Mặt trái của mạng xã hội khi lan truyền thông tin sai
Thông tin sai có thể lan truyền một cách nhanh chóng trên twitter, mỗi dòng tweet lại của người dùng sẽ khiến nhiều người tiếp cận thông tin đó hơn và thậm chí là có thể ảnh hưởng đến toàn cầu.
Vào thứ ba vừa rồi (23.4), vài hacker đã xâm nhập vào tài khoản Twitter của hãng AP và giả mạo thông tin rằng vừa có vụ nổ bom ở nhà Trắng và Tổng thống đã bị thương. Dòng tweet vừa được tung ra trong vài phút và đã được tweet lại 3000 lần trước khi Twitter gỡ bỏ nó.
Hãng thông tấn AP ngay lập tức khẳng định thông tin đó là sai sự thật, nhưng dòng sweet đã tồn tại đủ lâu để phán tán sức ảnh hưởng của nó, khiến thị trường chứng khoán tụt dốc 143 điểm trước khi phục hồi lại.
Như thế ta có thể thấy được sức mạnh ghê gớm của thông tin trên mạng ngày nay. Những dòng tweet có thể chấm dứt một sự nghiệp, gây tranh cãi về ngoại giao, châm lửa cho một cuộc cách mạng hay tìm một quả thận để kịp thời cứu chữa bệnh nhân. Và tương tự, những dòng tweet sai sự thật cũng có tầm ảnh hưởng như thế, một khi 140 kí tự ấy được phát tán online thì không thể sửa chữa được, hay ngay cả có đăng lại thông tin chỉnh sửa thì chưa chắc chúng đến được tới tất cả mọi người.
Video đang HOT
Tai nạn của hãng AP không phải là trường hợp đầu tiên. Vào tháng 8/2012, một nhà báo người Ý tạo một tài khoản Tweet giả danh một chính khách trong chính phủ Nga và thông báo rằng tổng thống Syria đã bị ám sát, hậu quả là gây ra chấn động trong thị trường dầu mỏ.
Tháng 3, một người đã giả danh đại sứ quán Mỹ ở Nga để phê phán cuộc bầu cử tổng thống của nước này. Dòng tweet đã được một hãng truyền thông Nga loan báo trước khi bị phát hiện chỉ là trò bịp.
Gần đây là sau vụ nổ bom ở Boston, một dòng tweet vô tình nói rằng một học sinh mất tích của trường đại học Brown là nghi phạm. Dòng tweet có kèm theo tên và rất nhiều người ngay lập tức tin vào thông tin đó mà không cần có sự xác nhận của chính quyền.
Bản chất lây lan nhanh chóng của dòng Tweet mang nhiều rủi ro, nhưng cũng có thể đồng thời vô cùng hữu ích. Những câu chuyện về những dòng Tweet được lan truyền và mang lại kết thúc có hậu đã được Twitter tổng hợp trong chuỗi Twitter Stories.
Theo GenK
Mẹ nghi phạm Boston có tên trong dữ liệu khủng bố
Tên của mẹ hai nghi phạm đánh bom Boston được liệt vào dữ liệu khủng bố Mỹ hồi năm 2011, tức là cùng thời điểm tên của con trai bà bị chú ý.
Ông bà Tsarnaev, bố mẹ của hai nghi phạm đánh bom Boston. Ảnh: AP
ABC News đưa tin, Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) đã yêu cầu liệt tên cả bà Zubeidat Tsarnaev và con trai Tamerlan Tsarnaev vào dữ liệu khủng bố của chính phủ Mỹ ( được gọi là TIDE), sau khi nhận được thông tin từ chính phủ Nga rằng hai người này có khả năng là các phiến quân Hồi giáo. Nga lo ngại họ có thể gây rắc rối khi trở về nước.
Việc có tên trong danh sách gồm 700.000 cái tên của TIDE không có nghĩa là các cá nhân này bị tình nghi tiến hành các hoạt động khủng bố, bị giám sát hay bị hạn chế việc đi lại. Thay vào đó, danh sách được lưu trữ bởi Trung tâm Chống khủng bố Quốc gia, là cơ sở cho các cơ quan liên bang có liên quan đưa ra những danh sách theo dõi cụ thể hơn phù hợp với tiêu chí của họ, ví dụ như danh sách cấm bay của Cục An ninh Vận tải.
Cùng với em trai là Dzhokhar, Tamerlan là một trong hai nghi phạm của vụ đánh bom kép giải Boston Marathon hôm 15/4 làm 3 người thiệt mạng và hơn 260 người bị thương. Y tử vong sau khi đấu súng với cảnh sát Boston hồi tuần trước. Dzhokhar, 19 tuổi, bị bắt sống và vừa được chuyển đến trung tâm y tế thuộc một trại giam.
Hôm 25/4, tại một cuộc họp báo ở Makhachkala, Nga, bà Zubeidat tuyên bố các con trai bà đã bị chính quyền Mỹ "gài bẫy" và bác bỏ việc Tamerlan có liên hệ với các phiến quân Hồi giáo trong một kỳ nghỉ ở Nga năm ngoái.
Đầu tuần trước, giới chức Mỹ xác nhận rằng cơ quan tình báo Nga FSB từng đưa ra hai yêu cầu riêng biệt đối với FBI và CIA về việc điều tra mối quan hệ của Tamerlan với các phần tử Hồi giáo cực đoan. Cuộc điều tra của FBI đầu năm 2011 xác định Tamerlan không có mối liên hệ nào với các nhóm khủng bố và đã gửi thông tin này cho FSB nhưng không nhận được phản hồi.
Giới chức tình báo cho biết yêu cầu của FSB gửi cho CIA vào tháng 9 cùng năm đó về việc điều tra Tamerlan cũng bao hàm thông tin về mẹ y, bà Zubeidat. CIA đã đề xuất đưa tên của Tamerlan vào dữ liệu TIDE để đề phòng. Cách đánh vần tên y và ngày tháng năm sinh do phía Nga cung cấp cho CIA sau đó được xác định là không chính xác.
Tamerlan cũng có mặt trong một dữ liệu khác vào mùa xuân năm 2011 khi FBI đang nỗ lực xác định liệu y có xuất ngoại không.
Theo giới chức, ngay cả khi tên và chi tiết về Tamerlan được liệt chính xác vào dữ liệu TIDE, các quan chức hải quan Mỹ vẫn nhận thấy cuộc điều tra của FBI đã khép lại và không xem y là mối đe dọa.
Theo VNE
Mẹ nghi phạm Boston cũng bị liệt vào danh sách khủng bố Mẹ 2 nghi phạm vụ đánh bom Boston cũng bị liệt vào danh sách theo dõi khủng bố 18 tháng trước khi xảy ra vụ tấn công, giới chức chính phủ Mỹ tiết lộ. Bà Zubeidat Tsarnaeva, mẹ của hai nghi phạm đánh bom Boston. Hãng tin AP dẫn lời hai quan chức chính phủ giấu tên cho hay CIA đã bổ sung...