonio Meade cho biết theo chỉ thị của Tổng thống Enrique Pena Nieto, ông sẽ triệu Đại sứ Mỹ Anthony Wayne để làm rõ các cáo buộc rằng Mỹ từng do thám thư điện tử của cựu Tổng thống Felipe Calderon trong thời gian ông còn cầm quyền.
Toàn cảnh Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ tại Fort Meade, Maryland. Ảnh: AFP/TTXVN
Bộ trưởng Nội vụ Mexico Miguel Angel Osorio Chong cũng xác nhận đã ra lệnh mở một cuộc điều tra về các cáo buộc nhằm vào hoạt động do thám của Mỹ, trong đó có cả hành vi do thám thư điện tử và nghe lén các cuộc thoại, tin nhắn của ứng cử viên Tổng thống Enrique Pena Nieto trước khi ông đắc cử. Theo Bộ trưởng Osorio Chong, cơ quan tình báo CISEN và cảnh sát liên bang của Mexico sẽ tiến hành điều tra “thấu đáo” để xem liệu hoạt động do thám trên có được tiến hành hay không và có sự dính líu của bất kỳ quan chức Mexico nào không.
Cùng ngày, Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius cho biết đã nói rõ với người đồng cấp Mỹ John Kerry rằng việc do thám các đồng minh là “không thể chấp nhận được”. Ông cũng đã yêu cầu Ngoại trưởng Kerry cung cấp kịp thời các chi tiết và những thông tin liên quan đến việc Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) bí mật giám sát hàng chục triệu cuộc điện thoại tại Pháp. Tuy nhiên, Paris sẽ không đẩy mâu thuẫn với Washington lên đỉnh điểm mà vẫn duy trì quan hệ mật thiết và chặt chẽ với Mỹ, cũng như với các đối tác và các đồng minh khác.
Trước đó, Tổng thống Brazil Dilma Rousseff đã hủy chuyến thăm cấp nhà nước đến Mỹ sau khi cựu điệp viên CIA Edward Snowden tiết lộ Mỹ đã cài máy nghe trộm điện thoại giữa bà với các phụ tá, xâm nhập hệ thống mạng máy tính của công ty dầu mỏ quốc gia và lấy cắp dữ liệu từ thư điện tử cùng các cuộc điện thoại tại quốc gia này.
Tại Đức, chính phủ của Thủ tướng Angela Merkel cũng đã hủy bỏ một thỏa thuận giám sát có từ thời Chiến tranh Lạnh sau khi Mỹ bị cáo buộc theo dõi các đường dây thông tin liên lạc ở châu Âu.
Trước những cáo buộc và phản ứng tức giận của cộng đồng quốc tế, chính phủ Mỹ đã tìm cách xoa dịu căng thẳng và biện hộ cho hành động do thám trên diện rộng của mình. Trong cuộc điện đàm với Tổng thống Pháp Francois Hollande ngay sau khi tờ báo Le Monde của Pháp đăng tải thông tin về hoạt động do thám của Mỹ đối với 70 triệu cuộc gọi thoại của công dân Pháp từ 10/12/2012 tới 8/1/2013, Tổng thống Mỹ Barack Obama cam kết sẽ xem xét lại toàn diện các chương trình do thám của Mỹ.
Trong khi đó, Giám đốc tình báo quốc gia Mỹ James Clapper cho rằng các thông tin đăng trên tờ Le Monde “chứa những thông tin không chính xác và sai lệnh”. Trong thông báo gửi qua thư điện tử, ông Clapper còn khẳng định cáo buộc về NSA trên Le Monde là “giả mạo”. Ông Clapper từ chối thảo luận chi tiết về hoạt động của NSA mà chỉ nhấn mạnh rằng “Mỹ tiến hành hoạt động thu thập tin tức theo phương thức mà tất cả các quốc gia trên thế giới đều áp dụng để bảo vệ đất nước, lợi ích quốc gia và các đồng minh khỏi các mối đe dọa như khủng bố hay phổ biến vũ khí hủy diệt lớn.
Tranh cãi cũng nổ ra khi nhân viên tình báo các nước cáo buộc lẫn nhau về hoạt động do thám ở nước ngoài. Cựu điệp viên CIA Bob Baer từng có ba năm hoạt động ở Paris nói rằng cơ quan tình báo Pháp cũng thường xuyên do thám công dân Mỹ, kể cả các nhà ngoại giao và doanh nhân. Cựu điệp viên CIA này nói rằng các nhân viên tình báo Pháp thậm chí còn xâm nhập các phòng khách sạn, cài đặt thiết bị nghe lén tại các ghế hạng nhất trên máy bay để nghe trộm các cuộc đối thoại của người Mỹ.
