Mất việc, công nhân nhập hội bán buôn, kiếm tiền từ mớ rau, quả dừa
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhiều công nhân rơi vào cảnh giảm lương, mất việc làm. Họ phải tìm việc khác mưu sinh hoặc tiết kiệm tối đa để cầm cự sống qua ngày.
Dịch Covid-19 xảy ra, tại TP.HCM, hàng loạt doanh nghiệp bị ảnh hưởng, hàng nghìn lao động bị ngưng việc, nghỉ việc. Nhiều công nhân cho biết do công ty không có đơn hàng họ chỉ làm việc cầm cự 3 ngày/tuần và nhận lương chỉ một nửa.
Không sống nổi với mức lương 3-4 triệu đồng/tháng, nhiều công nhân phải bỏ về quê hoặc chuyển việc bán buôn để kiếm thêm thu nhập sống qua ngày.
Chị Thu An, quê An Giang làm công nhân da giày ở khu chế xuất Linh Trung, Thủ Đức là một ví dụ.
Chị cho biết, bản thân đi làm công nhân đã gần 20 năm. Từ nhiều tháng nay công ty chị hoạt động cầm chừng, ngày làm ngày nghỉ. Thu nhập của chị giảm xuống còn 5 triệu đồng/tháng. Chị phải nuôi 3 đứa con nhỏ đang tuổi ăn, tuổi học. Chồng chị cũng đã nghỉ làm công nhân do công ty cắt giảm lao động, anh phải đi phụ hồ được ngày nào hay ngày đó.
Tranh thủ sau giờ làm, chị bán thêm bánh tráng trộn để trang trải cuộc sống.
Anh N.V.K là công nhân da giày ở khu chế xuất Linh Trung cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự. Khi dịch Covid-19 xảy ra, công ty cho công nhân ngày làm ngày nghỉ nhưng sau đó họ cắt giảm hoàn toàn.
Anh không có việc làm nhưng cũng không thể về quê được: “Ở quê không có việc làm mới lên thành phố làm công nhân, giờ không có tiền về quê thì chết đói mất”, anh K than thở.
Để có thu nhập, anh K đi lấy rau ở chợ đầu mối bán cho công nhân. Mỗi ngày anh cũng kiếm được khoảng trên dưới 100.000 đồng, đủ trang trải phí tiền ăn, tiền trọ.
Anh K cho biết, cuộc sống khó khăn, nhiều công nhân phải ăn uống, mua sắm tằn tiện nên việc buôn bán cũng không dễ dàng. “Chỉ mong được tăng ca” là ước mong của rất nhiều công nhân nơi đây.
Công nhân sau giờ tan tầm tại khu chế xuất Linh Trung, quận Thủ Đức.
Nhiều người cân nhắc từng bó rau, con cá.
Nhiều công nhân phải đi buôn bán kiếm sống qua ngày sau khi bị công ty cho ngưng việc do ảnh hưởng của Covid-19.
Chị Thu An bán bánh tráng trộn sau giờ làm để kiếm thêm thu nhập nuôi 3 đứa con nhỏ.
Một công nhân giao thuốc trong khu chế xuất Linh Trung tranh thủ sau giờ làm bán thêm dừa tắc.
Gia đình chị Thu An phải sống trong căn nhà chật chội.
Chị Thu An lo lắng khi hai đứa trẻ đang đi học với rất nhiều chi phí.
Công nhân ra về trong tối muộn.
Những người phụ nữ vất vả đón con sau giờ làm.
Những khu chợ công nhân đìu hiu trong mùa dịch.
Lời kể người lặn sông Giăng phá cửa ô tô cứu người
Lặn xuống đáy sông Giăng (huyện Thanh Chương, Nghệ An), anh Tám nhìn thấy ô tô nằm lật ngửa, 4 cửa bị chốt chặt buộc phải phá cửa đưa 3 nạn nhân ra ngoài nhưng đã tử vong.
