Đường về nhà của cô gái bị lừa bán sang Trung Quốc
Trưa tháng 9, Kim được chị gái và mẹ đèo lên UBND xã làm căn cước. Lần đầu tiên trong đời, cô gái 22 tuổi mới dám ngẩng mặt khẳng định: “Tôi là người có quê hương”.
Có giấy tờ tùy thân rồi, Kha Thị Kim Dân (tên thường gọi là Kim), ở bản Sơn Thành , xã Tà Cạ, huyện Kỳ Sơn dự định sẽ quay lại Trung Quốc, lần này là một chuyến đi hợp pháp đàng hoàng, khác hẳn lần bị lừa bán 9 năm trước.
“Ở bên Trung Quốc, tôi đang có một công việc và một mối tình hai năm. Còn ở quê hương, sau niềm hạnh phúc đoàn tụ là cảm giác lạc lõng khi mẹ, chị gái đều có gia đình riêng, bạn bè đã lấy chồng. Cách sinh hoạt, ăn uống cũng không quen”, Kim giải thích về kế hoạch của mình.
Kim quyết thế, nhưng mẹ cô, bà Xeo Thị Oanh không muốn cho con rời xa mình thêm một lần nữa. “Tôi nhớ con, muốn ở gần con”, người mẹ dân tộc Khơ Mú, nói.
Chín năm trước, ở bản Sơn Thành, chị Oanh làm nương rẫy, một mình nuôi ba con nhỏ và bố mẹ chồng. Chồng chị nghiện ma túy nặng, trong nhà “hở ra cái gì là mang bán hết”. Thương mẹ, Kim, cô con gái thứ hai ngày một buổi đến trường, một buổi lên rẫy hái rau mang ra chợ bán. Năm 12 tuổi, một người họ hàng rủ Kim sang Lào rửa bát thuê. Khi chị Oanh còn đang trên rẫy, con gái đã ôm quần áo xa nhà.
Nhưng thay vì sang Lào, Kim bị đem bán làm con dâu cả của một gia đình nông dân ở huyện An Dương , tỉnh Hà Nam , Trung Quốc. Thấy cô bé gầy gò, đen nhẻm, còn bé hơn con út của mình, người mua mang Kim về làm con nuôi, thay vì làm dâu.
“Không có giấy tờ tùy thân nên tôi không được đi học. Bố mẹ nuôi mua bút, vở về dạy tiếng Trung cho tôi”, Kim kể. Nhưng những chữ đầu tiên cô bé viết vào cuốn vở vừa mua là tên cha mẹ, anh chị em và địa chỉ của gia đình mình. Kim sợ thời gian và những xáo trộn trong cuộc sống mới sẽ khiến mình quên mất quê hương.
Hàng ngày, cô bé theo cha mẹ nuôi đi làm nương, nuôi gà, trồng rau. Ban đầu không biết tiếng Trung, ăn uống không hợp, Kim chỉ cúi mặt im lặng. Tối nào đứa trẻ bị lừa bán cũng thức đến quá nửa đêm vì nhớ mẹ và sợ. Không dám khóc to, nó vùi nước mắt dưới gối. Luôn lo sợ sẽ lại bị bán thêm một lần nữa, suốt hai năm liền, cô bé lầm lũi không dám nói chuyện với ai. Trong lòng, Kim oán giận mẹ không đi tìm mình.
Ở Việt Nam, một tháng sau, người họ hàng về nước bảo với chị Oanh, Kim sang Lào rửa bát thuê, cuối năm sẽ về. Nhưng hai Tết liền thấp thỏm đợi, người mẹ vẫn không gặp được con. Chị dẫn con đầu và con út men sườn đồi sang nhà người họ hàng hỏi tin Kim nhưng người này đã đi biệt tích. Đến năm thứ ba, có thông tin bà ta buôn bán người trái phép, chị Oanh mới hay con mình bị bán.
Video đang HOT
Người mẹ khăn gói định sang Lào tìm, nhưng những người xung quanh đều ngăn cản bởi xứ người mênh mông biết tìm con ở đâu, trong khi còn hai đứa con nhỏ phải lo. Ba năm trước, chị dứt khỏi người chồng nghiện ngập, tù tội. Năm 2019, chị đi bước nữa với một người đàn ông khác huyện, với điều kiện anh phải ở rể vì sợ con tìm về mà không thấy mẹ.
Trong khi đó, ở Trung Quốc, Kim đang sống chui lủi vì không có giấy tờ tùy thân. Bốn năm sau ngày bị lừa bán, cha mẹ nuôi cho phép cô đi đâu tùy thích. Kim lên Quảng Đông xin cho làm công nhân . Tiền kiếm được, cô gửi về cho cha mẹ nuôi nhưng họ không nhận.