Đáp lại, một cựu giám đốc tình báo Pháp xác nhận đã thu được một bộ hồ sơ mật nêu chi tiết về việc các công ty Mỹ và Nga đưa ra các đề nghị độc quyền để cạnh tranh với một công ty Pháp trong vụ đấu thầu một hợp đồng cung cấp máy bay chiến đấu cho Ấn Độ trị giá 1 tỷ USD. Báo Le Monde cho rằng trong khi các hoạt động do thám lẫn nhau giữa giới tình báo và các hoạt động công ty được coi là thường xuyên thì các công dân Pháp vô tình cũng đã bị cuốn vào sự giám sát của tình báo Mỹ.
Theo Báo Tin tức
"Người thổi còi" Snowden và cuộc chiến Nga - Mỹ
Hàng chục triệu cuộc điện đàm tại Pháp, thậm chí đến cả hòm thư điện tử của cựu Tổng thống Mexico Felipe Calderon đều nằm trong vòng kiểm soát của chương trình nghe lén "động trời" của Cục An ninh Quốc gia Mỹ (NSA)
Video đang HOT
Pháp - Mỹ - Mexico nổi sóng
Paris ngay lập tức cho triệu Đại sứ Mỹ yêu cầu giải thích cáo buộc liên quan đến hoạt động nghe lén của Washington đôi với nước này.
Theo như tờ Le Monde và tờ Der Spiegel hé lộ thì Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) đã bí mật theo dõi hàng chục triệu cuộc điện đàm tại Pháp cũng như đột nhập hòm thư điện tử của cựu tổng thống Mexico Felipe Calderon.
Le Monde dẫn tài liệu của Snowden cho biết, cơ quan tình báo Mỹ đã ghi âm 70,3 triệu cuộc điện đàm ở Pháp trong giai đoạn từ 10/12 năm ngoai tới 8/1 năm nay. tài liệu là cơ sở khẳng định rằng NSA không chỉ nhằm vào những nghi phạm khủng bố, mà còn cả những nhân vật cấp cao trong giới kinh tế hoặc chính trị.
Ngoại trưởng Pháp Fabius
Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius cho biết đại sứ Mỹ đã "ngay lập tức" được triệu tập đến Bộ Ngoại giao Phap vào sáng nay.
"Những hành vi xâm hại đến quyền riêng tư như trên, giữa các đối tác, là hoàn toàn không thể chấp nhận được. Chúng tôi phải nhanh chóng đảm bảo rằng chúng sẽ không xảy ra trong bất cứ hoàn cảnh nào nữa", Ngoại trưởng Pháp khẳng định.
Thủ tướng Pháp Jean-Marc Ayrault và Bộ trưởng Nội vụ Manuel Valls bày tỏ cú "sốc nặng" trước những tiết lộ trên.
Bộ trưởng Nội vụ Pháp Manuel Valls lên tiếng đòi hỏi 1 sự giải thích rõ ràng từ Mỹ
Pháp vốn được coi là đồng minh thân cận và truyền thống của Mỹ. Còn nhớ trong cuộc chiến tại Syria vừa qua, Pháp nổi lên với lập trường hoàn toàn tin tưởng và ủng hộ chính phủ Obama hết mình.
Có vẻ như mối quan hệ đã có sự sứt mẻ sau bê bối nghe lén này.
Trong khi đó, chính quyền Mexico tuyên bố yêu cầu câu trả lời từ Mỹ "càng sớm càng tốt".
Ngày 20/10, tuần báo của Đức Der Spiegel dẫn nguồn tin mật bị rò rỉ từ "người thổi còi" Edward Snowden cho hay NSA xâm nhập tài khoản email của Tổng thống Mexico trong thời gian đương nhiệm.
Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Mexico cùng ngày tỏ ra vô cùng bức xúc: "Điều này là không thể chấp nhận, bất hợp pháp và trái với pháp luật của Mexico và quốc tế".
Hồi tháng 9. Mexico cùng quốc gia Nam Mỹ Brazil đã triệu Đại sứ Mỹ đến sau khi có các báo cáo truyền thông về việc Mỹ thực hiện các hoạt động gián điệp đối với các nhà lãnh đạo nước này.
Hiện Mỹ vẫn chưa có bình luận nào về bài báo tiết lộ thông tin của Le Monde.
Vết cắt trong quan hệ Nga - Mỹ
Edward Snowden, cựu nhân viên tình báo Mỹ đã tiết lộ nhiều bí mật về chương trình giám sát của NSA trên toàn thế giới gây ra nhiều tranh cãi kéo dài từ tháng 6 đến nay.
