Mất việc cận Tết, nữ công nhân U50 phải cạo gừng thuê 4.000 đồng/1kg
Chỉ còn chưa đầy 2 tháng nữa là sẽ đến Tết Nguyên Đán. Tuy nhiên, với những công nhân U50 ở khu công nghiệp tại TP.HCM điều chờ đợi họ là gánh nặng cơm, áo, gạo, tiền.
Nhất là công việc đã gắn bó hơn chục năm nay đột nhiên phải nghỉ ngang, không biết xoay sở thế nào để duy trì cuộc sống. Đó là tình cảnh chung của hàng nghìn lao động thuộc công ty T.H (quận Tân Bình, TP.HCM).
Vì khó khăn nên công ty T.T. phải cắt giảm gần 1.200 công nhân. (Ảnh: Dân Trí)
Nhìn hình ảnh xóm trọ nghèo đìu hiu, khuôn mặt ai nấy đều ảm đạm, u buồn khiến nhiều người không khỏi cũng xót xa. Một số công nhân không thể bám trụ lại thành phố đành chuyển về quê. Nhưng có những trường hợp ở quê cũng không có đất, có ruộng nên chỉ còn cách cố ở lại tìm cơ hội mới. Không ít người phải đi bán vé số dạo, làm quét dọn hoặc nhận các việc lặt vặt về nhà làm trang trải cuộc sống.
U50 hông xin được việc làm phải bán vé số, cạo gừng thuê
17 năm gắn bó với công ty, chị T. chỉ mong muốn có thể làm đến tuổi nghỉ hưu để có tiền trang trải lúc tuổi già. Nhưng người phụ nữ U50 không ngờ lần nghỉ thai sản này của mình lại là lần nghỉ hẳn.
“Giờ đi làm cũng không biết làm ở đâu, bán vé số cũng ít người mua nhiều người bán. Mình đi bán cũng năn nỉ người ta này nọ, đi cũng mòn dép nữa mà cũng chỉ được 100 tờ vé số hoặc 50 tờ vé số thôi. Khổ vậy đó, em mới sinh được 10 ngày thôi. Con em cũng gửi rồi là ở nhà trọ này, muốn về quê cũng không được. Về quê cũng phải đi làm cũng có mấy triệu bạc à đâu có sinh sống nổi, nuôi con nuôi cái được. Cứ tưởng có công việc trên đây ổn định rồi ai mà ngờ ra nông nỗi này. Bao nhiêu năm trời gắn bó mà giờ tiêu tan hết.” – chị T. chia sẻ với Lao động TV
Chị T. vừa sinh con được 10 ngày thì nhận được tin bị mất việc ngay giáp Tết. (Ảnh: Cắt từ clip Lao động)
Cùng là những công nhân bị cắt giảm từ ngày 1/12, có những người đã tìm được công việc thời vụ. Tuy nhiên, nhiều công nhân khác vẫn đang loay hoay tìm việc mới bởi lẽ đi nhiều nơi đều bị từ chối vì đã quá 40 tuổi.
Chị Đ.T.T, một công nhân bị cắt giảm ở Bình Tân, TP.HCM cho hay: “Công ty cũng có hỗ trợ đó nhưng tạm thời có mấy tháng này thôi, mình phải tìm việc mới. Trước mắt thì đi xin việc không có được. Vào công ty hỏi em trên 40 có nhận không người ta bảo không. Đi sáng giờ hết buổi sáng rồi đó. Có xin làm thêm dán tem mà người ta bảo có gì cần người ta sẽ gọi mà không thấy người ta gọi.”
Video đang HOT
Có nhiều người chọn ở lại thành phố, đi kiếm việc làm khác. (Ảnh: Lao Động)
Trong khi đó, chị N.K.P và một số công nhân khác trong xóm trọ phải nhận gừng về cạo thuê với giá 4.000 đồng/1kg để trang trải tạm thời. Chị P. cho biết bản thân cũng đi xin việc ở nhiều nơi nhưng không ai nhận vì đã lớn tuổi. Mỗi ngày 3 – 4 người ngồi suốt cả ngày cạo gừng mới được 40-50kg (khoảng 160.000 – 200.000 đồng). Biết là số tiền này chẳng thấm vào đâu nhưng họ đành chấp nhận làm tạm thời để có tiền trang trải đồng nào hay đồng nấy.
