“Mắt thần” tố cáo đối tượng mang 2 tiền án trộm vàng
Ngày 2/11, Cơ quan CSĐT Công an huyện Châu Thành (Tây Ninh) đã bắt giữ Ngô Kim Linh (SN 1970, ngụ thị xã Hoà Thành) để điều tra, làm rõ hành vi trộm cắp tài sản.
Tại cơ quan Công an, Linh bước đầu khai nhận, đã rảo quanh các tuyến đường trên địa bàn tìm các căn nhà sơ hở trong quản lý tài sản để trộm.
Vào ngày 30/10, đối tượng đã đột nhập vào nhà của chị T.T.O (ngụ thị trấn Châu Thành, huyện Châu Thành) trộm tài sản, gồm: 1 lắc tay, 1 đôi bông, 1 sợi dây chuyền bằng bạch kim với (tổng trị giá khoảng 90 triệu đồng).
Từ tin báo của nạn nhân, Công an huyện Châu Thành đã rà soát, khoanh vùng đối tượng nghi vấn. Bằng các biện pháp nghiệp vụ kết hợp trích xuất hình ảnh camera an ninh, Công an huyện Châu Thành xác định Linh đã gây án. Qua truy xét, Công an bắt giữ Linh khi đối tượng đang lẩn trốn tại ấp Thanh Hòa, xã Thanh Điền, huyện Châu Thành
Nhận định của tòa khi tuyên cựu giám đốc BV Thủ Đức tham ô
Bị cáo Nguyễn Minh Quân là giám đốc BV, được giao quản lý tài sản, có quyền ký các ủy nhiệm chi; dòng tiền cuối cùng đều do bị cáo sử dụng nên phạm tội tham ô tài sản.
Sau hai ngày xét xử, ngày 1-12, TAND TP.HCM tuyên án đối với các bị cáo trong vụ vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng, tham ô tài sản, rửa tiền xảy ra tại BV TP Thủ Đức, TP.HCM (BV Thủ Đức) và các đơn vị liên quan.
Video đang HOT
Cựu giám đốc BV Thủ Đức tham ô 102,5 tỉ đồng
Theo HĐXX, căn cứ tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án đã được tranh tụng công khai tại phiên tòa, lời khai nhận tội của các bị cáo, có cơ sở xác định từ năm 2016 đến 2020, BV Thủ Đức tổ chức đấu thầu 31 gói thầu trang thiết bị y tế, trong đó có 28 gói thầu đã hoàn tất thanh toán.
Bị cáo Quân chỉ đạo Lợi thành lập bốn công ty sân sau, lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao thâu tóm 27/28 gói thầu mua sắm trang thiết bị y tế, phục vụ công tác khám chữa bệnh tại BV.
Bị cáo Nguyễn Minh Quân - cựu giám đốc BV Thủ Đức tại phiên tòa sáng qua (1-12). Ảnh: TRẦN LINH
Dù biết các công ty sân sau là của bị cáo Quân giao cho Lợi điều hành, tham gia đấu thầu nhưng các bị cáo là thành viên của tổ mở thầu, tổ chuyên gia xét thầu gồm: Nguyễn Thị Ngọc, Nguyễn Lan Anh, Ngô Trương Ngọc Bích, Nguyễn Huy Việt, Đặng Thị Hiên vẫn gian lận trong đấu thầu, thông thầu... tạo điều kiện cho các công ty này trúng thầu, chiếm đoạt tiền của BV Thủ Đức.
Quân là giám đốc, có trách nhiệm quản lý tài sản là tiền của BV Thủ Đức nhưng đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng công ty sân sau, nâng khống giá thiết bị y tế, nộp hồ sơ tham gia đấu thầu, gây sức ép nhân viên dưới quyền để cho bốn công ty sân sau do Lợi quản lý trúng thầu. Ngay sau khi BV thanh toán tiền cho các công ty sân sau, Quân chỉ đạo Lợi rút tiền mặt, nộp vào các tài khoản khác để chiếm đoạt tiền của Nhà nước.
Để che giấu số tiền đã chiếm đoạt, Quân yêu cầu Lợi chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng đứng tên Lợi nhưng do Quân sử dụng; chuyển vào các tài khoản cá nhân của bị cáo Diễm, để Diễm đứng tên sử dụng và mua nhiều tài sản.
