Mất tự tin vì núi đôi quá “bự”
“Núi đôi bự” là chuyện “phình phường” vì núi đôi thay đổi trong suốt cuộc đời mà, có ai giống ai đâu!
Đúng là không phải XX nào cũng có núi đôi giống nhau, từ khuôn mẫu đến kích thước cho dù là núi đôi của các XX đều phải thay đổi trong suốt cuộc đời.
Ví dụ như trước mỗi kì nguyệt san, khá nhiều XX có cảm giác đau tức ở núi đôi, khi nào nguyệt san xuất hiện là lập tức hết đau thôi. Hoặc khi bầu bí và cho con bú, núi đôi tự động “bự” lên để có thể cung cấp sữa cho em bé.
1. Núi đôi xấu thì dáng mình cũng xấu theo. Người nhỏ mà núi đôi “bự” thì xí hổ lắm?
Không phải chỉ teengirl đâu mà XX ở độ tuổi nào cũng rất nhạy cảm với chuyện núi đôi. Rất nhiều XX không lấy làm hài lòng với kiểu dáng và size núi đôi của mình. Núi đôi của XX được coi là biểu tượng quyến rũ mà, vậy nên, dù cố ý hay vô tình thì XX nào cũng mong mình có một vòng 1 lý tưởng như người mẫu.
XX có vòng 1 khiêm tốn thì lại mong nó nở nang hơn tí chút, XX có vòng 1 “nở nang” thì lại mong nó khiêm tốn hơn tí. Nhưng XX biết không, đôi gò bồng đảo khỏe mạnh mới là cái chúng ta quan tâm, chứ size của nó là di truyền rồi, trời cho sao hưởng vậy nhé!
Video đang HOT
2. Núi đôi mà “bự” quá là có nhiều vấn đề rắc rối kèm theo phải không?
Những teengirl đều có tâm lý lo lắng cho vòng 1 của mình “vượt mức cho phép” và là vấn đề hết sức nghiêm trọng. Do đó, không ít teengirl cảm thấy rất tự ti khi mặc các loại quần áo và vô cùng ngại ngùng khi phải thay đồ ở những phòng thay đồ tập thể hoặc khi đi shopping.
Thực tế thì, vòng 1 to hay nhỏ đều là do các girl tưởng tượng ra mà thôi. Hơn nữa, ở tuổi ô mai này, sự phát triển núi đôi ở các girl là khác nhau, có người phát triển trước, có người phát triển sau nên không thể girl nào cũng giống girl nào được.
Hơn nữa, nếu núi đôi không có dấu hiệu đau, ngứa hay nổi mẩn, nổi cục gì thì không có nghĩa núi đôi “có vấn đề” đâu teengirl nhé. Cứ yên tâm và tự tin vào vóc dáng của mình đi.
Ngoài ra, các loại bra có thể là cứu tinh cho XX trong trường hợp này. Nếu cảm thấy vòng 1 của mình hơi nặng nề, hãy cắt các dây áo bra sâu vào vai hơn để cảm thấy nhẹ nhàng hơn.
3. Nghe nói phẫu thuật cũng sẽ giúp vòng 1 nhỏ đi như ý muốn đấy?
Nếu thực sự “bất mãn” với hai núi của mình, XX có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ, kể cả bác sĩ phẫu thuật thẫm mỹ. Các bác sĩ sẽ khám và đánh giá xem liệu làm phẫu thuật ở tuổi này có nên không, sau này có giảm khả năng nuôi con bằng sữa mẹ của XX hay không.
Nếu được, bác sĩ sẽ giới thiệu XX đến bệnh viện hoặc nơi có bác sĩ phẫu thuật thẫm mỹ có kinh nghiệm để ca phẫu thuật đạt hiệu quả cao nhất.
Tại đây, trước tiên bác sĩ phẫu thuật sẽ tiến hành loại một số mô và da ở vùng núi đôi. Các đỉnh núi kết nối với các tuyến còn lại và mô mỡ, nhưng được chuyển lên trên thành của núi. Các phẫu thuật như này thường đạt kết quả rất tốt. Ngoài nhiệm vụ làm giảm size của núi đôi, các bác sĩ còn cần đảm bảo núi đôi sẽ có size mới đúng như ý muốn của XX.
Tuy nhiên, các phẫu thuật kiểu này chỉ nên dành cho các XX đã thực sự trưởng thành, thậm chí đã có gia đình, còn với teengirl thì nên giữ nguyên “bản sắc” của mình vì sau này núi đôi còn nhiều thay đổi khác nữa.
Theo PLXH
Những chỉ dẫn giúp nguyệt san "đều đặn"
Tôi năm nay 26 tuổi, đã kết hôn được 8 tháng nhưng vẫn chưa có bầu. Kinh nguyệt tôi thực ra cũng khá thất thường hàng tháng. Có phải do kinh nguyệt không đều nên tôi chưa có bầu phải không?
Chẳng hiểu tại sao kinh nguyệt của tôi lại không đều đặn? Điều tôi muốn hỏi là để điều hòa nguyệt san đều đặn và đúng hẹn hàng tháng, tôi nên uống thuốc gì, chế độ ăn uống như nào để cho kinh nguyệt được đều hơn?
Xin chuyên gia tư vấn có thể bật mí cho tôi một số mẹo nhỏ để giúp điều hòa kinh nguyệt mà không cần phải uống thuốc - Mai nguyễn (kyniemnenduyen@gmail.com)
Trả lời:
Bạn thân mến!
Với những phụ nữ có chu kì kinh không đều, do lượng hormone nữ trong cơ thể mất cân bằng, hoặc thiếu hụt, sự rụng trứng diễn ra thất thường, do đó khó có thể tính được thời điểm rụng trứng hay phóng noãn để tính toán cho sự thụ thai.
Vì thế, những người phụ nữ có chu kì kinh nguyệt thất thường, khả năng mang thai sẽ khó khăn hơn so với những phụ nữ có chu kì kinh nguyệt đều đặn.
Tuy nhiên, cũng chưa có nghiên cứu nào đưa ra danh sách thực đơn giúp kinh nguyệt điều hòa, trừ việc bạn có thể uống một vài loại thuốc điều hòa, hoặc tiêm hormone để làm cân bằng nội tiết, thúc đẩy chu kì kinh nguyệt đều đặn trở lại.
Vì vậy, ngoài việc bạn cần giữ sức khỏe, có chế độ ăn ngủ điều độ để giúp cân bằng cơ thể, bạn còn cần đến chuyên khoa sản để khám tổng thể cấu tạo và chức năng bộ phận sinh sản của mình.
Bạn cũng nên đi khám nội tiết xem có cần bổ sung, hay điều chỉnh nội tiết trong cơ thể không? Cần tuân thủ tuyệt đối hướng điều trị, kết hợp với sử dụng thuốc và tập luyện theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa, sẽ giúp bạn có một sức khỏe tốt nhất.
Theo PLXH
Sau mổ đẻ, nguyệt san sao lại thất thường? Kể từ khi tôi sinh bé đầu lòng chu kỳ kinh của tôi lại thay đổi rất lạ. Ngay lúc hết máu lúc sinh, tức sau sinh được 1 tháng tôi đã có lại kinh nguyệt ngay. Kính gửi Ban biên tập chuyên mục Sức khoẻ! Tôi có một câu hỏi mong các chuyên gia sức khỏe giải đáp giúp tôi! Tôi năm...