Mất việc vì cố tình giấu triệu chứng COVID-19 để được lên máy bay
Một công ty công nghệ sinh học ở Mỹ đã sa thải nữ nhân viên đang bị cảnh sát Bắc Kinh điều tra hành vi che giấu triệu chứng bệnh COVID-19 trên chuyến bay đến Trung Quốc.
Hành khách đeo khẩu trang khi đến Sân bay Thủ đô Bắc Kinh tại Bắc Kinh, Trung Quốc hôm 4/3. Ảnh: China Daily
Theo tờ China Daily, công ty Biogen trụ sở tại Massachusetts (Mỹ) thông báo trên mạng xã hội Sina Weibo ngày 20/3 rằng người phụ nữ họ Li, 37 tuổi, là nhân viên của công ty. Tuy nhiên, cô đã quyết định về nước mà không thông báo cho công ty, đồng thời phớt lờ chỉ dẫn của các chuyên gia y tế về dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 do virus SARS-CoV-2 gây ra.
Biogen khẳng định hành động của Li là đi ngược lại với các giá trị của công ty này và cô đã bị sa thải.
Li, một công dân Trung Quốc sống tại Massachusetts, đã bay đến Bắc Kinh ngày 12/3 cùng chồng và con trai để được điều trị bệnh sau khi đồng nghiệp người Mỹ của cô dương tính với virus SARS-CoV-2.
Cô bị sốt song đã nói dối đoàn tiếp viên về tình trạng sức khỏe, cố tình uống thuốc hạ sốt trước khi làm thủ tục lên máy bay. Li ban đầu cũng giấu việc cô đi cùng chồng và con trai trên cùng chuyến bay.
Video đang HOT
Sau khi đến Bắc Kinh, kết quả xét nghiệm cho thấy cô dương tính với virus. Chồng của Li sau đó cũng được chẩn đoán nhiễm virus.
Theo bộ quy tắc do Chính phủ Trung Quốc ban hành ngày 6/3, hành khách nước ngoài khi đến Trung Quốc phải kiểm tra thân nhiệt và có giấy chứng nhận tình trạng sức khỏe cũng như khai báo dịch bệnh tại các điểm an ninh sân bay. Người từ chối cách ly hoặc không thể chứng minh đủ và đúng các mẫu chứng nhận sức khỏe sẽ bị xử lý hình sự.
Trong trường hợp của Li, cảnh sát đã điều tra cô về hành vi cản trở công tác phòng chống bệnh truyền nhiễm và khiến những người xung quanh có nguy cơ bị lây nhiễm.
Đầu tuần qua, một nhân viên tại hãng dược phẩm và hóa chất Bayer của Đức cũng bị sa thải và buộc phải rời khỏi Trung Quốc vì không tuân thủ lệnh cách ly. Sau khi trở về nhà riêng tại Bắc Kinh từ nước ngoài, người phụ nữ mang hai quốc tịch Trung Quốc và Australia này đã đi chạy bộ bên ngoài khu dân cư mà không đeo khẩu trang tại thời điểm cô phải tự cách ly tại nhà trong 14 ngày.
Xuân Chi
Trung Mỹ liên tục leo thang "cuộc chiến" truyền thông và ngoại giao
Bắc Kinh thu hồi giấy phép làm việc của các trợ lý Trung Quốc làm việc cho các tổ chức truyền thông Mỹ, theo tờ SCMP.
Bắc Kinh đã gia tăng căng thẳng ngoại giao của mình với Hoa Kỳ bằng cách thu hồi giấy phép của các công dân Trung Quốc làm việc như các nhà nghiên cứu và trợ lý tại các tổ chức truyền thông Mỹ tại nước này, tờ SCMP cho hay.
Khi được hỏi về việc thu hồi giấy phép, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Geng Shuang cho biết hôm thứ Năm rằng các cơ quan hữu quan sẽ quản lý công dân Trung Quốc làm việc cho truyền thông nước ngoài, theo luật pháp và quy định.
Các nguồn thạo tin nói rằng hai trợ lý tin tức Trung Quốc tại Thời báo New York và một người tại Nhật báo Phố Wall đã bị Cơ quan về các phái đoàn ngoại giao Bắc Kinh cho biết hôm thứ Tư rằng giấy phép làm việc của họ đã bị thu hồi. Giấy phép của một trợ lý tin tức Trung Quốc khác, tại Đài truyền hình Tiếng nói Hoa Kỳ VOA, cũng bị thu hồi hôm thứ Tư, một nguồn tin cho biết.
Nhiều tờ báo lớn của Mỹ đã vấp phải các hành động cứng rắn của Trung Quốc. Ảnh: Getty.
Cơ quan trên, liên kết với bộ ngoại giao, chưa trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận.
Trong khi công dân Trung Quốc không được phép làm phóng viên cho các tổ chức truyền thông nước ngoài, họ có thể làm việc như các nhà nghiên cứu, trợ lý và thư ký tiếng Trung Quốc và được sư cho phép của cơ quan trên.
"Đồng thuận" lớn nhất Mỹ-Trung về COVID-19: Tác dụng ngược tới giải quyết khủng hoảng?
Theo SCMP, đây là động thái mới nhất của Bắc Kinh trong cuộc căng thẳng leo thang giữa Trung Quốc và Mỹ.
Hôm thứ Ba, Bộ Ngoại giao nước này tuyên bố thu hồi thẻ hành nghề nhà báo của các nhà báo Mỹ từ Thời báo New York, Nhật báo Phố Wall và Bưu điện Washington, yêu cầu họ trả lại thẻ trong vòng 10 ngày và trục xuất họ khỏi đất nước. Trung Quốc cũng nói rằng họ sẽ yêu cầu ba tờ báo trên, cùng với VOA và tờ Time tuyên bố thông tin về nhân viên và hoạt động của họ ở Trung Quốc.
Động thái này diễn ra sau khi Washington coi năm cơ quan truyền thông của Trung Quốc tại Mỹ là các cơ quan ngoại giao và đặt ra các hạn chế đối với số lượng công dân Trung Quốc mà họ có thể tuyển dụng ở Mỹ.
Tháng trước, Bắc Kinh đã thu hồi thẻ hành nghề của ba phóng viên khác của Nhật báo Phố Wall vì 1 bài viết Trung Quốc cho rằng có phân biệt chủng tộc.
An Bình
Dịch Covid-19: Đây là nơi phát tán chủng virus corona ở Mỹ Cuộc họp của các nhà quản lý tập đoàn dược phẩm và công nghệ sinh học Mỹ Biogen ở Boston có thể là mảnh đất màu mỡ để phát tán chủng virus corona mới (Covid-19) ở Mỹ. Cuộc họp của các nhà quản lý tập đoàn dược phẩm và công nghệ sinh học Mỹ Biogen ở Boston có thể là nơi phát tán...