Máu người trẻ có thể chặn lão hóa người già?

Theo dõi VGT trên

Bất tử, trẻ mãi không già và cải lão hoàn đồng là những khát vọng muôn đời của con người. Gần đây, ở nước Mỹ tiên tiến, một phương pháp được cổ xúy là truyền máu của người trẻ để chậm lão hóa người già.

Máu người trẻ có thể chặn lão hóa người già? - Hình 1

Lão hóa là diễn biến tự nhiên

Lão hóa là quá trình thay đổi của con người theo thời gian, bao gồm những thay đổi về thể chất, tâm lý và xã hội. Những quá trình thay đổi của sự lão hóa thường chậm rãi khó nhận biết. Tiến sĩ Bernard Bernard, Phó GĐ Viện Lão hóa quốc gia Hoa Kỳ (US National Institute on Aging) cho rằng “Về bản chất, lão hóa là một quá trình tinh tế, yên tĩnh”.

Lão hóa cơ thể con người xảy ra ở nhiều cấp độ: (1) mức tế bào qua việc giảm số lần sao chép do các telomere bị rút ngắn; (2) mức các enzyme và hóc môn ảnh hưởng lên các quá trình chuyển hóa cơ thể, ví dụ các hóc môn sinh dục kích thích dậy thì, kinh nguyệt khi trẻ về già sẽ làm mãn kinh, da khô và loãng xương.., và (3) sự tích lũy dần các thương tổn do phơi nhiễm độc tố, tia tử ngoại trong ánh nắng mặt trời, thực phẩm có hại, khói thuốc gây tổn thương tế bào, mô, cơ quan và suy giảm khả năng duy tu, phục hồi.

Lão hóa cũng là một trong những yếu tố nguy cơ lớn nhất với các bệnh lý của con người: trên thế giới mỗi ngày có đến 150.000 người chết, trong đó 2/3 vì các nguyên nhân liên quan đến tuổi tác.

Một số nguyên nhân gây lão hóa rất được lưu ý là: Sự tích lũy các thương tổn, đặc biệt do stress oxy hóa vào DNA, khiến các hệ thống sinh học hoạt động không hiệu quả; cơ chế lão hóa đã được lập trình, như sự methyl hóa DNA; và lão hóa qua trung gian các vòng luẩn quẩn (vicious cycle).

Những yếu tố ảnh hưởng quá trình lão hóa

Chuyên gia lão hóa thế giới thống nhất chia ra hai nhóm:

* Những yếu tố được lập trình (programmed factors)

Đây là các yếu tố quan trọng liên quan với hoạt động của nhiễm sắc thể và gen di truyền:

Độ dài của các telomere.

Giải Nobel sinh-y học 2009, được trao cho ba nhà khoa học người Mỹ là Elizabeth Blackburn, Carol W.Greider và Jack W.Szostak với công trình nghiên cứu về enzyme telomerase trong các bệnh ung thư và tuổi thọ.

Máu người trẻ có thể chặn lão hóa người già? - Hình 2

Ở người, khi tế bào phân chia các telomere bị ngắn dần và quá trình lão hóa sẽ kèm theo. Enzyme telomerase xúc tác tổng hợp các telomere và sẽ kéo dài tuổi thọ, và ức chế hay tiêu hủy telomerase mở ra một hướng mới trong điều trị ung thư.

Sự methyl hóa axit nhân (DNA methylation);

Gene FOXO3A, có tác dụng kéo dài tuổi thọ;

Protein mTOR (mammalian target of rapamycin) ảnh hưởng lên lão hóa qua chu trình sử dụng insulin (insulin signalling pathway)

Video đang HOT

Quá trình tự miễn dịch (autoimmunity) vốn tăng dần theo tuổi tác.

Yếu tố TGF- (Transforming Growth Factor beta)….

* Những yếu tố thương tổn (damage-related factors)

Đây là những yếu tố gây ra các thương tổn mô tế bào tích lũy dần trong quá trình sinh sống:

Tổn thương nhân tế bào (DNA damage);

Sự bất ổn định gene di truyền (genetic instability);

Sự tích tụ chất thải.

Các gốc tự do gây stress oxy-hóa.

Làm thế nào ngăn ngừa và chậm lão hóa ?

* Lối sống lành mạnh

Ăn uống sức khỏe (healthy eating).