Để có tiền trang trải cuộc sống nhóm công nhân U50 phải nhận gừng về cạo thuê với giá 4.000 đồng/1kg. (Ảnh: Cắt từ clip Lao động)
Cả ngày 3 – 4 người mới chỉ kiếm được vỏn vẹn chưa tới 200.000 đồng từ việc cạo gừng. (Ảnh: Cắt từ clip Lao động)
Vợ chồng luân phiên nhau thất nghiệp, nhiều chỗ tuyển dụng nhưng cũng khó theo
Với nhiều công nhân mất việc ở độ tuổi 40-50, để bắt đầu một công việc mới vô cùng khó khăn. Đầu tiên là về tuổi tác đã lớn, ít công ty nhận. Thứ hai nhiều người cũng lo lắng không đủ chuyên môn cũng như phương tiện đi lại để theo nổi công việc mới. Bởi có những chỗ tuyển dụng cách khu trọ đến vài chục km, không có phương tiện di chuyển.
“V.T cũng tuyển nhưng họ đâu ở gần đây, họ lại làm may áo quần, còn mình thì may da giày, máy móc đâu có giống nhau. Trước giờ tôi may là ngồi máy, giờ công ty khác tuyển thì phải đứng cả ngày, mình đã lớn tuổi không biết có đứng máy nổi không. Nên đâu phải cứ có chỗ tuyển là đi làm được”, chị Trần Thị Giúp (46 tuổi) chia sẻ với báo Tuổi trẻ Online.
Chị Giúp không khỏi lo lắng cho cái Tết sắp tới không biết xoay sở ra sao. (Ảnh: Phụ Nữ Việt Nam)
Để có tiền trang trải tạm thời chị và vài người công nhân cùng dãy trọ đến các khu chung cư gần đó xin làm lao công, quét dọn. Tuy nhiên, họ cũng không nhận mà chỉ nói khi nào có việc sẽ gọi.
Còn chị Nguyễn Thị Huyền (32 tuổi, quê ở Tiền Giang) chia sẻ với Tuổi trẻ Online cho hay chị cũng đang loay hoay tìm việc làm vì còn phải nuôi hai đứa con nhỏ. Chồng của chị đi làm phụ hồ cũng vừa mới thất nghiệp tháng trước, đầu tháng này bắt đầu đi làm lại thì đến lượt vợ mất việc. Điều này khiến kinh tế của gia đình đã khó khăn lại càng khó khăn hơn. Để có tiền trang trải cuộc sống, chị Huyền đành tìm việc ở những nơi xa hơn. Người phụ nữ đang chờ được gọi đi làm ở một công ty khác cách phòng trọ 4-5km. Vì trước giờ không đi xe máy nên nếu được nhận ở công ty này chị dự định sẽ đi xe buýt đi làm.
Nhiều công nhân cố gắng đi tìm cơ hội việc làm mới. (Ảnh: Vietnamnet/Người Lao Động)
Trường hợp chị T.B. (42 tuổi, quê Trà Vinh) cũng gặp khó khăn bởi cả chồng và con trai đều đang làm và học ở gần dãy trọ. Chị không thể một mình chuyển đi xa làm việc được. Chia sẻ với Tuổi trẻ Online, người phụ nữ không khỏi lo lắng:
“Người ta cũng tuyển nhưng chỗ thì xa, chỗ thì không đúng ngành nghề mình làm không biết có làm được không. Chồng đi làm lốp xe ở gần đây, con trai đang gửi học ở đây, đâu có chuyển vào Gò Vấp, Thủ Đức làm được. Tôi làm ở đây 15 năm rồi, đi làm chỉ đi bộ nên đâu có xe. Muốn đi làm xa phải mua xe máy, nhưng không có tiền mua.”
Cô Loan (47 tuổi) vô cùng lo lắng vì biết ở tuổi của mình rất khó xin việc. (Ảnh: VOV)
Không chỉ với những người lớn tuổi U40, U50, kể cả những người trẻ cũng phải chật vật tìm việc làm vì đây là thời điểm giáp tết, tìm việc rất khó khăn. Chị Nguyễn Thị Thùy Dung (28 tuổi, quê Đồng Tháp) phải nhận việc làm chong chóng đồ chơi về làm thêm. Tiền công mỗi chiếc chỉ có 1.000 đồng. Chị phải ngồi cặm cụi từ sáng sớm tới tận khuya mới được 180.000 – 200.000 đồng.
Cả hai vợ chồng đều làm công nhân, bố mẹ hai bên đều đã già yêu lại phải nuôi con nhỏ nên kinh tế rất khó khăn. Ngoài các khoản tiền trọ, tiền chợ búa, hàng tháng anh chị còn phải gửi tiền về quê nhờ ông bà ngoại nuôi con giúp đồng thời gửi thêm chút ít phụ ông bà nội tuổi đã cao. Do vậy, mất việc bất thình lình giáp Tết khiến cuộc sống của đôi vợ chồng vô cùng chật vật.