Kim hỏi bạn bè cách về Việt Nam, nhưng chỉ nhận được cái lắc đầu. “Họ bảo không quen người Việt rồi khuyên tôi đi báo công an Trung Quốc , nhưng tôi không dám”, cô kể. Hai năm trước, Kim xin đi bán quần áo thuê. Lúc này, tiếng Việt của cô đã gần như quên hết.
Thông tin về Kha Thị Kim Dân đăng tải lên mạng xã hội giúp cô tìm về gia đình. Ảnh: Cụt Sĩ Ỏn.
“Tôi không tin ai. Không có giấy tờ tùy thân, tôi luôn sợ bị bắt bán một lần nữa”, cô gái nói. Mãi đến tháng 5 năm nay, thấy một người bạn Việt quen qua mạng xã hội Wechat, cô mới nhờ đăng thông tin tìm gia đình.
“Cô ấy nói bị bán. Ở bên này nhớ nhà, nhớ bố mẹ, cuộc sống không tự do nên muốn về với gia đình. Thấy Kim tha thiết nên tôi lên Facebook đăng thông tin hộ, không muốn hỏi nhiều vì sợ cô ấy tổn thương”, Phương, chàng trai 22 tuổi, đang làm việc tại Trung Quốc, nói.
Tình cờ đọc được thông tin trên mạng xã hội, anh Cụt Sĩ Ỏn, Phó chủ tịch Mặt trận Tổ quốc xã Tà Cạ nhận ra đứa cháu họ thất lạc. Anh lập tức kết nối với người đăng thông tin. “Tôi phải gửi ảnh mình đang đứng trong hội trường UBND xã Tà Cạ cho Phương để cậu ấy cho Kim xem. Đến khi con bé tin tưởng, cậu ấy mới kết nối chúng tôi”, anh Ỏn cho biết.
Phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh Nghệ An vào cuộc xác minh, rồi liên hệ với các tổ chức tìm cách giải cứu Kim về Việt Nam. Sau thời gian cách ly theo quy định, Kha Kim Dân trở về quê hương.
Trưa 29/8, cô gái từ trung tâm cách ly ở Hà Nội về nhà. Những con đường ven sườn đồi năm xưa cỏ mọc quanh, giờ nhường chỗ cho những căn nhà sàn, nhà ngói khang trang. Kim thấp thỏm trong lòng. Cô im lặng vì lo lắng xen lẫn hồi hộp.
Xe vừa dừng, chị Oanh vội lao đến ôm chầm con. Cô bé đen nhẻm năm nào giờ đã là một thiếu nữ, nhưng đường nét trên khuôn mặt vẫn thế. “Mẹ ơi, con nhớ mẹ”, sau 14 ngày ở với những người Việt trong khu cách ly đã giúp Kim khôi phục lại được những từ tiếng Việt bị phong hóa chín năm qua. Cuộc hội ngộ nhiều nước mắt. Kim cứ nhìn mãi đôi mắt mẹ. “Tôi buồn vì mẹ già đi nhiều lắm, đôi mắt trũng sâu”, cô nói.
Kim và mẹ gặp lại nhau sau 9 năm xa cách. Vì thương mẹ, cô mới theo người họ hàng rồi bị lừa bán nên chị Oanh rất muốn bù đắp cho con gái, dù cuộc sống còn nhiều khó khăn. Ảnh: Cụt Sĩ Ỏn.
Đêm đó, bốn mẹ con họ nằm cạnh nhau trên chiếc giường nhỏ như chín năm về trước. Người mẹ tay nắm chặt tay Kim như sợ mất con lần nữa. Chị kể nhiều chuyện đổi thay ở quê nhà, nhưng ít hỏi chuyện mà để con tự nói. Chị không muốn khơi lại những nỗi đau khi nhìn thấy đôi mắt u sầu của con.
Những ngày đầu về nước, tiếng Việt của Kim chưa sõi, nhiều từ cô không thể nói, nhiều câu nghe không hiểu. “Rất thương con bé, lúc nào nó cũng trong trạng thái lo sợ sẽ bị lừa bắt đi lần nữa. Nó không giao tiếp với người lạ nếu như người thân không giới thiệu”, anh Cụt Sĩ Ỏn cho biết. Kim không ăn được đồ cay, gạo nếp nên ăn rất ít.
Thương con, chị Oanh cố gắng bù đắp cho Kim. Chục ngày qua, chị luôn hỏi con muốn ăn gì để chiều, thích đi đâu để đưa đi. Thấy con buông đũa, chị lại lật đật đi nấu nước, thịt gà. Tuy vậy, Kim vẫn muốn hoàn tất hộ chiếu để trở lại với cuộc sống quen thuộc chín năm qua ở Trung Quốc.
