Mất tiền thuê phải dịch vụ… phiền toái
Thói quen phó mặc tất cả các công việc cho dịch vụ không hẳn là tốt đối với người dân đô thị bởi điều này sẽ tạo điều kiện cho sự phát triển khó kiểm soát của các dịch vụ “không tưởng”.
Sau khi từ giã thương trường, ông Hòa (Thanh Xuân, Hà Nội) dành hết thời gian cho vườn cây cảnh của mình. Mỗi buổi sáng thức giấc, việc đầu tiên ông làm là ra vườn ngắm những cây cảnh xem chúng lớn ra sao. Không biết tự bao giờ ông coi việc chăm sóc, cắt tỉa cây cảnh như một nhiệm vụ không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của mình.
Một lần, khi đang say sưa ngắm nghía chậu cây sanh một cách đầy tâm đắc, ông đau xót phát hiện ra trên thân cây có một vết xước khá dài. Lo lắng vết xước để lại sẹo cho cây quý, nguy cơ “kiệt tác nghệ thuật” của cha mình bị phá hỏng, anh Hoàng con trai út của ông nhanh nhảu: “Trên internet có tất cả các dịch vụ từ A đến Z, bố thử tra tìm biết đâu sẽ có một dịch vụ cho cây cảnh”. Tiếc cho cây bao năm chăm sóc, uốn nắn, ông Hào lên mạng tra cứu tìm dịch vụ chăm sóc cây cảnh. Kì thực có cả một trang web chăm sóc cây cảnh. Khi ông gọi điện nói “tình trạng bệnh” của cây cảnh thì nhân viên dịch vụ này khẳng định, không có gì khó khăn, sẽ có người đến và chữa khỏi bệnh cho cây sanh của ông.
Ảnh minh họa
Sau chừng nửa tiếng đồng hồ, một anh thanh niên “tay không” đến gõ cửa nhận là nhân viên đến làm liền sẹo cho cây sanh. Không cần hỏi nguyên nhân, tình trạng vết thương của cây, anh này yêu cầu ông đưa ra chỗ cây cảnh và tiến hành “cứu chữa” luôn. Anh ta rút từ trong túi áo một tuýp thuốc nói là thuốc “đặc trị” sẹo cho cây cảnh và bôi lên vết thương cây sanh. Anh ta dặn ông Hòa buộc thật kín vết thương bằng giấy nilon sạch để tránh nhiễm khuẩn cho cây, sau hai ngày bỏ giấy ra cho cây được “thả hơi” thì cây sẽ liền hết sẹo. Tổng chi phí cho dịch vụ liền sẹo cây là 300.000 đồng.
Thời gian hai ngày “dưỡng bệnh” của cây sanh trôi qua, ông Hoà cẩn thận cởi bỏ lớp nilon bọc ngoài hy vọng vết thương của cây sẽ liền. Ông không khỏi giật mình khi thấy vết thương thân cây bị đùn lên thành một vệt dài “đau đớn”. Bức xúc, ông gọi lại cho dịch vụ này thì được nhân viên trả lời chắc như đinh đóng cột: Không thể có chuyện đó, sự cố trên là do ông không biết chăm sóc đúng cách. Sau khi gia chủ quả quyết đã làm đúng theo hướng dẫn thì người này hứa sẽ cử nhân viên đến xem lại. Chờ mãi, nhân viên cứ hẹn khất lần, rồi biệt tăm luôn. Biết là bị lừa, mất toi mấy trăm nghìn đồng, ông căn dặn mọi người trong nhà cảnh giác với các dịch vụ trên mạng.
Trớ trêu hơn ông Hòa là trường hợp của chị Yến ở Thanh Trì, Hà Nội cũng thông qua dịch vụ cắt tóc, cạo râu trên internet mà chị được một phen “tá hỏa” với dịch vụ mạng. Vì con trai bị liệt nhiều năm lại không thể đưa con đi cắt tóc, lại sợ dao kéo ở tiệm, quán cắt tóc sử dụng nhiều lần nên chị Yến đã tìm đến dịch vụ cắt tóc di động trên mạng cho con trai. Trên trang raovat.com, người rao đưa một loạt các quảng cáo với “thiết bị hiện đại, đảm bảo một lần cho người sử dụng, đem đến sự hài lòng cho khách hàng” đã hấp dẫn ngay với chị Yến.