Liên quan vụ tai nạn ô tô đâm xe máy trên cầu treo rồi lao xuống sông khiến 5 người tử vong ở huyện Thanh Chương (Nghệ An), anh Nguyễn Đình Tám (trú xóm Nho Xuân, xã Thanh Nho) cho biết: Thời điểm xảy ra tai nạn, anh đang ngồi ở quán ăn gần đó và có mặt tại hiện trường sau 7 phút.
"Tôi chạy ra thì thấy ánh đèn xe dưới nước, liền nhảy xuống sông cứu người. Khi bơi ra đến nơi, nhờ ánh sáng đèn, tôi lặn xuống và thấy xe ô tô nằm ngửa dưới đáy sông, cách mặt nước hơn 3m, 4 cửa chặt cứng.
Trong xe có 3 người. Tôi đập bể 1 cửa kính, nước tràn vào trong xe. Lúc này có thêm một số anh em khác lặn xuống hỗ trợ, nhưng chiếc xe nhanh chóng chìm dưới đáy sông..." anh Tám kể.
Người dân tập trung ở phía dưới chân cầu treo theo dõi vụ việc
Lực lượng cứu hộ cứu nạn tiếp cận đưa xe ô tô lên bờ
Cũng theo anh Tám, vị trí ô tô chìm cách bờ khoảng 40m, nằm giữa sông nên việc cứu hộ gặp khó khăn. Hơn nữa, xe ô tô chìm xuống bùn nên rất nặng, phải dùng nhiều sức người, phá cửa mới đưa được lên bờ.
Anh Tám người trực tiếp lao xuống sông tìm cách cứu người
Trực tiếp tham gia cứu nạn còn có anh Trần Văn Thế (trú xã Phong Thịnh).
Anh kể: "Khi tôi chạy đến nơi thì thấy xe máy và 1 người nằm trên cầu, còn ô tô thì nằm dưới sông, 4 bánh chổng lên trời. Do trời tối, nước sông lên cao nên việc cứu nạn gặp khó khăn. Chúng tôi phải dùng dây thừng buộc vào xe rồi kéo lên từ trên bờ, đưa thi thể 3 nạn nhân ra ngoài.
Khi vớt chiếc ô tô lên, lực lượng cứu hộ tiếp tục lặn tìm, rà soát lòng sông và phát hiện thi thể anh Hoàng Anh T. Có thể lúc văng xuống sông, anh T. bị ô tô đè lên người".
Anh Thế kể lại sự việc
Vụ tai nạn khiến một đoạn lan can trên cầu treo sông Giăng bị đứt gãy. Trong sáng nay, một tốp công nhân cùng máy móc được điều động đến để sửa chữa, 2 đầu cầu được chặn lại không cho ô tô qua lại.
Chiếc xe ô tô được trục vớt lên bờ
Ông Phan Bá Ngọc - Chủ tịch UBND xã Thanh Liên cho biết, cầu treo sông Giăng là cây cầu dân sinh quan trọng phục vụ đi lại, sản xuất của bà con nhân dân 10 xã vùng Cát Ngạn với trung tâm huyện.
"Trải qua hàng chục năm sử dụng, đến nay cầu treo sông Giăng rất yếu, không đáp ứng được nhu cầu đi lại của nhân dân. Cơ quan quản lý đường bộ cũng đã lắp biển cảnh báo, hạn chế tải trọng qua cầu. Chúng tôi mong muốn cơ quan chức năng sớm có giải pháp tu sửa cầu hoặc xây cầu mới để người dân đi lại thuận lợi, an toàn hơn", ông Ngọc tâm tư.
Người dân ở gần hiện trường có một đêm không ngủ
Nhóm công nhân nỗ lực khắc phục hậu quả sau vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng
Hé lộ nguyên nhân vụ nam công nhân đánh nữ đồng nghiệp ngất xỉu ở Đồng Nai Liên quan đến vụ "Điều tra vụ nam công nhân đánh đồng nghiệp nữ ngất xỉu ở Đồng Nai" như báo SGGP đã thông tin, ngày 30-9, Công an huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai đã điều tra làm rõ thông tin về vụ việc trên. Hình ảnh vụ việc cắt từ clip Theo điều tra, anh Thái Văn Hiểu (SN 1987, ngụ...