Mất tài khoản Facebook vì giao dịch tiền ảo Pi
Nghe lời gạ bán Pi với giá cao, Hoàng Cương (29 tuổi, Thanh Hóa) làm theo, nhưng không nhận được tiền, còn bị mất tài khoản Facebook.
Cương nhận được lời đề nghị “bán 1.000 Pi với giá 100 triệu đồng” từ một thành viên trong cộng đồng đào Pi. Vốn tin tưởng người này, lại đúng lúc đang cần tiền, Cương làm theo hướng dẫn để giao dịch toàn bộ số Pi trong tài khoản.
Với tiền điện tử, việc mua bán thường được thực hiện bằng cách chuyển tiền theo địa chỉ “ví”, hoặc thông qua các sàn giao dịch. Tuy nhiên, dự án Pi Network chưa có ví và cũng chưa lên sàn, người dùng muốn bán Pi, chỉ có cách duy nhất là bán toàn bộ tài khoản cho người mua.
Cương sử dụng Facebook của mình để tạo tài khoản Pi Network. “Người đó yêu cầu tôi đưa tài khoản Facebook để đăng nhập, sau đó sẽ trả tiền bằng cách chuyển khoản qua ngân hàng”, Cương kể. Tuy nhiên, sau khi đưa thông tin tài khoản Facebook cho người kia, anh không nhận được tiền, còn tài khoản Facebook lại bị đổi mật khẩu. Do đăng ký bằng số điện thoại cũ, không thể tìm lại, Cường xác định mất luôn tài khoản Facebook này.
Mất tài khoản Facebook cũng đồng nghĩa với mất tài khoản Pi. Cương cho biết anh đã “đào” hơn nửa năm nay và đang có khoảng 1.000 đồng.
Đồng Pi hiện vẫn chưa có giá trị và chưa thể giao dịch qua sàn.
Khi chia sẻ câu chuyện lên cộng đồng tiền ảo, Cương nhận được nhiều lời chia sẻ từ các thành viên khác. Nhiều người cũng từng trong tình cảnh như anh.
Kẻ lừa đảo thường gạ mua đồng Pi với giá cao, từ 100.000 đến 200.000 đồng. Lấy cớ đồng Pi chưa thể IAT (In App Transfer – giao dịch nội bộ), kẻ xấu gạ mua toàn bộ tài khoản của người dùng và yêu cầu người bán đưa thông tin tài khoản trước khi chuyển tiền. Với các tài khoản Pi đăng ký bằng Facebook, người bán phải đưa thông tin đăng nhập Facebook cho người mua.
Video đang HOT
Phiên Võ, quản trị viên của cộng đồng đào Pi với hơn 70 nghìn thành viên tại Việt Nam, khẳng định, việc mua bán tài khoản Pi hiện bị cấm trên hệ thống quản lý đồng tiền này. Hệ thống có thể phát hiện việc mua bán của người dùng và khóa Pi cũng như xóa tài khoản vi phạm.
Theo anh Phiên, việc mua bán hiện nay rơi vào hai trường hợp. Một là người mua muốn đợi Pi có giá trị và đổi được ra tiền là sẽ bán ngay. Còn hiện tại, giá trị của Pi vẫn bằng 0. Trường hợp còn lại, theo anh Phiên, là các đối tượng lợi dụng người dùng hám lợi, dụ người ta cung cấp thông tin và mật khẩu, sau đó cướp tài khoản Pi. Hoàng Cương là nạn nhân của trường hợp thứ hai.
Quản trị viên một nhóm đào Pi khác tại Việt Nam cho biết giao dịch Pi hiện tại tiềm ẩn rủi ro cho cả người bán và người mua. “Người bán có thể bị kẻ xấu lừa mất tài khoản. Còn người mua mất tiền mà không thể sử dụng Pi, do sau này hệ thống sẽ yêu cầu xác thực danh tính KYC (Know Your Customer) và mỗi người sẽ chỉ được dùng một tài khoản Pi duy nhất”, người này nói.
Trong sách trắng của dự án, Pi đang trong giai đoạn phát triển và tài khoản của đồng tiền này chưa có địa chỉ ví và khóa bí mật. Dự án cũng chưa mở mã nguồn để cộng đồng kiểm chứng, khiến nhiều chuyên gia nghi ngờ về giá trị thực tế của nó.
“Tiền Pi chỉ được lưu trên điện thoại hoặc server tập trung. Người quản trị có thể thay đổi và tạo ra bao nhiêu tiền tùy theo ý muốn. Khi đó, nó không còn giá trị gì”, Tiến sĩ Đặng Minh Tuấn, chuyên gia Blockchain nhận định.
