Mặt trái của nước ép trái cây mà nhiều người không biết
Từ lâu, nước ép trái cây luôn được nhiều chị em ưa chuộng vì cho rằng nó tốt cho làn da. Nhưng thực tế, nước ép trái cây có thực sự tốt như vậy?
Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, nước ép trái cây thực chất chỉ chứa một số chất tan trong nước như đường đơn giản và vitamin C. Còn các chất dinh dưỡng quý khác như vitamin A, E, carotene, chất xơ… vốn không tan trong nước nên không tồn tại trong nước ép. Vì vậy, không nên lạm dụng thức uống này. Nếu dùng nước ép trái cây trong thời gian dài sẽ dẫn đến thiếu hụt protein, chất béo, hao hụt dự trữ vitamin giúp chuyển hóa chất đường trong cơ thể. Vì vậy, nếu lạm dụng dễ gây phản tác dụng.
Ngoài ra, các nhà khoa học cũng đưa ra mặt trái của nước ép trái cây như sau.
Theo kết luận của các nhà nghiên cứu người Úc được đăng trên tờ Daily Mail thì tiêu thụ nước ép trái cây có chứa quá nhiều đường có thể làm tăng nguy cơ ung thư.
Từ lâu, nước ép trái cây luôn được nhiều chị em ưa chuộng vì cho rằng nó tốt cho làn da. Ảnh minh họa
Các nhà nghiên cứu người Úc đã cố gắng tìm kiếm mối liên hệ cũng như tác dụng của các loại trái cây, rau củ và nước trái cây khác nhau trong việc ngăn chặn sự phát triển của ung thư ruột kết.
Họ theo dõi sức khỏe của 2.200 người lớn và những thực phẩm họ ăn hàng ngày trong vòng 2 năm để nghiên cứu mô hình phát triển của bệnh. Kết quả cho thấy những người ăn trái cây và rau quả như táo, súp lơ, bông cải xanh… sẽ có cơ hội giảm nguy cơ ung thư ruột kết. Nhưng một điều ngạc nhiên là những người tiêu thụ nước ép trái cây lại có nguy cơ bị ung thư cao
Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí của Hiệp hội Dinh dưỡng Mỹ phát hiện ra rằng những người uống nước ép trái cây nhiều hơn ba ly một ngày có nhiều khả năng phát triển ung thư hậu môn – một dạng ung thư ruột. Các nhà nghiên cứu tin rằng hàm lượng đường cao trong nước trái cây có thể kích hoạt sự tăng trưởng tế bào ung thư. Họ cũng nói rằng nhiều chất trong trái cây như chất xơ, vitamin C và chất chống oxy hóa đã bị mất khi chúng được ép lấy nước. Thế nhưng, chính các chất này lại có thể ngăn chặn sự xuất hiện của bệnh ung thư.
Trong những năm qua, chúng ta tin rằng mỗi ngày nên uống một ly nước ép trái cây. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu Anh đã tuyên bố rằng nước trái cây có chứa quá nhiều đường. Các nhà khoa học từ Đại học Bangor, Wales, cho biết sẽ tốt hơn nếu bạn tiêu thụ trái cây sấy khô.
Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng khác lại cho rằng không thể kết luận rằng tiêu thụ nhiều nước ép trái cây là không tốt vì thực tế nó tốt hơn nhiều thức uống khác. Nell Barrie, chuyên gia thuộc Trung tâm Nghiên cứu ung thư Anh cho biết “Không có câu trả lời dứt khoát về các loại trái cây và rau quả làm gia tăng nguy cơ ung thư ruột kết. Nhưng chắc chắn từ kết quả của nghiên cứu này có thể thấy tiêu thụ các loại thực phẩm nhiều chất xơ sẽ giúp giảm nguy cơ ung thư. Có lẽ nó sẽ là tốt hơn nếu bạn chọn ăn trái cây tươi mà không cần phải ép lấy nước để không bị mất chất xơ”.
