Mặt suýt biến dạng vì sử dụng nha đam sai cách
Sưng rộp nổi bọng nước, người phụ nữ khóc thét nhìn vào khuôn mặt biến dạng của mình sau khi sử dụng nha đam.
Một người phụ nữ họ Lý 62 tuổi (giấu danh tính) ở Đài Loan, cách đây 4 tháng phát hiện ra một vết bớt lạ trên da, bà chủ quan nghĩ rằng sẽ không có vấn đề gì cả cho tới khi số lượng lẫn kích thước của nó ngày càng tăng. Không chỉ vậy. Linh tính cho thấy vết bớt có vấn đề, bà đã đến bệnh viện da liễu Đài Trung để khám.
Tại đây các bác sĩ cho biết bà đã bị dị ứng với chất độc có trong dịch nhầy của cây nha đam.
Điều cần biết là nhựa cây nha đam nguyên chất là một chất độc, khi để ra ngoài không khí chất nhựa này dễ bị oxy hoá làm mất đi một phần hoạt tính, do đó cần có quy trình chiết xuất đúng đắn để ổn định hoạt chất.
Nha đam hay còn được gọi là cây lô hội thuộc họ xương rồng, có nguồn gốc từ Bắc Phi và sống trong khí hậu khô, nóng.
Các nghiên cứu cho thấy nhựa trong lá nha đam có chứa nhiều vitamin, axit amin và khoáng chất mang lại một số tác dụng trong việc điều trị bệnh.
Nha đam la loai cây dân da, dê trông, đươc nhiêu ngươi biêt đên như “thân dươc” vơi tac dung lam đep da. Theo truyền thuyết nữ hoàng Ai Cập Cleopatre nhờ nha đam mà có làn da mịn màng.
Nhơ vao cac dương chât co tinh chông viêm, khang khuân ma nha đam co tac dung diu nhe, lam lanh, tri thâm nhưng vêt thương do mun gây ra. Đăc biêt, đô pH của nha đam giup se khit lô chân lông, ngăn ngưa va giam mun hiêu qua.
Bên canh đo, nha đam kich thich cơ thê tông hơp collagen và các elastin – tai tao tê bao mơi; han chê san sinh melanin – ngăn ngưa va điêu tri nam da.
Tuy nhiên, nha đam không hẳn là loài cây lành tính!
Thành phần chủ yếu trong cây nha đam là chất aloin (chiếm 16-20%) có tác dụng tẩy vị đắng.
Video đang HOT
Sử dụng aloin liều cao có thể làm co bóp, chống táo bón như thuốc sổ, khiến cơ thể mệt mỏi, suy nhược, rối loạn chức năng gan, thận.
Phụ nữ mang thai dùng aloin sẽ làm tử cung co bóp mạnh và có thể dẫn tới sảy thai, sinh non hoặc con sinh ra bị dị tật.
Với trẻ nhỏ, aloin có thể gây ra rối loạn tiêu hóa, tim đập nhanh, hồi hộp lâu ngày, thậm chí nó có thể dẫn tới chứng hoang tưởng, lo sợ, nhút nhát.
Gel nha đam thường được sử dụng để dưỡng da, làm dịu các tổn thương trên da như bỏng, cháy nắng… Tuy nhiên, sử dụng gel nha đam trong thời gian dài có thể dẫn tới dị ứng như viêm, phát ban, đỏ mí mắt. Hơn nữa, bôi gel nha đam và đi ra ngoài nắng có thể khiến da bị kích ứng, phát ban, đỏ rát.
Nha đam có khả làm hạ đường huyết. Do đó, bệnh nhân tiểu đường nên cẩn trọng khi sử dụng sản phẩm này.
Nhựa của nha đam có liên quan đến suy thận. Người thận yếu hoặc có tiền sử mắc bệnh thận nên tránh sử dụng nha đam.
Ngoài ra, các hoạt chất có trong nha đam có thể tương tác với một số loại thuốc như Digoxin, thuốc trị đái tháo đường, Sevoflurane, thuốc lợi tiểu và có thể dẫn đến bệnh thận nếu dùng trong thời gian dài.
Mủ của cây nha đam có thể gây ra co thắt, đau bụng, đầy bụng. Do đó, nếu đang gặp vấn đề về dạ dày, bạn nên tránh sử dụng nha đam.
Bởi những đặc tính trên nên trong thơi gian lam đep băng nha đam, chị em phụ nữ không tiêp xuc trưc tiêp da vơi anh năng măt trơi, thoa kem chông năng đêu đăn.
Chi nên sư dung vao buôi tôi va dung 2-3 lân/ tuân. Thơi gian đăp măt na không qua ngăn, cung không qua dai, khoang 15-20 phut, không nên đăp qua đêm.
Cân thư phan ưng cua da trươc khi đăp măt na nha đam lên măt bằng cách xư ly lơp nhưa nha đam trươc khi sư dung, chi sư dung phân gel nha đam trong suôt.
Nhiều người chỉ biết dùng nha đam làm đẹp mà không biết những đại kỵ này rất dễ rước họa
Không chỉ là "bạn tâm giao" của phái đẹp, nha đam hay lô hội còn được xếp vào hàng những thực phẩm mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, nha đam cũng có những đại kỵ nếu sử dụng không đúng cách.