Không đắn đo, chị gọi đến dịch vụ để phục vụ cho con trai mình. Khi nhân viên của dịch vụ này đến, họ cho Huân, con trai chị chọn kiểu tóc để cắt, và gợi ý thêm các dịch vụ kèm theo phụ như cạo râu, cắt lông mũi. Thấy vậy chị đề nghị nhân viên này thực hiện luôn các dịch vụ phụ và yêu cầu phải đảm bảo dùng các loại thuốc tốt nhất, tránh ảnh hưởng đến sức khoẻ con trai mình.
Thực hiện xong các công việc, nhân viên này đưa cho chị tờ hóa đơn đã có chữ ký sẵn của chủ dịch vụ với số tiền lên tới 500 nghìn đồng. Chị Yến sửng sốt nhưng cũng ngậm ngùi rút hầu bao với lí do “đó là phí của dịch vụ tại nhà”. Chừng nửa tiếng sau, khi anh nhân viên này ra về thì bỗng cậu con trai kêu ngứa râm ran khắp cằm.
Chị đã phải vội vàng đưa con đến bác sỹ khám mới tá hỏa là đã bị anh nhân viên này dùng bọt cạo râu kém chất lượng cho con trai mình. Từ đó, chị thấy “rùng mình” khi nghe ai đó nhắc đến dịch vụ trên mạng.
Video đang HOT
Dịch vụ “kiềm chế thần kinh”
Phương sau ba năm học đại học ở Hà Nội thì hai năm liền cô phải vật vã với căn bệnh “rối loạn nội tiết”. Trước khi lên học thì những ngày đến tháng của cô vẫn đều đặn nhưng không hiểu vì sao sau một năm học trên Hà Nội cô thường bị mệt mỏi và những ngày đến tháng của cô “ra một cách không kiểm soát”, có khi nó kéo dài đến hết tháng.
Không chỉ có vậy, cô còn phải chịu những cơn đau “vã mồ hôi hột” khủng khiếp. Lo sợ trước tình trạng của mình cô đã cùng mẹ đi chạy khắp nơi, uống đủ các loại thuốc nhưng kết quả vẫn không ăn thua. Căn bệnh của cô vẫn kéo dài như vậy và ngày càng nghiêm trọng hơn, đau bụng quằn quại kéo theo tình trạng rong kinh kéo dài khiến cô mất ăn mất ngủ. Học hành giảm sút, cô đành bỏ qua mặc cảm, cô đến Bệnh viện Phụ sản Trung ương khám. Ở đây các bác sỹ chẩn đoán cô “rối loạn nội tiết kinh niên”, phải điều trị lâu dài thì mới có khả năng điều trị dứt điểm được. Nhưng do việc học hành vào giữa thời kì cao điểm nên Phương phải xin bác sỹ ngưng điều trị để tiếp tục công việc học của mình.
Mấy tháng trôi qua, Phương dần vơi đi cơn đau, nhưng tình trạng đến tháng vẫn ra một cách khó kiểm soát thì không hề thuyên giảm. Một lần lang thang trên mạng cô quyết định thử tìm hiểu căn bệnh của mình và tìm thấy một trang web về chuyện thầm kín của con gái có dịch vụ “kiềm chế, giảm bớt cơ chế phụ nữ”. Phương tò mò vào xem thử thì được biết trường hợp của mình có thể điều trị bằng cách “kiềm chế hệ thần kinh”, bác sỹ sẽ chỉ tác động đến hệ thần kinh cũng có thể điều hòa được nội tiết ở con gái nên không có ảnh hưởng gì đến bộ phận kín của người con gái.
Thoát khỏi nỗi ám ảnh của việc thăm khám, Phương mạnh dạn tìm đến trung tâm ở Hoàng Mai, Hà Nội chữa bệnh. Đến nơi, bác sỹ N hỏi thăm về tiền sử bệnh của Phương, không thăm khám bệnh cũng không đưa ra kết luận gì cho bệnh của Phương mà tiến hành điều trị bệnh luôn.