Thực tế, nước ép trái cây có thực sự tốt như vậy? Ảnh minh họa
Những người bị các bệnh sau không nên uống nước ép trái cây:
- Bệnh nhân tiểu đường hoặc có tiền sử tiểu đường: Nước ép trái cây chứa nhiều đường fructose, có thể gây tăng đường huyết.
- Bệnh nhân viêm loét dạ dày, tá tràng hay viêm tuyến tụy: Nước ép trái cây có vị chua như: chanh, cam, táo, nho, dâu… vì loại trái cây này có nhiều chất hữu cơ làm tăng axit dạ dày gây ợ nóng.
- Bệnh nhân tiêu chảy: Nước ép trái cây có thể làm tình trạng tiêu chảy nặng hơn do làm tăng áp lực thẩm thấu trong ruột.
- Bệnh nhân bị sốt không nên uống nước ép trái cây ngọt vì dễ làm tăng đường huyết, khi đó các tế bào bạch cầu sẽ diệt khuẩn chậm chạp hơn.
Theo Trí Thức Trẻ
Nước ép trái cây thích hợp mùa nắng nóng
Mùa nắng nóng, ngoài việc phòng chống tác hại của ánh nắng, còn cần quan tâm tới việc: uống đầy đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể, ăn uống đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng.
Trong việc ăn uống, có một số điều cần lưu ý như sau:
Trong những ngày mùa hè, thời tiết nóng nực, oi bức, nhiệt độ cao của môi trường tăng cao, cơ thể sẽ bị mất nước do ra nhiều mồ hôi, một số chức năng tạng phủ sẽ bị rối loạn.
Do đó, cần tránh hoặc hạn chế dùng những thực phẩm, những món ăn có thể làm tăng nội nhiệt, dễ làm cho cơ thể mắc một số bệnh do nhiệt tà quá thịnh như: món ăn cay nóng sử dụng quá nhiều gia vị (càri, gừng, tỏi...); các loại trái cây thuộc dương tính, ngọt đậm (long nhãn, xoài, mít...).
Video đang HOT
Vào mùa nắng nóng, nên dùng thêm một số thực phẩm có tác dụng thanh nhiệt, giải khát, tiêu độc, phòng ngừa trúng nắng (thử nhiệt) như: sắn dây, bí đao, củ đậu (củ sắn nước), mướp đắng, rau muống, rau đắng, rau nhút, rau sam, mồng tơi, cải cúc (tần ô), củ sen, củ năng, bông súng, cà chua, dưa leo, thanh long, khế, dưa hấu, lê, táo, chè thạch (rau câu), mủ trôm, hạt é, hạt lười ươi, trái dâu tằm, trái dâu núi (thanh mai), nước mía, nước dừa, sữa tươi, yaourt, sữa đậu nành...
Nước ép cà rốt, dưa gang (dưa bở):
Nguyên liệu: cà rốt 1 củ, dưa gang 1 quả, chanh 1/4 trái, mật ong lượng thích hợp, nước sạch 100ml, nước đá sạch 2 cục (nếu thích).
Chế biến: cà rốt rửa sạch, xắt thành miếng nhỏ, dưa gang rửa sạch, bỏ hạt, cắt thành miếng nhỏ. Chanh bỏ vỏ, hạt.
Lấy các thứ trên cho vào máy ép cùng với nước, sau khi ép lấy nước đổ vào ly, thêm mật ong (tùy thích) là có thể dùng.
Công hiệu: giải nhiệt, giải khát, bảo dưỡng nhan sắc, giúp giảm béo.
Nước ép cà chua:
Nguyên liệu: cà chua 3 quả, mật ong lượng thích hợp, nước đá sạch 1/3 ly (nếu thích).
Chế biến: cà chua rửa sạch, bỏ cuống, cắt thành miếng. Cho cà chua vào máy ép lấy nước.
Lấy nước cà chua đổ vào ly có nước đá, thêm mật ong vào quậy đều là có thể dùng.
Công hiệu: giải nhiệt, giải khát, giúp làm da trắng hồng, mịn, giảm béo phì.