Chị Dung phải nhận làm chong chóng thuê để tạm thời có tiền trang trải trong khi chờ xin việc mới. (Ảnh: Tuổi trẻ Online)
Hiện tại, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam cũng đang tích cực tìm kiếm các giải pháp hỗ trợ người lao động thất nghiệp trong tình trạng này. Bên cạnh giới thiệu việc làm, Tổng liên đoàn Lao động cũng đề xuất Chính phủ cho phép giải ngân 10.000 tỷ đồng để tăng nguồn vốn cho vay hỗ trợ tạo việc làm cho người lao động. Ngoài ra, liên đoàn cũng sẽ tổ chức các phiên chợ Tết hỗ trợ công nhân có hoàn cảnh khó khăn. Hy vọng, điều này sẽ giúp người lao động sớm ổn định cuộc sống.
Việc phải cắt giảm lao động vào giai đoạn cận Tết là điều không ai mong muốn. Tuy nhiên, nhiều công ty giảm đơn hàng, tài chính khó khăn nên việc cắt giảm lao động là điều không thể tránh khỏi. Chính vì thế cần có các chính sách hỗ trợ, động viên doanh nghiệp đồng thời mở rộng hợp tác, tìm kiếm các nhà đầu tư nước ngoài để nâng cao số lượng đơn hàng. Người lao động trước mắt có thể làm các công việc thời vụ, mở rộng khu vực tìm kiếm việc làm để trang trải tạm thời. Hy vọng, bà con có thể sớm tìm được một công việc phù hợp, ổn định cuộc sống.
Đồng Nai: Nhiều hoạt động chăm lo Tết cho công nhân, lao động
Theo bà Nguyễn Thị Như Ý, Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Đồng Nai, nhằm giúp công nhân, người lao động có cái Tết ấm áp, đủ đầy dù chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, các cấp chính quyền và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đang nỗ lực quan tâm, chăm lo bằng nhiều hình thức gồm cả vật chất và tinh thần cho người lao động.
Các doanh nghiệp tại Đồng Nai đang chuẩn bị nhiều hoạt động để chăm lo Tết chu đáo ho người lao động. Ảnh: Mạnh Linh/Báo Tin tức
Theo Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Đồng Nai, với chủ đề "Tết sum vầy - Xuân gắn kết", chương trình chăm lo Tết 2023 của LĐLĐ sẽ tập trung vào các hoạt động như tổ chức các hoạt động chăm lo, hỗ trợ đời sống vật chất tinh thần cho đoàn viên, người lao động theo phương châm "Tất cả đoàn viên, người lao động đều có Tết". Vì vậy, ngay từ những tháng cuối năm 2022, các cấp công đoàn tỉnh Đồng Nai đã triển khai nhiều kế hoạch chăm lo Tết cho công nhân, người lao động trên địa bàn.
Bà Nguyễn Thị Như Ý cho biết, năm nay, các hoạt động chăm lo Tết cho người lao động sẽ thay đổi hơn so với mọi năm để phù hợp với tình hình thực tế địa phương và đáp ứng tâm tư, nguyện vọng của đoàn viên, người lao động. Ngoài tổ chức họp mặt, tặng quà người lao động cuối năm, các cấp công đoàn sẽ triển khai hỗ trợ nhiều phần quà đến các khu nhà trọ có công nhân ở lại đón Tết. Các phần quà sẽ tăng về số lượng và giá trị để bảo đảm mọi lao động đều có Tết ý nghĩa.
Mặt khác, các đơn vị còn tổ chức thăm hỏi, động viên, tặng quà đoàn viên, người lao động, nhất là những trường hợp có hoàn cảnh khó khăn, bị bệnh hiểm nghèo, tai nạn lao động, bị mất việc làm đột ngột trong dịp Tết. Tổ chức các hoạt động vui Xuân, đón Tết, thăm hỏi người lao động không có điều kiện về quê đón Tết tại các khu nhà trọ, các khu vực tập trung đông người lao động; họp mặt gia đình đoàn viên, người lao động khó khăn; tổ chức chương trình Chợ Tết Công đoàn năm 2023 nhằm cung cấp các mặt hàng thiết yếu với giá ưu đãi cho đoàn viên, người lao động...