Đổ xô đào Pi, người dùng thực sự không mất gì?
Số người tham gia đào Pi vẫn tăng nhanh theo từng ngày và cuộc thảo luận về đồng tiền ảo này vẫn hết sức sôi nổi. Đa số người chơi Pi đều có chung một tâm lý: "Miễn phí mà, không mất gì".
Dự án Pi Network khởi động từ ngày 14/3/2019 và sau 2 năm đến nay đã sở hữu một lượng người dùng "khủng" mà nhiều dự án tiền ảo khác mơ ước.
Trang Fanpage của Pi Network vừa qua đã công bố đạt được 13 triệu người dùng trên toàn thế giới và ứng dụng này trên PlayStore đã có hơn 10 triệu lượt tải xuống.
Còn tại Việt Nam, đào Pi coin cũng hết sức rầm rộ khi không khó bắt gặp trên Facebook những hội nhóm có hàng trăm nghìn thành viên bàn luận về Pi, kêu gọi nhau đào Pi. Không chỉ ở thành thị mà tại nông thôn, trào lưu đào Pi coin và đầu tư các loại tiền ảo khác cũng đang rất sôi nổi.
Theo lời giới thiệu trên sách trắng của dự án, Pi được xây dựng để trở thành "đồng tiền điện tử phổ biến nhất trên thế giới". Trong lộ trình phát triển được công bố, Pi chia làm ba giai đoạn, gồm giai đoạn thiết kế, thử nghiệm trên Testnet, và giai đoạn chính thức Mainnet.
Điều đáng nói, người dùng có thể đào Pi từ điện thoại thông minh mà không cần đến dàn máy khủng giá trị hàng trăm triệu đồng để đào các đồng tiền điện tử khác như Bitcoin. Và chính điều này đã làm nên sức hút của Pi.
Bởi việc đào Pi hết sức đơn giản, không yêu cầu công sức hay chi phí. Người đăng ký thành công trên ứng dụng sẽ có 1 đồng Pi trong tài khoản, chỉ cần trong 24h vào ứng dụng một lần để "điểm danh" và số Pi sẽ tăng theo thời gian. Người dùng có thể tăng tỷ lệ nhận Pi bằng cách mời thêm bạn bè cộng đồng và tăng thu nhập bằng cách xây dựng vòng tròn bảo mật.
Hiện tại, Pi chưa thể đổi ra tiền và người đào cũng chưa thể rút Pi. Song cộng đồng đào Pi đã không khỏi xôn xao trước thông tin đã có người dùng Pi để trao đổi hàng hóa, với 500 Pi đổi lấy một chiếc xe mô tô Triumph 900 cc, tương đương với khoảng 100 triệu đồng. Chưa rõ thực hư vụ trao đổi này, nhưng nhiều người đã truyền tai nhau càng xem đó là cơ sở để củng cố niềm tin về tương lai của Pi.
Giá trị của Pi hiện tại là 0. Nhưng nhiều người kỳ vọng Pi sẽ trở thành Bitcoin thứ hai, cũng từ một đồng tiền ảo giá trị bằng 0 sau 13 năm đã lên tới hơn 50.000 USD/BTC. Tất nhiên đến nay, giá trị và tương lai thật sự của Bitcoin vẫn là điều gây tranh cãi từ nhà đầu tư cho đến chuyên gia, chính trị gia.
Anh Quý (Bình Dương), một người tham gia đào Pi cho biết: "Ngày xưa đã để mất cơ hội với Bitcoin, nên giờ cứ thử với Pi xem sao. Nếu sau này Pi lên giá thì quá tốt, còn không thì chơi cho vui. Đằng nào cũng không mất gì". Nói xong, người dùng này cũng không quên đọc code giới thiệu để kéo thêm người tham gia vào vòng tròn bảo mật.
Việc đào Pi quá dễ và tương tự một mô hình đa cấp khi khuyến khích người dùng kêu gọi bạn bè tham gia đã khiến nhiều chuyên gia nghi ngờ về tính minh bạch và dấu hiệu lừa đảo của Pi Network.
Trên trang The Coins Post, chuyên gia M.Ali đánh giá, Pi Network giống một mô hình lừa đảo đa cấp. Người dùng không thể tự vào mạng lưới khai thác Pi mà phải thông qua mã giới thiệu. Và Pi cũng không phải là đồng tiền ảo đầu tiên đào được trên điện thoại thông minh như giới thiệu của dự án này, uPlexa và Electroneum đã làm trước đó.