Nước cam, rau cần tây:
Nguyên liệu: cam vàng 1 trái, rau cần tây 10g, mật ong 1 muỗng cà phê, nước sạch 500ml, nước đá sạch 1/2 ly.
Chế biến: cam rửa sạch, gọt bỏ vỏ; rau cần rửa sạch, cắt đoạn, cho tất cả vào máy xay.
Lấy 200ml nước, nước đá và mật ong đổ chung vào xay. Sau cùng cho 300ml nước còn lại vào khuấy đều, đổ ra ly là dùng được.
Công hiệu: giải nhiệt, tăng sức đề kháng, chống lão hóa, giảm béo phì.
Nước cà rốt, rau cần:
Nguyên liệu: cà rốt 2 củ, củ cải trắng 1 củ, rau cần tây 2 nhánh, chanh 1/2 trái, mật ong lượng thích hợp, nước sạch 100ml.
Chế biến: cà rốt, củ cải trắng gọt vỏ, rửa sạch, cắt thành khối nhỏ; rau cần rửa sạch, cắt đoạn; chanh bỏ vỏ.
Lấy các thứ trên cho vào máy xay sinh tố chung với nước, xay xong đổ ra ly, thêm mật ong vào khuấy đều là dùng được (có thể thêm nước đá nếu thích).
Công hiệu: bổ sung vitamin A, C, các khoáng chất vi lượng, giải nhiệt, tăng cường sinh lực, phòng ngừa đường huyết tăng cao, giảm béo phì..
Nước ép trái cây thích hợp mùa nắng nóng
Nước táo tây, xà lách Đà Lạt:
Nguyên liệu: táo tây 1 trái, khế 1 trái, xà lách Đà Lạt (rau diếp quắn) lượng vừa đủ, mật ong 1/2 muỗng cà phê, nước sạch 400ml, nước đá sạch 1/2 ly.
Chế biến: táo tây rửa sạch, gọt bỏ vỏ, cắt miếng; khế, xà lách rửa sạch xắt miếng.
Trước tiên lấy các nguyên liệu trên cho vào máy xay, rồi lấy 300ml nước, nước đá và mật ong đổ chung vào xay. Sau cùng cho 100ml nước còn lại vào khuấy đều, đổ ra ly là dùng được. Có thể thay khế bằng 1 muỗng canh nước cốt chanh.
Công hiệu: giải nhiệt, giúp cho da dẻ hồng hào, giảm béo, giữ thân hình thon thả.
Nước cải bắp, hành tây:
Nguyên liệu: cải bắp (cải bắp tím càng tốt) 100g, hành tây 2 củ, rượu chát 1 muỗng canh, nước sạch 100ml.
Chế biến: cải bắp, hành tây rửa sạch, xắt nhỏ.
Cho hai thứ trên vào máy xay sinh tố chung với nước, xay xong đổ ra ly, thêm vào rượu chát khuấy đều là dùng được.
Công hiệu: hoạt huyết, làm ra mồ hôi, giải nhiệt, giảm béo phì.
Nước dưa chuột, dưa hấu:
Nguyên liệu: dưa chuột nhỏ 5 quả, dưa hấu 200g, nước sạch hoặc nước đá sạch 1/4 ly.
Chế biến: dưa chuột rửa sạch, cắt lát, dưa hấu cắt thành khối nhỏ.
Cho hai thứ trên vào máy ép, ép xong lấy nước đổ vào ly nước đá, khuấy đều là dùng được.
Công hiệu: giải nhiệt, giải khát, có ích cho người cao huyết áp, giảm béo phì.
Nước ép trái cây thích hợp mùa nắng nóng
Nước rau củ quả giải khát:
Nguyên liệu: xoài chín 100g, lê 50g, củ sen tươi 100g, rau cần 10g, hạt hạnh nhân (hoặc hạt điều) 5g, mật ong 1 muỗng cà phê, nước sạch 200ml, nước đá 1/2 ly.