Để chăm lo Tết chu đáo cho người lao động, LĐLĐ tỉnh đề nghị các cấp Công đoàn xây dựng kế hoạch, lập dự toán kinh phí và phối hợp với chính quyền, người sử dụng lao động hỗ trợ kinh phí chăm lo Tết cho đoàn viên, người lao động, tạo không khí vui tươi và thiết thực. Đối với Công đoàn cơ sở chủ động đề xuất với người sử dụng lao động tổ chức thăm hỏi, tặng quà và sớm thông báo thời gian nghỉ Tết, thời gian trả lương, trả thưởng của đơn vị, doanh nghiệp để người lao động hiểu, chia sẻ, an tâm làm việc. Cùng với đó, phối hợp người sử dụng lao động đưa, đón công nhân về quê ăn Tết và trở lại làm việc.
Về kinh phí thực hiện, mức chi cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn là 500.000 đồng/người (chi bằng tiền mặt). Mức chi quà họp mặt gia đình người lao động có hoàn cảnh khó khăn sử dụng không quá 1 triệu đồng/gia đình. Ngoài ra, các đơn vị tùy theo điều kiện tổ chức thêm các hoạt động chăm lo phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí cho đoàn viên, người lao động diễn ra trong các ngày nghỉ Tết. Hoạt động đón người lao động quay lại làm việc tùy theo điều kiện và kế hoạch hoạt động sản xuất của từng đơn vị, doanh nghiệp, bắt đầu từ 15/1 đến hết ngày 29/1/2023.
"Để bảo vệ quyền lợi người lao động dịp cuối năm, LĐLĐ tỉnh yêu cầu Công đoàn các cấp chủ động nắm tình hình, kiểm tra, giám sát người sử dụng lao động trong thực hiện các quy định của pháp luật về chế độ tiền lương, tiền thưởng dịp Tết. Kịp thời phát hiện và có các giải pháp đảm bảo quyền lợi của người lao động trong thời gian trước Tết Nguyên đán 2023", bà Nguyễn Thị Như Ý nói.
Liên đoàn Lao động các tỉnh phía Nam đang dồn sức chăm lo Tết cho công nhân, người lao động.
Theo bà Nguyễn Thị Như Ý, tính đến nay, nhiều công đoàn cơ sở đã làm việc với doanh nghiệp để lên phương án chăm lo Tết cho người lao động. Cụ thể, ngoài các phần quà Tết, các cán bộ công đoàn nỗ lực thương lượng với chủ doanh nghiệp để có mức thưởng Tết phù hợp nhằm động viên tinh thần làm việc cho người lao động. So với mọi năm, năm nay, dù kinh tế khó khăn hơn các năm trước vì đơn hàng bị cắt giảm nhiều, tuy nhiên qua khảo sát, đa số doanh nghiệp vẫn cố gắng lo thưởng Tết bằng lương tháng thứ 13 cho người lao động để họ yên tâm làm việc, gắn bó với doanh nghiệp lâu dài.
Là doanh nghiệp đang sử dụng nhiều lao động phổ thông, anh Đỗ Tuấn Vỹ, Giám đốc Công ty TNHH may mặc Phương Đông (thành phố Biên Hòa, Đồng Nai) cho biết, các hoạt động chăm lo Tết năm nay vẫn được duy trì như mọi năm. Theo đó, công ty sẽ tổ chức tặng quà Tết trong buổi tiệc tất niên cuối năm cho người lao động trước khi về quê đón Tết. Về tiền thưởng Tết, doanh nghiệp vẫn giữ mức thưởng Tết như mọi năm để động viên người lao động, mức thưởng Tết là trung bình 1 tháng lương (khoảng 6 - 8 triệu đồng/người, tùy vị trí). Đối với những công nhân không về quê đón Tết, công ty sẽ có chương trình vui xuân đón Tết tại công ty để giúp họ yên tâm lao động sản xuất và gắn bó với doanh nghiệp nhiều hơn.
Theo LĐLĐ Đồng Nai, Đồng Nai là địa phương đầu tiên ở phía Nam có khu công nghiệp tập trung. Đến nay, toàn tỉnh có hơn 1,2 triệu lao động làm việc trong các nhà máy, gần 60% là lao động ngoại tỉnh vì vậy công tác chăm lo Tết luôn được các lãnh đạo tỉnh, các đơn vị, ban ngành, doanh nghiệp trên địa bàn quan tâm để người lao động ai cũng có một cái Tết vui tươi, đầm ấm.
Các doanh nghiệp phía Nam chật vật xoay xở thưởng Tết cho công nhân So với năm ngoái, năm nay nhiều doanh nghiệp (DN) gặp khó khăn về đơn hàng, phải thu hẹp sản xuất kinh doanh. Vì vậy, các DN đang chật vậy xoay xở lo thưởng Tết cho người lao động. Đa số DN cho biết, sẽ thưởng Tết cho người lao động tối thiểu 1 tháng lương cơ bản, vừa là để giữ chân...