HĐXX xác định tổng số tiền lợi nhuận của bốn công ty do Lợi quản lý là 102,5 tỉ đồng, số tiền này bị cáo Quân đã chiếm đoạt.
Căn biệt thự ở TP Nha Trang (Khánh Hòa) và khu trung tâm phức hợp Sài Gòn Ba Son (TP.HCM) được đặt cọc 35% từ tiền tham ô nên phải tiếp tục kê biên để bảo đảm thi hành án.
Bị cáo Nguyễn Minh Quân là chủ mưu
HĐXX nhận định bị cáo Quân chủ mưu, điều hành toàn bộ hành vi phạm tội trong vụ án. HĐXX ghi nhận các tình tiết giảm nhẹ như bị cáo có chuyển biến trong nhận thức từ không nhận tội sang nhận tội; đã nộp một số tiền khắc phục hậu quả và các bất động sản mà CQĐT hiện kê biên của bị cáo có khả năng đảm bảo khắc phục được toàn bộ hậu quả của vụ án; bị cáo có nhiều cống hiến, bằng khen trong quá trình công tác...
Bị cáo Lợi là đồng phạm giúp sức cho Quân ở hai hành vi tham ô tài sản và rửa tiền nhưng có vai trò thứ yếu, phụ thuộc, làm công ăn lương.
Các bị cáo còn lại phụ thuộc chỉ đạo cấp trên, vai trò hạn chế và tự nguyện nộp một phần hoặc toàn bộ tiền thu lợi bất chính nên cần áp dụng chính sách khoan hồng để giảm nhẹ một phần trách nhiệm hình sự.
Đối với quan điểm của luật sư cho rằng bị cáo Quân không phạm tội tham ô tài sản, HĐXX xét thấy: Các công ty tham gia gói thầu do Quân lập hoặc yêu cầu Lợi lập rồi nhờ người đứng tên; Lợi thực hiện theo chỉ đạo của Quân. Bản chất các công ty là do Quân lập ra để tham gia đấu thầu. Việc tham gia đấu thầu là phương thức chiếm đoạt tiền của BV.
Bị cáo Quân có chức vụ, quyền hạn, được giao quản lý tài sản và là chủ tài khoản duy nhất của BV, có quyền ký các ủy nhiệm chi khi thanh toán tiền ra khỏi BV. Các chứng từ, tài liệu trong hồ sơ đều thể hiện dòng tiền cuối cùng đều do vợ chồng bị cáo sử dụng cá nhân, mua tài sản. Do đó hành vi của Quân cấu thành tội tham ô tài sản.
Căn biệt thự ở TP Nha Trang (Khánh Hòa) và ở khu trung tâm phức hợp Sài Gòn Ba Son (TP.HCM) dù đứng tên công ty nhưng bản chất là của Quân. Các tài sản này được đặt cọc 35% từ tiền tham ô nên phải tiếp tục kê biên để bảo đảm thi hành án.
Mức án của các bị cáo
HĐXX tuyên phạt bị cáo Nguyễn Minh Quân (cựu giám đốc BV Thủ Đức) 21 năm tù, bị cáo Nguyễn Văn Lợi (giám đốc Công ty Nguyễn Tâm) 15 năm tù về hai tội tham ô tài sản và rửa tiền. Bị cáo Nguyễn Trần Ngọc Diễm (giám đốc Công ty TNHH Ngọc Đạo, vợ bị cáo Quân) ba năm tù nhưng cho hưởng án treo về tội rửa tiền.
Sáu bị cáo phạm tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại BV Thủ Đức lãnh án từ hai năm sáu tháng đến ba năm sáu tháng tù.
Về trách nhiệm dân sự, bị cáo Quân có trách nhiệm bồi thường cho BV Thủ Đức 102,5 tỉ đồng.
Nhân vật bí ẩn quản lý tài sản cho bà Trương Mỹ Lan vụ Vạn Thịnh Phát Sở hữu hàng ngàn bất động sản, bà Trương Mỹ Lan và Tập đoàn Vạn Thịnh Phát có trợ thủ quản lý, theo dõi để khi cần sẽ thế chấp vào Ngân hàng SCB rút tiền. Liên quan vụ Vạn Thịnh Phát, ông Đặng Phương Hoài Tâm, cựu Phó văn phòng Vạn Thịnh Phát, người được bà Lan giao quản lý theo dõi...