Chế biến: trước tiên, lấy củ sen gọt bỏ vỏ, ngâm nước rồi rửa thật sạch, cắt thành miếng vuông nhỏ, để vào nồi chưng cách thủy cho chín, rồi lấy ra để nguội. Rau cần rửa sạch, cắt đoạn, để sẵn. Xoài, lê rửa sạch, bỏ vỏ, bỏ hạt. Lấy hai thứ cùng với nguyên liệu ở trên cho vào máy xay; cho 200ml nước và nước đá vào, xay chung.
Đổ ra ly là dùng được.
Công hiệu: giải nhiệt, giải khát, giúp phòng ngừa ung thư, giảm béo phì.
Nước cà rốt, thơm:
Nguyên liệu: cà rốt 50g, thơm (dứa) 50g, nước sạch 300ml, nước đá sạch 1/2 ly.
Chế biến: cà rốt, thơm gọt bỏ vỏ, rửa sạch, cắt thành miếng, cho vào máy xay.
Lấy 200ml nước và nước đá đổ vào xay. Sau cùng cho 100ml nước còn lại vào khuấy đều, đổ ra ly là dùng được.
Công hiệu: giải nhiệt, giải khát, giảm béo phì.
Nước cà rốt, khổ qua:
Nguyên liệu: cà rốt 1 củ, khổ qua 1/2 quả, mật ong lượng thích hợp, nước sạch 1/4 ly.
Chế biến: cà rốt rửa sạch xắt lát, khổ qua xắt miếng.
Lấy cà rốt và khổ qua cho vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn, rồi cho vào ly, thêm nước và mật ong vào cho vừa miệng là được.
Công hiệu: giải nhiệt, giải khát, nâng cao sức miễn dịch, giảm béo phì.
Nếu người bị bệnh đái tháo đường và thanh thiếu niên bị mụn trứng cá, thì khi uống nước này không nên dùng mật ong (hoặc dùng rất ít).
Trái khổ qua có tác dụng thanh nhiệt mùa nắng nóng
Trái khổ qua có tác dụng thanh nhiệt mùa nắng nóng
Sữa đậu nành, khổ qua:
Nguyên liệu: khổ qua 1 quả, sữa đậu nành 100ml, mật ong lượng thích hợp
Chế biến: khổ qua rửa sạch, bỏ ruột, xắt miếng.
Lấy khổ qua và sữa đậu nành cho vào máy xay sinh tố, sau khi xay đổ vào ly, cho mật ong vào quậy đều là có thể dùng.
Công hiệu: giải nhiệt, giải khát, bồi dưỡng gan thận, giúp giảm béo.
Nước thơm, đu đủ:
Nguyên liệu: đu đủ chín 1/4 quả, thơm (dứa) 1/4 quả, táo tây 1/2 quả, cam 2 quả, nước sạch 50ml.
Nước ép trái cây thích hợp mùa nắng nóng
Chế biến: thơm cắt miếng nhỏ. Đu đủ gọt bỏ vỏ và bỏ hột rồi cắt miếng nhỏ; táo tây, cam rửa sạch, cắt miếng, bỏ hạt.
Nước ép trái cây thích hợp mùa nắng nóng
Lấy các thứ trên cho vào máy xay sinh tố, sau khi xay xong đổ vào ly, thêm nước vào quậy đều là có thể dùng.
Công hiệu: giải nhiệt, giải khát, tăng cường sinh lực, làm da trắng đẹp, giảm béo phì.
Lưu ý: ở các món ăn trên, những người đau bụng lạnh, đi cầu lỏng, tiêu chảy, không được dùng.
Sức khỏe & Đời sống
Bệnh thường gặp mùa nắng nóng ở trẻ em Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh-Trưởng khoa Nhiễm Bệnh viện Nhi đồng 1 cho biết, thời tiết nắng nóng, độ ẩm trong không khí khá cao là những điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, siêu vi... bùng phát. Nhiều trẻ em dễ mắc bệnh vì sức đề kháng còn yếu kém và do ý thức phòng...