Phương được các bác sỹ ở đây cho nằm điều trị với máy “mát xa” đầu 2 giờ đồng hồ để điều hòa lại hệ thần kinh. Sau đó bác sỹ kê thêm một loạt các thuốc thần kinh cho Phương và bảo Phương về uống thuốc đúng như hướng dẫn thì sẽ nhanh chóng khỏi bệnh. Chi phí điều trị của Phương là 1 triệu đồng cho điều hòa lại hệ thần kinh và 500 nghìn/ 1 tuần tiền thuốc thần kinh. Nhưng khi về nhà uống thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sỹ kê đơn thì được 4 ngày cơn đau của cô lại tái phát. Cơn đau “thắt ruột, cắn răng” khiến cô ngất lịm trên giường và bạn bè phải đưa cô vào viện ngay hôm đó.
Theo NDT
"Lạc lối" trên Đại lộ Thăng Long
Đại lộ Thăng Long giống như... đường làng
Chỉ sau hai tuần Đại lộ Thăng Long chính thức thông xe, cả người đi đường và người dân sống hai bên Đại lộ mới cảm nhận được những điều "phiền toái" mà con đường mang đến.
"Mua thêm" gần... 4 km mỗi ngày
Dường như, chỉ đến khi đường cao tốc Láng - Hoà Lạc chính thức được thông tuyến, đặt tên là Đại lộ Thăng Long, những người dân quê sống hai bên đường có đèn cao áp sáng thâu đêm mới có cảm giác mình "thực sự" trở thành "người thành phố".
Dù trên phương diện quản lý hành chính, họ đã trở thành công dân Thủ đô từ trước đó cả mấy năm rồi.
Một người đi đường "lạc lối" phải nhờ đến dịch vụ thoát hiểm trên Đại lộ Thăng Long
Thế nhưng, niềm vui "ngắn chẳng tày gang". Vì ngay sau khi thông xe, người dân sống hai bên đường bắt đầu cảm thấy những "phiền toái" và cuộc sống một phần bị xáo trộn, khi những đường ngang ngõ dọc hai bên đường dần dần bị bịt kín.
Chị Nguyễn Thị Lan, người thôn Quyết Tiến, xã Vân Côn (huyện Hoài Đức, Hà Nội) cho biết: Quyết Tiến là thôn duy nhất của xã Vân Côn bị Đại lộ Thăng Long chia cắt khỏi trung tâm hành chính xã.
Trước kia, khi những lối ngang đi tắt qua đường cao tốc chưa được bịt kín, việc đến UBND xã và đi chợ của người dân hay đến trường đi học của con cái chị còn dễ dàng. Nhưng từ khi Đại lộ thông xe, những lối đi tắt ngang đường bị bịt kín, người thôn Quyết Tiến chịu cảnh "gần nhà xa ngõ", muốn đi chợ hay con em đi học phải đi vòng thêm gần 2 km mới đến hầm chui dân sinh, rồi quay lại bằng đó quãng đường. Nghĩa là đoạn đường họ phải đi hàng ngày xa thêm gần 4 km nữa.
Những hộ dân thuộc Xóm Mới, thị trấn Quốc Oai, do nằm ở bên này đại lộ, giáp với thị trấn huyện Thạch Thất, ngày ngày cũng phải đi vòng thêm vài cây số để đưa con em sang thị trấn Quốc Oai học, đưa con cái đi tiêm phòng hay đưa người ốm đi trạm y tế.
Tương tự, nhiều hộ dân sống ở làn đường bên kia, nghĩa là nằm ngay cạnh thị trấn, nhưng khi đại lộ hoàn thành, muốn đến thị trấn, nếu không chấp nhận vi phạm giao thông bằng cách đi ngược đường thì họ cũng phải đi vòng đường xa thêm 4,5km nữa.
Làn đường dành cho xe mô tô nhếch nhác là lý do khiến nhiều người tham gia giao thông không đi đúng phần đường, càng làm cho giao thông trên Đại lộ Thăng Long thêm rối loạn!