1. Công dụng của nha đam
Theo Đông y, nha đam có vị đắng, có tính mát có khả năng quy kinh vào các kinh can vị, đại đường. Nha đam được dùng để thanh nhiệt, thông tiện, điều trị các tình trạng như can có thực nhiệt, đại tiện bí, tiểu nhi cam tích phong kinh phong, giảm độc ba đậu.
Theo y học hiện đại, nha đam có các tác dụng như:
- Kháng khuẩn, gây tê, làm dịu các vết thương nhanh chóng.
- Nha đam được dùng để bào chế thành các thuốc trị mụn nhọt, chàm, nấm da...
- Nha đam có tác dụng làm chậm quá trình oxy hóa, chống oxy hóa, giải độc, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể....
2. Những đại kỵ khi sử dụng cây nha đam
Tác dụng làm đẹp và chữa bệnh của cây nha đam đối với chúng ta rất lớn. Nhưng nếu sử dụng nha đam không hợp lý cũng có thể gây ra một số ảnh hưởng cho cơ thể, do đó chúng ta phải tìm hiểu thật kỹ thông tin trước khi sử dụng. Dưới đây là một vài lưu ý quan trọng khi sử dụng cây nha đam:
- Trong nước ép nha đam có chứa rất nhiều anthraquinone, đây là một loại chất có tác dụng nhuận tràng nên khi chúng ta sử dụng nhiều nước ép nha đam có thể gây ra tiêu chảy. Nếu trình trạng tiêu chảy nghiêm trọng hơn có thể gây mất nước, chuột rút và đau quặn.
- Nếu bạn đang sử dụng thuốc để điều trị một số loại bệnh theo chỉ định thì nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng nước ép nha đam để tránh gây ra những tác dụng phụ vì có thể nước nha đam sẽ có phản ứng đối với loại thuốc mà các bạn đang sử dụng.
Một số loại thảo mộc có phản ứng với nước nha đam gây ra tình trạng tiêu chảy và mất nước như: Rễ đại hoàng, thầu dầu, rễ vỏ cây... Nếu sử dụng chung nước ép nha đam cùng với tỏi sẽ gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, giảm lượng đường trong máu và nồng độ kali trong cơ thể.
- Nước nha đam có thể gây ra những phản ứng dị ứng với một số biểu hiện như: phát ban, khó thở, ngứa, đau cổ họng, đau ngực...
- Mủ của cây nha đam có thể gây ra nhiều ảnh hưởng bất lợi đối với cơ thể. Nó có thể làm khiến cho một vài căn bệnh trở nên trầm trọng hơn như viêm đại tràng, viêm ruột thừa, bệnh Crohn, tắc ruột, đau dạ dày, bệnh trĩ và loét. Ngoài ra, trong một số nghiên cứu còn chỉ ra rằng chúng ta có thể bị viêm gan nếu sử dụng nước ép nha đam.
- Đối với phụ nữ có thai và đang trong thời kỳ tuyệt đối không nên sử dụng nước ép nha đam vì những chất có chứa trong nước ép nha đam sẽ kích thích tử cung co thắt dẫn đến sảy thai hoặc gây ra khuyết tật bẩm sinh cho thai nhi. Chất anthraquinon có thể gây ra tiêu chảy đối với trẻ em thông qua sữa mẹ vì vậy phụ nữ đang cho con bú không nên sử dụng nước ép nha đam.
- Những bị vấn đề về tiêu hóa hoặc bị hội chứng kích ruột không nên uống nước ép nha đam.
- Cơ thể có thể bị mất cân bằng điện giải hoặc mất nước nếu sử dụng nước nha đam chưa qua chế biến. Nó cũng có thể thay đổi màu nước tiểu từ hồng sang màu đỏ.
- Đối với những người mắc bệnh tim, nếu sử dụng nước ép nha đam có thể khiến cho cơ thể sản xuất quá nhiều lượng adrenaline dẫn đến nhiều tình trạng bất lợi. Nó
- Nước ép nha đam cũng có thể làm giảm nồng độ kali trong cơ thể gây suy nhược cơ bắp và rối loạn nhịp tim do đó tuyệt đối không nên cho trẻ em và người cao tuổi sử dụng.
- Nếu uống nước ép nha đam trong một thời gian dài có thể gây pseudomelanosis coli, đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng.
- Nước ép nha đam làm giảm lượng insulin trong cơ thể dẫn đến tình trạng giảm lượng đường trong máu. Vì vậy khi những người bị mắc bệnh tiểu đường hoặc bệnh hạ đường huyết muốn sử dụng nước ép nha đam cần phải hỏi ý kiến bác sĩ.
- Thận có thể bị tổn thương do lượng máu bị tích tụ trong xương chậu khi sử dụng quá nhiều nước ép nha đam.
- Nếu kéo dài thời gian sử dụng nước ép nha đam, bạn có thể gặp phải tình trạng bị táo bón.
Cây nha đam mang đến rất nhiều công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe. Tuy nhiên, chúng ta phải biết cách sử dụng hợp lý để tránh gây ra những ảnh hưởng không mong muốn đối với sức khỏe.
Giữ lại ánh sáng cho người phụ nữ mắt lồi nhiều năm Một phụ nữ bị khối u hốc mắt khổng lồ lồi ra khiến khuôn mặt biến dạng, có nguy cơ mù lòa vừa được các bác sĩ mổ cứu kịp thời. Sáng 14-10, TS-BS Nguyễn Văn Châu, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á (TP HCM), cho hay nơi đây vừa mổ cứu kịp thị lực cho một phụ nữ bị u...