Mặt Trời xuất hiện hơn 200 vết đen đáng sợ
Số “vết sẹo” đen có thể nhìn thấy được trên Mặt Trời vào tháng 8 gấp đôi so với dự báo trước đó và cũng là con số cao nhất trong vòng 23 năm qua
Theo dữ liệu vừa công bố của Trung tâm Dự báo thời tiết không gian (SWPC) thuộc Cơ quan Quản lý khí quyển và đại dương Mỹ (NOAA), trung bình có tới 215,5 vết đen Mặt Trời xuất hiện cùng lúc trong tháng 8 vừa qua.
Đây là con số cao nhất kể từ tháng 9-2001 với 238,2 vết đen.
“Bản đồ” các vết đen xuất hiện trong tháng 8 trong bức ảnh tổng hợp từ các hình ảnh chụp Mặt Trời trong suốt tháng – Ảnh: SDO/NASA
Vết đen Mặt Trời là những vùng tối xuất hiện trên bề mặt ngôi sao mẹ của chúng ta, có nhiệt độ thấp hơn so với các khu vực xung quanh.
Chúng như những “vết sẹo” trên Mặt Trời, nơi từ trường hỗn loạn, sự đối lưu bị ức chế.
Điều này khiến chúng trở thành một dạng “họng súng vũ trụ”, thỉnh thoảng bắn ra những quả pháo sáng đầy năng lượng, thậm chí là một quả cầu plasma lớn gọi là “vụ phóng khối lượng đăng quang” (CME).
Video đang HOT
Cho dù trông có vẻ rất nhỏ theo góc nhìn từ Trái Đất nhưng thực tế các vết đen này rất khổng lồ, có những cái rộng gấp nhiều lần đường kính hành tinh của chúng ta.
Khi những “họng súng” này vô tình bị khai hỏa đúng lúc hướng về phía Trái Đất, thế giới của chúng ta sẽ xuất hiện bão địa từ.
Bên cạnh hiện tượng cực quang đẹp mắt ở các khu vực gần địa cực, bão địa từ gây ra không ít rắc rối như làm gián đoạn sóng vô tuyến, nhiễu hệ thống định vị, khiến vệ tinh bị rơi trở lại địa cầu…
Trong lịch sử, những cơn bão địa từ quá mạnh có thể gây sập một phần hệ thống điện. Dù vậy, con người đã có những phương pháp dự báo và đối phó với chúng nên nhiều thiệt hại có thể tránh khỏi.
Và việc hơn 200 vết đen cùng xuất hiện trong mỗi thời điểm của tháng 8 là dấu hiệu cho thấy nhân loại phải chuẩn bị cho những cơn bão địa từ liên tục sắp tới.
Theo Live Science, các nhà khoa học cho rằng thời điểm cực đại của chu kỳ Mặt Trời 11 năm đang tới rất gần.
Trước đó các nhà khoa học tin rằng thời điểm chu kỳ Mặt Trời đạt cực đại sẽ rơi vào năm 2025, không quá bùng nổ.
Nhưng thời gian qua, một số cơn bão địa từ rất mạnh ập vào Trái Đất đã khiến họ tính toán lại. Theo SWPC dự báo hồi đầu năm, điểm cực đại của chu kỳ Mặt Trời sẽ rơi vào năm nay, 2024.
Giờ đây, các nhà khoa học tin rằng chúng ta đã bước vào giai đoạn cực đại đó, với kỷ lục vừa ghi nhận trong tháng 8. Tuy nhiên, “đỉnh” cụ thể thì chưa rõ ràng.
Mức cực đại của Mặt Trời có thể kéo dài trong 1-2 năm hoặc lâu hơn một chút, có nghĩa là một đến hai năm hoặc lâu hơn, nghĩa là vẫn có khả năng hoạt động sẽ tiếp tục tăng trong khoảng 12 tháng tới.
Trong đỉnh cao của Chu kỳ Mặt Trời thứ 23, xảy ra hơn 2 thập kỷ trước, số lượng vết đen Mặt Trời trung bình theo tháng đạt tới 244,3 vào tháng 7-2000.
Trong Chu kỳ Mặt Trời 22, kỷ lục là 284,5 vết đen vào tháng 6-1989.
Hiện tại chúng ta đang sống trong Chu kỳ Mặt Trời 25.
'Vùng hắc ám' gấp 15 lần Trái Đất sắp bắn cầu lửa vào chúng ta?
Đó là cả một quần đảo gồm ít nhất 6 nhóm vết đen hợp thành trên ngôi sao mẹ của Trái Đất.
Theo Live Science, "vùng hắc ám" này trải rộng trên một vùng có bề ngang gấp 15 lần đường kính Trái Đất, đang tạo ra các cơn bão Mặt Trời (còn gọi là bão địa từ) đáng báo động. Trái Đất sẽ sớm rơi vào vùng nguy hiểm.
Đây là một trong những khu vực vết đen Mặt Trời lớn nhất và đông đúc nhất, được tạo thành bởi ít nhất 6 cụm vết đen khác nhau.
Những cụm vết đen Mặt Trời lớn đang dần "xoay nòng" về phía địa cầu, được chụp bởi tàu vũ trụ của NASA - Ảnh: SDO/NASA
Vết đen Mặt Trời vốn là những vùng hỗn loạn từ tính, tạo nên các "họng súng" bắn ra xung quanh những quả pháo năng lượng cao, thậm chí là những quả cầu plasma khổng lồ gọi là vụ phóng khối lượng đăng quang (CME).
Các họng súng này đang liên tục hợp lực bắn vào không gian. "Hỏa lực" tổng hợp của cả cụm mạnh đến nỗi làm rung chuyển bề mặt ngôi sao mẹ của chúng ta.
Nhóm vết đen đầu tiên mang tên AR3490, được phát hiện "trên vai" Mặt Trời vào ngày 18-11, chếch về phía Đông Bắc. Tiếp theo, một nhóm vết đen khác AR3491 tiếp tục hiện ra.
Trong quá trình "xoay nòng" để chuẩn bị nhắm thẳng vào chúng ta, nhóm vết đen này đã sinh ra thêm 4 nhóm vết đen mới.
Theo SpaceWeatherLive.com, "vùng hắc ám" này đã tạo ra ít nhất 16 ngọn lửa Mặt Trời loại C và 3 cái loại M trong 4 ngày qua, đồng thời khả năng bùng phát ngọn lửa cấp X rất cao.
Điều này cũng có thể dẫn tới một hình thức bắn phá mạnh hơn là những quả cầu lửa CME mang đầy hạt tích điện, vốn có thể gây bão địa từ mạnh cho Trái Đất.
Con người hầu như không cảm thấy được bão địa từ, nhưng các thiết bị của chúng ta thì có. Lưới điện, hệ thống vô tuyến, định vị... có khả năng bị gián đoạn ở một số nơi. Điều này xảy ra do sự hỗn loạn từ trường khi các quả pháo năng lượng hay cầu lửa va vào các đường sức từ.
Trong khi đó, cực quang có thể lan rộng trên bầu trời và trở thành cảnh tượng đẹp mắt.
Cực quang xuất hiện nhiều do vết đen mặt trời? Cực quang, thường chỉ được tìm thấy ở Bắc Cực và châu Nam Cực, đã làm nhân loại mê hoặc và tò mò trong nhiều thế kỷ và sẽ tiếp tục thu hút sự chú ý ở tương lai. Những quầng sáng lung linh của bắc cực quang (ở Bắc Bán cầu) và nam cực quang (ở Nam Bán cầu) trong thời gian...