Hạn chế thực phẩm chế biến sẵn, fastfood. Giảm đường ngọt, muối và chất béo. Ăn nhiều trái cây, rau, chất xơ và cá.

Bỏ hút thuốc lá. Ngoài cải thiện chức năng hô hấp, giảm bệnh tim mạch, nội tiết và nguy cơ phát triển ung thư, bỏ hút thuốc lá còn ngăn chặn stress oxy-hóa và làm chậm quá trình lão hóa.

Vận động, thể dục. Ngoài giảm nguy cơ các bệnh nội tiết và chuyển hóa như béo phì, đái tháo đường, vận động thể dục cũng giảm chậm lão hóa.

Ngủ đúng giờ, đủ giấc.

Giảm căng thẳng (stress). Giảm căng thẳng, giận dữ, trầm cảm có tác dụng tích cực để giảm chậm quá trình lão hóa.

* Thuốc, can thiệp y khoa làm chậm lão hóa

Resveratrol, polyphenol có nhiều trong rượu nho, có tác dụng như chất chống oxy-hóa, hạn chế năng lượng (caloric restriction mimetic) có tác dụng chậm lão hóa rõ ràng trên cả người và động vật.

Hai thuốc có tác dụng ngăn ngừa hay chậm lão hóa sinh học trên động vật nhưng chưa được chứng minh trên người là: metformin, rapamycin.

Nhà ung thư di truyền học Ronald A. DePinho và các cộng sự đã thí nghiệm phục hồi hoạt động của enzyme telomerase qua việc kích hoạt gen telomerase trên chuột. Kết quả là, chuột được trẻ hóa: tinh hoàn hoạt động bình thường, con vật lấy lại khả năng sinh sản. Các cơ quan khác như lá lách, gan, ruột và não, phục hồi từ trạng thái thoái hóa của chúng. Nhưng Ronald DePinho lưu ý: “Kích hoạt telomerase ở người có thể gây phát triển các khối ung thư”.

Tổng quan về truyền máu

* Tác dụng và chỉ định

Truyền máu là quá trình nhận máu hoặc các sản phẩm từ máu qua đường tĩnh mạch nhằm bù thế các thành phần của máu đã bị mất. Ngày trước, thường truyền máu toàn phần, y học hiện đại có chỉ định truyền khác nhau: (1) máu toàn phần trong các xuất huyết nặng; (2) hồng cầu khối trong các thiếu máu (hồng cầu) như suy thận mãn, thiếu máu thiếu sắt (iron deficiency anemia); (3) tiểu cầu trong sốt xuất huyết dengue, ung thư; (4) huyết tương hay các yếu tố đông máu trong suy gan nặng, rối loạn đông máu, ung thư..

* Nguy cơ và biến chứng

Truyền máu là động thái đưa chất ngoại lai trực tiếp vào máu, nên dù được chỉ định và thực hiện đúng quy trình, một số nguy cơ và biến chứng cũng vẫn có thể xảy ra:

Sốt: Thường không nghiêm trọng nếu chỉ sốt nhẹ, có khi kèm dấu hiệu khác như buồn nôn, đau ngực cần theo dõi kịp thời.

Dị ứng: Có thể xảy ra khi chọn nhóm máu thích hợp, thường là ngứa và nổi mề đay rồi tự hết.

Tan máu miễn dịch cấp tính: Biến chứng này rất hiếm, nhưng là một cấp cứu y tế. Phản ứng diễn ra trong hoặc ngay sau khi truyền máu, với các triệu chứng như sốt, ớn lạnh, buồn nôn, đau ở ngực, lưng. Nước tiểu sậm đen nâu.

Tan máu chậm: Xảy ra chậm, từ từ.

Sốc phản vệ: Xảy ra nhanh vài phút sau khi bắt đầu truyền máu và là một cấp cứu nặng, đe dọa tính mạng.

Chấn thương phổi cấp tính liên quan đến truyền máu (transfusion-related acute lung injury, TRALI).