Đặc biệt trong những tiết lộ gần đây cho thấy NSA theo dõi cả một số đồng minh thân cận của Mỹ khiến quan hệ giữa Mỹ và các nước đồng minh trở nên căng thẳng hơn.
"Người thổi còi" Edward Snowden tiếp tục tiết lộ những bí mật động trời trong chương trình nghe lén "toàn cầu" của chính phủ Mỹ
Cựu tình báo viên được cho là đang tị nạn tại Nga. Hình ảnh anh này khi đang mua sắm tại một trung tâm thuộc thủ đô Moscow mới đây thêm với việc cha ruột Lon Snowden cũng đã đến Nga, có chuyến thăm con trai đầu tiên càng cụ thể hơn nguồn tin này.
Với việc trao quy chế tị nạn cộng thêm tuyên bố không dẫn độ "kẻ phản quốc" Snowden theo quan niệm của Mỹ mà Tổng thống Nga Putin đưa ra hồi đầu tháng 9, vết rạn trong quan hệ Nga - Mỹ dường như càng diễn biến tiêu cực.
"Chúng tôi không thể đánh giá liệu Snowden có phạm phải những tội danh số một ở Mỹ hay không. Nhưng chúng tôi - một quốc gia chủ quyền- không có bất cứ thỏa thuận nào với Mỹ, nên không thể làm bất cứ điều gì ngoài việc cho anh ta cơ hội ở lại đây", ông Putin khẳng định trong bối cảnh nước Mỹ sôi sục lo bị "bóc mẽ".
Chính phủ Nga cũng chưa một lần thông báo trước cho Nhà Trắng về quyết định liên quan đến Snowden.
Dmitri K. Simes, chuyên gia về Nga làm việc cho Trung tâm nghiên cứu lợi ích quốc gia Mỹ cho rằng quyết định của Nga phản ánh sự tính toán của Putin, quyết không khoan nhượng trước Obama.
"Sự bằng mặt không bằng lòng" của 2 nhà lãnh đạo vốn đã âm ỉ từ trước đó.
Nội chiến ở Syria đến tân tổng thống Iran hay chương trình cắt giảm vũ khí hạt nhân chiến lược, chưa khi nào Nga - Mỹ đứng chung một chiến tuyến.
Edward Snowden chỉ đóng vai trò "mồi lửa" cho quan hệ căng thẳng này.
Snowden khác nào "giọt nước tràn ly" trong vết rạn giữa Nga và Mỹ
Trong khi cường quốc số 1 thế giới liên tục hứng chịu chỉ trích của đồng minh, người được lợi nhất lúc này là ai nếu không phải Nga?
Không loại trừ khả năng cựu tình báo viên đã trở thành một thứ vũ khí đắc lực của Nga trên chính trường trong bối cảnh Nga - Mỹ tiếp tục cho thấy sự bất đồng đặc biệt từ sau vấn đề "nội chiến Syria".
Giáo sư Angela E. Stent, cựu quan chức tình báo quốc gia chuyên về Nga, hiện làm việc tại đại học Georgetown nhận xét rằng với thời gian tị nạn ngắn ngủi dành cho Snowden có thể tạo cho Nga lợi thế về lâu dài khi thương lượng về các vấn đề như cắt giảm vũ khí, Syria hay Iran với phía Washington.
Thêm vào đó, "báu vật phòng không" S-300 của Nga vẫn đang là một trong những tên lửa đối không mạnh nhất trên thị trường kể từ lần đầu tiên được Liên Xô (cũ) triển khai vào năm 1979 đến nay.
S-300 hay SA-20 Gargoyles theo cách gọi của NATO được xem là một trong những tên lửa quý giá nhất của Moscow có khả năng phá hủy tên lửa hành trình và chiến đấu cơ của đối phương.
Báu vật này thậm chí cũng có thể cùng lúc lần theo tới 100 mục tiêu, với thời gian triển khai là 5 phút.
Có thể thấy, với sức mạnh đáng gờm hiện tại của điện Kremlin, liệu Mỹ còn tiếp tục "độc tôn" toàn cầu được đến khi nào?
Theo Báo Đất Việt
Scandal các nguyên thủ (K4): Petr Necas-Quýt làm, cam chịu Thủ tướng CH Séc Petr Necas vừa buộc phải từ chức vì một vụ bê bối leo thang liên quan đến cáo buộc tham nhũng, gián điệp của nữ Tham mưu Trưởng Jana Nagyova. Quyền mất, tình tan Thủ tướng Petr Necas đưa thông báo gây xôn xao dư luận vào cuối ngày 16-6. Trước đó vài ngày, cảnh sát đã lục soát...