Cô thừa nhận, khoảng trống trong tâm hồn, dù muốn khỏa lấp cũng chẳng thể đầy. “Nhưng tôi mừng vì mình đã tìm được gia đình, được thừa nhận là một công dân. Bây giờ, dù ở đâu, tôi vẫn có thể khẳng định tôi là con người có quê hương, gốc gác, có gia đình và tôi là Kha Thị Kim Dân”, cô gái nói ngượng nghịu bằng vốn tiếng Việt hạn chế.
Phá kho hàng 24 tấn nội tạng lợn nhiễm dịch tả lợn châu Phi
24 tấn nội tạng lợn nhiễm vi khuẩn dịch tả lợn châu Phi và gần 2 tấn sản phẩm gia cầm đông lạnh không bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm vừa được Cục Quản lý thị trường (QLTT) Hải Phòng phát hiện.
Cụ thể, ngày 20/8, Đội QLTT số 10 huyện An Dương phối hợp với Đội QLTT số 4 kiểm tra đột xuất kho hàng đông lạnh tại tổ dân phố số 8, khu dân cư Trang Quan, xã An Đồng, huyện An Dương. Đây là kho hàng đông lạnh được dựng bằng các tấm cách nhiệt, đặt trọn trong ngôi nhà cấp bốn, ở khu dân cư ít người qua lại.
Tại thời điểm kiểm tra kho hàng có chứa nhiều thực phẩm có nguồn gốc từ động vật như chân gà, đùi gà, phao câu gà, xương chân gà,... Toàn bộ số hàng hóa trên có nguồn gốc nước ngoài có tổng trọng lượng khoảng 2 tấn. Chủ kho hàng chưa xuất trình được giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ của lô hàng. Theo trình bày của chủ kho hàng, số chân gà trên được cơ sở mua về sau đó tự rút xương rồi đóng vào thùng các tông của cơ sở, vận chuyển bán đi tiêu thụ tại một số tỉnh lân cận hoặc được xuất đi Trung Quốc.
Số nội tạng lợn bị nhiễm khuẩn dịch tả lợn châu Phi (Ảnh: Đài PT-TH Hải Phòng. Ảnh chụp màn hình)
Trước đó, ngày 17/8, Đội QLTT số 04 - Cục QLTT Hải Phòng - phối hợp với các lực lượng chức năng phát hiện 1 xe đông lạnh vận chuyển 24 tấn nội tạng lợn. Chủ hàng đăng ký thường trú tại Quận 12, TP.HCM. Chủ hàng mua số hàng trên tại các tỉnh miền Tây về xuất bán cho hợp tác xã tại tỉnh Bắc Giang. Cục QLTT Hải Phòng phối hợp với các lực lượng chức năng lấy mẫu kiểm tra phát hiện toàn bộ số nội tạng động vật trên bị nhiễm vi khuẩn dịch tả lợn châu Phi.
Gần đây, lực lượng chức năng liên tục phát hiện, bắt giữ nhiều vụ nhập lậu thực phẩm, nội tạng động vật, thịt đông lạnh ôi thiu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Mới đây, ngày 5/8, Cục QLTT tỉnh Phú Thọ đã phát hiện gần 600kg nội tạng động vật hôi thối chuẩn bị "tuồn" ra Hà Nội.
Cũng trong ngày 5/8, tại Lào Cai, lực lượng chức năng phát hiện một chiếc xe tải chở 2,8 tấn chân gà không rõ nguồn gốc, xuất xứ trên một chiếc ô tô tải.
Cách đó 1 ngày, vào ngày 4/8, Cục Quản lý thị trường Bình Dương phối hợp cùng Chi cục thú y, Đội Cảnh sát kinh tế công an TP. Thuận An, tỉnh Bình Dương tiến hành khám kho hàng cho thuê thuộc Công ty TNHH Đầu tư kho vận Miền Nam tại phường Lái Thiêu, TP.Thuận An và phát hiện hơn 19.000kg sản phẩm động vật đông lạnh quá hạn dùng, không rõ nguồn gốc xuất xứ, bị ôi thiu, biến đổi màu sắc, mùi vị.
Trước đó, vào cuối tháng 7, lực lượng chức năng bắt giữ 1,4 tấn lòng lợn không rõ nguồn gốc tại Hưng Yên. Chủ lô hàng khai nhận toàn bộ số hàng trên được gom trôi nổi trên thị trường để bán lại kiếm lời.
Tai nạn liên tiếp trên quốc lộ 5, hai người chết tại chỗ Hai vụ tai nạn trên QL5 đã cướp đi mạng sống của 2 người và làm một người bị thương nặng. Lãnh đạo đội CSGT và TT, Công an TP Hải Dương chiều nay (14/7) cho biết, vụ tai nạn thương tâm xảy ra trên QL5 sáng nay khiến 1 người phụ nữ tử vong và người đàn ông khác bị thương nặng....







Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Hé lộ thời điểm người Việt có thể dùng mạng vệ tinh

Xe bồn chở 7 tấn bê tông bị nổ lốp, phụ xe kẹt trong cabin

Ngỡ ngàng loạt cọc bê tông cao đến 5m 'mọc' bất thường giữa sông ở TPHCM

Người mẹ bỏ rơi bé trai trong rừng cao su Đồng Nai với mảnh giấy "xin lỗi con nhiều lắm"

Vụ cô gái ôm con nhỏ bị đánh tới tấp: "Trung cá chép" đã bỏ trốn

Dòng chữ "có bắn tốc độ" bị xóa nham nhở

Hà Nội cấm xe máy chạy xăng: Cần hỗ trợ người dân như thế nào?

Diễn biến vụ bệnh nhân tử vong tại Bệnh viện Đa khoa Medic Hải Tiến

Hàng chục tấn heo mắc dịch tả, người chăn nuôi trắng tay

Vụ ô tô rơi xuống sông sau khi tông xe máy: Tìm thấy nạn nhân cuối cùng

Bánh xe container văng tử vong đại úy công an, trách nhiệm thuộc về ai?

Bệnh viện tại TPHCM tăng tốc chuẩn bị kê đơn thuốc điện tử
Có thể bạn quan tâm

Đã áp dụng Fearless Draft cho MSI 2025 nhưng Riot vẫn nhận "quả đắng"
Mọt game
05:44:07 15/07/2025
Xót xa hình ảnh cuối cùng của mỹ nhân Hàn vừa đột ngột qua đời ở tuổi 31
Hậu trường phim
00:31:06 15/07/2025
Tóc Tiên lên tiếng giữa lúc bị cư dân mạng tấn công
Tv show
00:16:54 15/07/2025
Diễn viên bị nợ lương: 'Vết nhơ' khó gột rửa, nuốt nước mắt cay đắng làm nghề!
Sao việt
00:07:54 15/07/2025
Hình ảnh xót xa cuối cùng của nữ diễn viên qua đời vì ung thư ở tuổi 31
Sao châu á
00:01:38 15/07/2025
Bạn trai nghèo nhưng rất tốt, tôi vẫn quyết bỏ để lấy chồng giàu
Góc tâm tình
23:39:57 14/07/2025
Người đàn ông nguy kịch vì xuất huyết "vùng bóng tối" trong hệ tiêu hóa
Sức khỏe
23:14:25 14/07/2025
Báo Mỹ: Tổng thống Trump xem xét gửi tên lửa tầm xa cho Ukraine
Thế giới
23:12:16 14/07/2025
Thiếu niên 14 tuổi cắt cầu dao điện nhà dân, trộm điện thoại iPhone
Pháp luật
23:08:30 14/07/2025