Trên trang cá nhân của mình, TS. Đặng Minh Tuấn - chuyên gia Blockchain đã có nhiều bài viết nhấn mạnh sự thiếu minh bạch của Pi Network. "Một nguyên tắc bất di bất dịch trong blockchain là minh bạch, Mainnet cuối năm mới có nhưng dự án hiện đã có app mobile (PI Network) và backend server thì tại sao không mở mã nguồn để cộng đồng xem xét? Tại sao phải đóng?", ông Tuấn cho biết.
Vị chuyên gia này cũng đặt ra câu hỏi, nếu mã nguồn đóng thì chủ dự án có thể tự thưởng cho mình hàng tỷ PI, thì ai biết được? Ngoài ra toàn bộ tiền của tất cả 13 triệu người đang nằm trong tay 1 hay 1 nhóm người, không ai kiểm soát được dự án của họ, cũng không có pháp luật nào bảo vệ cho người đào số tiền đó.
Ông Tuấn cho rằng đồng tiền Pi có nhiều vấn đề vì người dùng Pi có tài khoản, nhưng không có địa chỉ ví và khóa bí mật, như vậy, sau này sẽ không thể chuyển tiền hay tiêu được. Tiền chỉ được lưu trên điện thoại hoặc server tập trung, người quản trị có thể thay đổi và tạo ra bao nhiêu tiền tùy theo ý muốn. "Khi đó, đồng tiền cũng không còn giá trị gì", ông Tuấn nói.
Thế nhưng, số người tham gia đào Pi vẫn tăng theo từng ngày và cuộc thảo luận về đồng tiền này vẫn hết sức sôi nổi. Đa số người chơi Pi đều có chung một tâm lý là "Miễn phí mà, không mất gì".
Quả thật, hiện tại người tham gia không mất gì về mặt tiền bạc mà chỉ phải trải qua KYC (định danh khách hàng) và họ chấp nhận rủi ro khi cung cấp thông tin người dùng. Bởi thực tế, những thông tin cá nhân cơ bản cũng đã cung cấp cho nhiều mạng xã hội và ứng dụng khác chứ không riêng Pi Network.
Song cũng phải lưu ý, ngoài quy trình KYC, Pi Network còn yêu cầu thu thập một lượng dữ liệu lớn của người dùng như Sửa đổi hoặc xóa nội dung trong bộ lưu trữ USB, Xem ID thiết bị và thông tin cuộc gọi, Đọc danh bạ hay Nhận dữ liệu từ Internet...
Luật sư Trương Thanh Đức cho biết, về pháp luật, để kết luận là 100% lừa đảo thì là phải lúc vỡ nợ ra, không thanh toán được, thất thoát, chiếm đoạt,...gây thiệt hại cho nhiều người. "Tuy nhiên, thông tin là tài sản quý giá, dữ liệu chính là tiền. Và vấn đề an ninh thông tin như chúng ta cũng biết là đã xảy ra nhiều nạn lừa đảo, tin tặc từ việc bị lộ dữ liệu cá nhân", ông nói. Dữ liệu được thu thập có thể bị bán cho bên khác mà không ai hay biết, và họ thể sử dụng dữ liệu đó cho những hành vi phạm pháp. Không chỉ Việt Nam mà trên thế giới, hành lang pháp lý với tiền ảo còn rất mơ hồ. Hiện nay, pháp luật không cấm mua bán tiền ảo, nhưng dùng tiền ảo để thanh toán thì không được phép.
"Đa số đồng tiền ảo đều đánh vào lòng tham, ham muốn làm giàu nhanh chóng của con người. Chỉ khi mất tiền, bị thiệt hại thì có thể người tham gia mới dừng lại", ông Đức nói.
Thị trường tiền ảo là thị trường vô cùng khó đoán và không có gì ràng buộc. Pi Network có phải là dự án lừa đảo hay không, và Pi có lên sàn thành công, trở thành "Bitcoin thứ hai" hay không, có lẽ chỉ thời gian mới cho người tham gia câu trả lời chính xác.
Tại sao nhiều người Việt tin tiền ảo Pi Nhiều người cho rằng Pi được tạo ra bởi Tiến sĩ nổi tiếng thì sẽ có giá trị trong tương lai, ngoài ra, tham gia chơi "cũng không mất gì". Nhiều điểm mập mờ của dự án Pi Network đã được các chuyên gia công nghệ chỉ ra, như thiếu tính minh bạch của một dự án Blockchain do mã nguồn đóng, dễ...