Chị Nguyễn Thị Mai, nhà ở ngay sát Đại lộ Thăng Long, thuộc thị trấn Quốc Oai cho biết: Khi đại lộ chưa hoàn thành, chị chỉ mất vài phút để đưa con đến lớp hay đi chợ. Nhưng giờ, nếu không đi ngược chiều đường, chị phải đi vòng thêm 3,4 km nữa mới đến điểm rẽ vào thị trấn vốn chỉ cách nhà chị có mấy chục mét. Đường đi lối lại có nhiều thay đổi nên cuộc sống sinh hoạt người dân gặp nhiều xáo trộn.
Dở khóc, dở cười trên Đại lộ
Không chỉ những người dân địa phương sống hai bên đường mới gặp khó khăn trong đi lại và sinh hoạt, rất nhiều người tham gia giao thông trên tuyến đường này đã phải gặp những chuyện dở khóc dở cười.
Tại điểm đầu của Đại lộ Thăng Long, giáp Trung tâm Hội nghị Quốc gia hay điểm cuối Đại lộ là ngã tư Hoà Lạc, phóng viên quan sát thấy rất nhiều người điều khiển xe gắn máy, vì không muốn đi vào phần đường dành cho xe mô tô và xe thô sơ vốn chật trội, bụi bẩn, thậm chí có cả gia súc đi lại nên đã chọn làn đường dành cho xe ô tô để đi.
Và Đại lộ Thăng Long giống như... đường làng, khi xe cộ thoải mái đi ngược chiều mà không bị xử lý.
Thế nhưng, vì làn đường dành cho xe ô tô có rất ít lối thoát. Vì vậy, nhiều người trót đi vào phần đường này vẫn phải đi... miên man, lạc lối thêm hàng chục cây số mối có lối thoát. Nhiều người, vì muốn chuyển đường sớm thì phải chấp nhận móc túi, mất từ 10 đến 15 nghìn đồng để nhờ dịch vụ khiêng xe thoát hiểm.
Cũng chính vì có quá nhiều người đi xe gắn máy tham gia giao thông thiếu ý thức đi vào làn đường dành cho xe ô tô nên "dịch vụ thoát hiểm" trên Đại lộ Thăng Long mọc lên như nấm và làm ăn rất phát đạt trong những ngày qua.
Anh Nguyễn Văn Luân, người thôn Quyết Tiến, xã Vân Côn, tự nhận là người đầu tiên bắc cầu gỗ làm dịch vụ thoát hiểm cho xe máy lạc lối trên Đại Lộ Thăng Long tiết lộ: Mỗi ngày, anh vẫn kiếm được bạc triệu nhờ vào dịch vụ thoát hiểm đặc biệt này.
Thế nhưng, chính vì anh làm ăn được nên dọc tuyến Đại lộ, giờ cũng có vài nhóm người bắt trước, dựng cầu gỗ làm dịch vụ thoát hiểm cho xe gắn máy. Và giá cước thoát hiểm thì muôn hình ngàn vẻ, tuỳ đối tượng mà nhà chủ dịch vụ hét nhiều hay ít.
Sau hai tuần thông xe Đại lộ Thăng Long, chúng tôi nhận thấy trên toàn tuyến đường, nhất là làn đường nhỏ dành cho xe mô tô và xe thô sơ, những chiếc xe tải hạng nặng vẫn nối đuôi nhau chạy ngược chiều, nhưng không hề có ai xử lý.
Trong khi đó, người dân sống hai bên đường, vì sợ phải đi xa và vì theo thói quen nên hầu hết không chịu đi vòng theo hướng đường cầu chui dân sinh. Hầu hết họ vẫn coi Đại lộ hiện đại và dài nhất Việt Nam như con "đường làng", đi ngược chiều vô tư, khiến những đoạn đại lộ chạy qua khu dân cư, tình trạng giao thông rất hỗn loạn và vô cùng nguy hiểm.
Theo Vietnamnet
Sốc: Nhau thai người được bán như...thịt lợn (Hà Nội) Nhau thai được bán với giá từ 150.000 đồng/lạng (loại khô) trở lên. Các hiệu thuốc đông y trở thành đầu mối cung cấp nhau thai số lượng lớn. Rất dễ dàng để có thể mua được nhau thai Ngày nào chẳng có Trong vai chủ một hiệu thuốc đông y đang có nhu cầu gom hàng về bào chế, chúng tôi dễ...