Mắt sinh học mở ra cơ hội thấy ánh sáng cho người mất thị lực
Các nhà khoa học tại Mỹ và Hồng Kông đã phát triển loại mắt sinh học bằng sợi tổng hợp có chức năng tương tự mắt người, mang lại cơ hội thấy ánh sáng cho những ai mất thị lực.
Mắt sinh học cần tăng mật độ cảm biến và độ phân giải để có thể mô phỏng chính xác như mắt người
Theo BGR, loại mắt sinh học vẫn trong quá trình thử nghiệm là thiết bị kết hợp giữa công nghệ hiện đại với thiết kế của “mẹ thiên nhiên”. Thiết bị gồm một võng mạc nhân tạo dạng nửa cầu và loạt cảm biến có khả năng ghi và chuyển tiếp hình ảnh trực tiếp. Quá trình đưa các thông tin ghi nhận được này tới não người để xử lý vô cùng phức tạp.
Video đang HOT
Y học hiện đại đang có những thành tựu kỳ diệu khi con người có thể thay thế các bộ phận trên cơ thể bằng sản phẩm nhân tạo để phục hồi chức năng, thậm chí là cứu sống khỏi bàn tay tử thần. Tuy nhiên mắt lại vô cùng đặc biệt vì cách mà bộ phận này liên kết, “giao tiếp” với não khiến việc thiết kế, sản xuất và ứng dụng sản phẩm nhân tạo trở nên khó khăn, không đơn thuần chỉ lắp vào là dùng được như một số thành phần khác trên cơ thể.
Thách thức lớn nhất đối với các nhà nghiên cứu là tập hợp công nghệ vào một không gian dạng cầu để có thể làm mô cấy. Dù đã phát triển được bản thử trong phòng thí nghiệm, các nhà khoa học vẫn chưa kiểm chứng thực tế được trên sinh vật sống.
Việc thử nghiệm mắt sinh học sẽ được thực hiện trên cả động vật lẫn con người. Các nhà khoa học cũng nhận định những bước tiến đạt được tới thời điểm này chỉ là khởi đầu cho khả năng thực thi trong tương lai, có thể vài năm nữa.
Còn hiện tại, khả năng xử lý hình ảnh của mắt sinh học vẫn chưa thực sự tốt. Sản phẩm cho ra ảnh với độ phân giải thấp, có thể nhận biết được chữ cái nhưng để phân biệt được hình ảnh phức tạp hơn đòi hỏi tỷ trọng cảm biến cao hơn nhiều (tức nhiều cảm biến hơn trong một không gian cầu). Với sự phát triển của công nghệ hiện nay, các nhà khoa học tin rằng mật độ cảm biến và độ phân giải của mắt sinh học sẽ có thể đánh bại mắt người.
Ngoài việc phục hồi khả năng nhìn cho người mất thị lực, mắt sinh học cũng được ứng dụng vào lĩnh vực robot, nhưng tương lai đó sẽ còn xa.
Các nhà nghiên cứu Thụy Sĩ tìm thấy vật liệu phát quang hữu cơ mới
Vật liệu phát quang vừa được tìm thấy có giá thành rẻ, khả năng hoạt động hiệu quả và có thể trở thành nguồn ánh sáng thay thế trong tương lai.
Ảnh chụp màn hình Popular Mechanics
Các nhà nghiên cứu ở Thụy Sĩ đã tìm thấy vật liệu đi-ốt phát quang hữu cơ (OLED) mới có thể đem lại quy mô công nghệ ánh sáng rẻ hơn. Kết quả này đến từ sự sắp xếp mới của các điện tử đồng (CuPCP), thay thế cho các đi-ốt kim loại quý đắt tiền hơn như bạch kim, iridium và ruthenium theo Popular Mechanics.
OLED là hậu duệ của công nghệ đi-ốt phát quang (LED) ban đầu. Khoảng 10 năm trước, plasma, trạng thái thứ tư của vật chất không tồn tại dưới ba dạng rắn, lỏng, khí và LED cạnh tranh trực tiếp ở các hạng mục khác nhau. Cuối cùng plasma là kẻ chiến thắng. Tuy nhiên, plasma đại diện cho một công nghệ độc quyền chỉ hoạt động ở một số kích thước lớn nhất định và trong nguồn ánh sáng mạnh. Trong khi đó, LED lại cải thiện được độ sáng trong bóng tối.
OLED đã kết hợp và cải tiến cả hai công nghệ đi trước nó. Thay vì dựa vào đèn nền sáng như LED, OLED có ánh sáng riêng của nó. OLED cũng có độ tương phản tốt hơn. Vì các pixel của OLED được điều khiển riêng lẻ, nên có khả năng thay đổi màu sắc nhanh chóng. Điều này quan trọng đối với hoạt động như chơi game, xem thể thao hoặc phim hành động.
Song, mặc dù có ưu điểm đáng kể, các nhà nghiên cứu trước đó vẫn gặp khó khăn khi mở rộng OLED cho việc sử dụng rộng rãi. Nguyên nhân là do vật liệu này bị hạn chế bởi các giới hạn tự nhiên của huỳnh quang. "Thuốc nhuộm hữu cơ cổ điển phát huỳnh quang và có giới hạn lý thuyết là 25% cho hiệu quả lượng tử bên trong", các nhà nghiên cứu nói.
Bí mật trong vật liệu mới của nhóm nghiên cứu Thụy Sĩ là các đi-ốt huỳnh quang bị trì hoãn kích hoạt bằng nhiệt (TADF). Vài năm trước, nhóm nghiên cứu đã bắt đầu chế tạo TADF bằng cách sử dụng đồng ở trạng thái kích thích và kết quả thu được rất khả quan. Năng suất lượng tử phát quang lớn hơn 99% là những gì đạt được đối với vật liệu này trong thời gian gần đây.
Nhóm nghiên cứu hy vọng những người khác cũng có thể tìm ra và tinh chỉnh nhiều phiên bản hơn nữa của TADF đồng nói trên, với sự tập trung liên quan đến khả năng ứng dụng và giảm chi phí của nó.
Ở nhà cũng phải đẹp: Bí kíp xuất hiện "rực rỡ" khi họp online Một số lưu ý nhỏ về ánh sáng hay vị trí ngồi cũng có thể khiến phần xuất hiện của bạn tại các buổi họp online trở nên ấn tượng hơn. Làm việc tại nhà, trong thời điểm dịch bệnh bùng phát, đồng nghĩa với việc phải kết nối với đồng nghiệp, khách hàng, thầy cô và bạn bè qua các nền tảng...