Nhiễm trùng qua máu (blood borne infections): Nhiễm HIV; Viêm gan B, C; Nhiễm virus West Nile, Zika…

Máu người trẻ không thể chậm lão hóa cho người già

Sự vụ bắt đầu năm 2007, từ nghiên cứu của GS Tony Wyss-Coray và cộng sự, ĐH Stanford, Mỹ, về lão hóa và thoái hóa thần kinh. Cặp chuột, một già một trẻ, được phẫu thuật dính liền thân và con chuột trẻ nhận máu từ con già và ngược lại. Kết quả, số nơ-ron (tế bào thần kinh) trong vùng hãi mã (hippocampus) con già tăng lên và con trẻ giảm xuống. Nhóm nghiên cứu đưa ra giả thiết rằng máu của chuột trẻ chứa một loạichất giải chống lại sự tàn phá của tuổi già. Bảy năm sau, 2014, GS Tony Wyss-Coray thử chuyền máu người trẻ để chữa Alzheimer cho người già nhưng không có kết quả gì.

Ngày 20/2/2019, Cục Quản lý Thực và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã chính thức cảnh báo liệu pháp truyền máu từ thanh niên không giúp cải thiện sức khỏe, chống lão hóa và trị bệnh Alzheimer như quảng cáo, thậm chí còn gây hại.

Thay lời kết

Lão hóa là một quá trình tự nhiên, không thể tránh bỏ, đã được “lập trình” của sự sống theo luật “sinh lão bệnh tử”. Benjamin Franklin đã viết: “Trong thế giới này, không có gì là chắc chắn, ngoại trừ cái chết và thuế, và cái không thể tránh khỏi: lão hóa”. Giáo sư Kenneth Minaker, Trưởng khoa lão Bệnh viện Massachusetts, Boston và Giáo sư Khoa Y ĐH Harvard, cho rằng: “Không nên nghĩ rằng lão hóa là một sự thất bại của các hệ thống cơ thể chúng ta. Lão hóa cũng là một quá trình cứu sống, là quá trình thích nghi suốt đời để ngăn chặn phát triển bệnh ung thư”. Các nghiên cứu của Giáo sư Becca Levy ĐH Y tế công cộng Yale, cũng cho rằng lão hóa có các yếu tố đã lập trình từ gen nhiễm sắc thể.

Nhưng, với quan điểm lão hóa là một bệnh, nhiều nhà nghiên cứu đang cố sức tìm ra nguyên nhân, thuốc, phương cách chữa trị và phòng ngừa, và truyền máu người trẻ để chống lão hóa là một ý tưởng đó. Theo y học hiện nay, chỉ định chuyền máu là nhằm thay thế hay bù lại các thành phần máu bị mất hay thiếu hụt. Máu có chứa cả ngàn chất sinh học khác nhau, từ những chất đơn giản đến đa năng, phức tạp…Dù khá nhiều chất đã được nhận dạng, nhưng cơ chế làm việc chức năng của chúng còn rất mơ hồ, chưa biết rõ.

Y học liên hệ đến sinh mạng con người, và là ngành khoa học chứng cứ (evidence based science), không thể suy luận rồi điều trị thử ngay trên con người. Cần tuân thủ chỉ dẫn của FDA: Vì không có cơ sở, nên không sử dụng liệu pháp truyền máu người trẻ để chống lão hóa cho người già.

TS.BS Trần Bá Thoại

Uỷ viên BCH Hội Nội tiết Việt Nam

Theo Dân trí

Con người có thể trẻ mãi không già?

Với mục tiêu đảo ngược các dấu hiệu lão hóa, phương thuốc do nhóm nghiên cứu đến từ Trường Y khoa - Đại học John Hopkins (Mỹ) nhắm vào loại chất béo mang tên glycosphingolipids (GLS), là yếu tố khiến tóc dần bạc, da dần nhăn nheo theo tuổi tác.

Con người có thể trẻ mãi không già? - Hình 1

Con người có thể sống đến 90 hoặc 100 tuổi vẫn cảm thấy như họ 50 hoặc 60 tuổi? - Ảnh: Internet

Để thí nghiệm, các nhà khoa học tìm cách cho những con chuột của họ già đi nhanh chóng bằng một chế độ ăn công nghiệp kiểu mẫu, nhiều chất béo và cholesterol. Với vòng đời của chuột, chỉ 8 tuần duy trì chế độ ăn thiếu lành mạnh đã đủ để các con chuột 20 tuần tuổi lông bị bạc đi nhiều và da xuất hiện các nếp nhăn.

Từ thời điểm này, nhóm chuột được chia làm hai: một nửa tiếp tục ăn và sống theo lối công nghiệp, một nửa được điều trị bằng hợp chất thử nghiệm D-threo-1-phenyl-2-decanoylamino-3-morpholino-1-propanol (D-PDMP), chính là phương thuốc "cải lão hoàn đồng".

Đến tuần tuổi thứ 36, 3/4 nhóm chuột không được điều trị đã có làn da như của một người gần đất xa trời với những tổn thương nặng nề; trong khi nhóm chuột dùng D-PDMP thì... trẻ ra, da chúng dần hết nhăn và lông thì đen trở lại.

Cùng với mục đích chống lão hóa, loại thuốc chống lão hóa đã được nhóm nghiên cứu tại Mayo Clinic (Mỹ) thực hiện hứa hẹn mang lại hiệu quả tốt. Loại thuốc này nhằm loại bỏ những tế bào đóng vai trò trong các tình trạng mạn tính như bệnh tim, mất thị lực, mất trí nhớ, suy yếu xương,...

Tiến sĩ James Kirkland, nhà nghiên cứu lão khoa tại Mayo Clinic (Mỹ), người đứng đầu Trung tâm Kogod về lão hóa, cho biết: "Lý tưởng là nếu mọi người có thể sống đến 90 hoặc 100 tuổi mà vẫn cảm thấy như họ chỉ mới 50 hoặc 60 tuổi".

Tuy nhiên, trong khi chờ loại thuốc tiềm năng này được ứng dụng, chúng ta vẫn có nhiều cách khác để trì hoãn sự lão hóa.

Đó là duy trì một lối sống năng động về thể chất và nên bắt đầu càng sớm càng tốt. Cũng có thể giúp làm chậm quá trình lão hóa bằng cách ngăn ngừa viêm, có liên quan đến bệnh Alzheimer và các rối loạn khác cải thiện sức khỏe tâm thần.

Mặt khác, việc điều chỉnh thói quen ăn uống đúng cũng cần thiết giúp cơ thể khỏe mạnh. Hầu hết các chuyên gia đều khuyến cáo chế độ ăn Địa Trung Hải tập trung vào lượng ăn nhiều trái cây, rau, cá, dầu ô liu...

H.Anh

Theo motthegioi

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

3 mối nguy tiềm ẩn khi ăn tôm
13:46:38 17/11/2024
Nữ sinh 19 tuổi tử vong sau khi ăn 2 miếng bánh
14:08:05 18/11/2024
Vấn nạn trẻ hóa bệnh đái tháo đường
13:50:17 17/11/2024
Chụp MRI, phát hiện điều không ngờ nhờ uống trà xanh
11:11:44 18/11/2024
9 loại đậu và cây họ đậu tốt cho sức khỏe
07:10:42 17/11/2024
Có 1 loại rau giàu canxi hơn sữa, giá rẻ không lo phun hóa chất
07:15:30 17/11/2024
Uống nước táo đỏ khô mỗi ngày có tốt?
11:05:16 18/11/2024
Những hệ lụy khôn lường sức khỏe khi ngồi quá lâu
11:07:15 18/11/2024

Tin đang nóng

NSƯT Kim Tiểu Long đau buồn báo tin con gái qua đời
13:14:49 18/11/2024
Hoài Linh: "Anh không vừa lòng thì xé hợp đồng, mẹ tôi tôi không bỏ được"
13:16:57 18/11/2024
Hoa hậu Quốc tế Thanh Thủy về nước: Visual xinh bất bại qua cam thường, ghi điểm cực lớn bởi 1 chi tiết
13:24:49 18/11/2024
Sốc với thu nhập của Lý Tử Thất
16:22:30 18/11/2024
Diễn biến gây sốc vụ người mẫu đình đám bị bắt vì ma túy: Bị 1 doanh nhân cưỡng ép dùng chất cấm, đã nộp video cho cảnh sát
13:20:19 18/11/2024
Bức ảnh ê chề nhất cuộc đời Phạm Băng Băng
16:00:45 18/11/2024
Hoa hậu Thanh Thủy vừa đáp xuống sân bay đã dính cả rổ meme, thay đổi thái độ trong tích tắc vì 1 câu hỏi
16:18:44 18/11/2024
Bức ảnh mỹ nhân ngủ quên ở lễ trao giải hé lộ 1 điều khiến 40 triệu người thích thú
16:03:42 18/11/2024

Tin mới nhất

Những loại tỏi không nên mua

11:09:16 18/11/2024
Tỏi nảy mầm không độc hại nhưng không còn nhiều allicin hoạt chất chính mang lại các lợi ích sức khỏe như kháng khuẩn và tăng cường hệ miễn dịch. Do đó nếu thấy có mầm màu xanh lá cây nhô lên từ tép tỏi, bạn đừng nên mua.

Những triệu chứng khi trẻ sơ sinh bị viêm phổi

11:03:26 18/11/2024
Xuất hiện sau 3 ngày tuổi. Viêm phổi sơ sinh muộn thường là nhiễm trùng bệnh viện và xảy ra thường nhất ở những trẻ sơ sinh được thông khí, mặc dù nhiễm khuẩn từ đường máu cũng có thể xảy ra.

5 dấu hiệu cho thấy cơ thể cần bổ sung chất dinh dưỡng

07:14:17 17/11/2024
Đó có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng thiếu vitamin D3 hoặc canxi. Canxi giúp xây dựng và duy trì xương chắc khỏe, trong khi vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi từ các thực phẩm như sữa, cá mòi và rau lá xanh.

Ăn quá nhiều đồ ăn vặt kém dinh dưỡng, cậu bé 12 tuổi bị mất thị lực vĩnh viễn

15:38:55 16/11/2024
Tuy nhiên, thị lực của cậu bé bắt đầu suy giảm nhanh chóng trong vòng 6 tuần, cậu bé chỉ có thể di chuyển xung quanh nếu bố mẹ giúp cậu vượt qua chướng ngại vật. Sau đó, vào một đêm, cậu bé thức dậy và hét lên rằng mình không nhìn thấy ...

Ghi nhận thêm một ca tử vong do cúm A/H1 pdm ở tỉnh Bình Định

05:47:04 16/11/2024
Theo người nhà, lúc phát bệnh, ông T.V.T sốt cao, đau đầu, nhức mỏi toàn thân, ho nhiều, khò khè, người nhà tự mua thuốc điều trị (không rõ loại thuốc) nhưng không đỡ, sau đó mới đưa bệnh nhân nhập viện điều trị./.

Hội chứng mẫn cảm ở phụ nữ mang thai

05:45:07 16/11/2024
Khi mẹ bầu cảm thấy vui lúc chồng đi làm về, hoặc khi con nghe thấy tiếng của bố, chúng ta có để ý rằng con cũng sẽ phản ứng lại bằng những cử động trong tử cung.

Người đàn ông nhập viện sau bữa cơm với loài hoa kịch độc

05:39:56 16/11/2024
Loại cây này thường được trồng làm cảnh. Tuy nhiên, tất cả bộ phận của loài hoa này đều chứa độc tố, có thể gây ngộ độc cho người tiếp xúc.

Dấu hiệu chứng tỏ bạn nhiễm giun đường ruột

05:35:02 16/11/2024
Bạn có thể gặp các triệu chứng tiêu hóa như khó chịu ở dạ dày và tiêu chảy nếu bạn bị ký sinh trùng đường ruột. Hầu hết trường hợp nhiễm giun đường ruột chỉ lây nhiễm nhẹ và dễ dàng chữa khỏi bằng thuốc.

Số ca chết não hiến mô, tạng đạt mức kỷ lục

05:30:44 16/11/2024
Đến nay, đã có 4 ca chết não là người Quảng Ninh hiến tạng. Một người chết não hiến tạng, có thể lấy được 20 mô, tạng cứu nhiều người bệnh hiểm nghèo.

Đau lưng kéo dài cảnh giác với viêm cột sống dính khớp

05:25:24 16/11/2024
Bên cạnh điều trị thuốc, các biện pháp điều trị không dùng thuốc góp phần quan trọng và không thể thiếu trong bệnh lý viêm cột sống dính khớp.

8 loại thực phẩm hàng đầu giúp tăng khả năng miễn dịch

05:21:55 16/11/2024
Thành phần hoạt chất trong tỏi, allicin sativum, được cho là có tác dụng kháng virus và kháng khuẩn đối với cảm lạnh thông thường. Khi ăn sống, tỏi giải phóng allicin, được cơ thể hấp thụ và tăng cường chức năng miễn dịch.

Những người nên hạn chế ăn trứng, biết mà tránh kẻo 'rước họa'

18:58:14 15/11/2024
Trứng chứa nhiều protein nhưng ít calorie và carbohydrate. Dùng trứng cho bữa sáng có thể giúp bạn giảm cân. Một quả trứng lớn chỉ chứa khoảng 78 calorie.

Có thể bạn quan tâm

Bão số 9 giật cấp 14, gây sóng cao 7 mét trên biển

Uncat

18:59:21 18/11/2024
Khu vực Bắc Biển Đông có gió mạnh cấp 7-8, vùng gần tâm bão đi qua cấp 9-11, giật cấp 14, sóng biển cao 3,0-5,0m, vùng gần tâm bão 5,0-7,0m; biển động dữ dội.

Bão số 9 mạnh cấp 11, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 550km

Tin nổi bật

18:57:05 18/11/2024
Chiều ngày 18/11/2024 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vừa ban hành Công điện số 8736/CĐ-BNN-ĐĐ gửi các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Bình Thuận chủ động ứng phó bão số 9.

Chuyện cô giáo ở TP.HCM trả lại phong bì 50 ngàn đồng: Muốn tỏ rõ thành ý với giáo viên, 3 câu sau còn hiệu quả hơn tặng quà

Netizen

18:30:43 18/11/2024
Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, không ít phụ huynh lăn tăn chuyện quà cáp cho giáo viên. Với nhiều cha mẹ, mục đích đôi khi không phải muốn thầy cô giáo biệt đãi con,

6 thành phần dưỡng da lý tưởng mùa hanh khô

Làm đẹp

18:16:39 18/11/2024
Tuy nhiên cần lưu ý, niacinamide hoạt động tốt nhất ở pH trung tính (khoảng 5 - 7). Nếu sử dụng sản phẩm có pH quá thấp (như các sản phẩm chứa axit mạnh) hoặc quá cao, niacinamide có thể bị phân giải thành niacin, gây kích ứng da.

Ông trùm dầu mỏ Singapore bị kết án gần 18 năm tù vì gian lận

Thế giới

18:13:29 18/11/2024
Tuy nhiên, công ty đã sụp đổ vào năm 2020 khi đại dịch COVID-19 làm thị trường dầu mỏ rơi vào khủng hoảng chưa từng có, phơi bày những khó khăn tài chính của Hin Leong. Ông Lim sau đó đã xin tòa án bảo hộ khỏi các chủ nợ.

Khung hình hot nhất hiện tại: Hoa hậu Thùy Tiên đọ sắc cực căng bên Miss Universe 2024

Người đẹp

18:11:15 18/11/2024
Trước ống kính, Hoa hậu Thùy Tiên và Victoria Kjr Theilvig nở nụ cười tươi tắn. Cả hai người đẹp đã có màn so kè nhan sắc bất phân thắng bại.

Hummels xem xét giải nghệ

Sao thể thao

17:35:23 18/11/2024
Sky Sports đưa tin Hummels nghiêm túc với ý định giải nghệ. Trước mắt, cầu thủ người Đức sẽ có cuộc thảo luận về tương lai với tân HLV Claudio Ranieri.

Kỳ Duyên lên tiếng chi tiết "được ưu ái" gây bàn tán tại Chung kết Miss Universe

Sao việt

17:21:45 18/11/2024
Kỳ Duyên dừng chân ở top 30 Miss Universe 2024, hành trình này vẫn tiếp tục được cư dân mạng quan tâm bàn tán.

Tiết lộ đoạn ghi âm khiến sao nam đình đám bị con nghiện tống tiền 15 tỷ đồng

Sao châu á

17:18:18 18/11/2024
Nội dung của đoạn ghi âm là gì và vì sao nam ca sĩ này chấp nhận bị tống tiền suốt 4 năm đang là thắc mắc của nhiều cư dân mạng.

Hwayoung "dí" T-ara tới cùng: "Bóc" thêm tình tiết bắt nạt, đợi lời xin lỗi mà chẳng thấy

Sao âu mỹ

17:14:59 18/11/2024
Sau 12 năm ngủ yên, scandal bắt nạt nội bộ T-ara đã bị khơi lại bởi CEO Kim Kwang Soo. Lần này, Hwayoung phản đòn và tố T-ara bạo hành, lăng mạ cô.

Hôm nay nấu gì: Gợi ý 4 món ngon cho bữa tối

Ẩm thực

16:21:53 18/11/2024
Gợi ý 4 món ngon cho thực đơn bữa tối. Mỗi món ăn có hương vị hấp dẫn riêng chắc chắn cả nhà sẽ thích. Hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé!