Mật ong tốt nhưng uống bao nhiêu là đủ thì không phải ai cũng biết, đây là 6 thực phẩm ‘đại kỵ’ với mật ong
Dùng mật ong để tăng cường sức khỏe, chỉ nên dùng khoảng 5 ml một ngày, pha cùng nước ấm dưới 50 độ nhằm tránh phá hủy enzym, làm mất những tác dụng quý của nó.
Mật ong uống bao nhiêu là đủ?
Nhiều người Việt, nhất là người già có thói quen uống mật ong pha nước ấm vào buổi sáng nhằm cung cấp năng lượng cho cơ thể, cải thiện tâm trạng. Ngoài ra, uống một ly nước mật ong vào buổi sáng còn tốt cho hệ tiêu hoá do trong mật ong có nhiều hoạt chất giúp thúc đẩy nhu động ruột, thúc đẩy tiêu hóa, cải thiện táo bón…
Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế, mật ong mặc dù tốt, nhưng nếu dùng không kiểm soát tốt số lượng, uống lâu dài có thể gặp một số tác hại không tốt cho cơ thể như tăng lượng đường và calo, lâu dần có thể dẫn đến tăng cân.
Ảnh minh họa
Theo VTC, TS.BS Nguyễn Trọng Hưng – Trưởng khoa Khám tư vấn dinh dưỡng người lớn, Viện Dinh dưỡng Quốc gia – cũng nhận định mật ong nguyên chất rất tốt cho cơ thể nếu dùng đúng cách.
Trong 100 gram mật ong chứa khoảng 81,3% đường và các thành phần như nước, chất đạm, canxi, phốt pho, các khoáng vi lượng khác… Hàng ngày, người bình thường cần khoảng 10% năng lượng từ nguồn đường hấp thu nhanh có trong đường kính, mật ong…
Nếu người tiêu dùng muốn uống mật ong để tăng cường sức khỏe, chỉ nên dùng khoảng 5 ml một ngày, pha cùng nước ấm dưới 50 độ nhằm tránh phá hủy enzym, làm mất những tác dụng quý của nó.
6 thực phẩm không nên kết hợp cùng mật ong
Mật ong kỵ lá hẹ
Không nên ăn mật ong với hẹ, bởi mật ong có tác dụng nhuận tràng, nếu ăn cùng hẹ giàu chất xơ dễ gây tiêu chảy. Hẹ giàu vitamin C, nhưng nếu gặp các khoáng chất đồng, sắt… trong mật ong có thể gây ra phản ứng oxy hóa, mất đi tác dụng vốn có.
Mật ong kỵ tào phớ
Video đang HOT
Ảnh minh họa
Tào phớ ngọt, tính hàn, có thể thanh nhiệt tán huyết. Tuy nhiên, nếu ăn kèm với mật ong có thể gây tiêu chảy, bởi những loại enzyme có trong mật ong và khoáng chất, protein thực vật… trong tào phớ hòa trộn với nhau sẽ phản ứng sinh hóa không có lợi.
Mật ong kỵ hành
Mật ong kỵ với hành tây, hành ta vì nếu ăn kèm sẽ khiến cho axit hữu cơ, enzyme trong mật ong gặp axit amin chứa lưu huỳnh trong hành tây nảy sinh phản ứng hóa học có hại, hoặc sản sinh chất có độc, kích thích dạ dày, tiêu chảy hoặc ngộ độc.
Mật ong kỵ đậu phụ
Cả đậu phụ và mật ong đều rất tốt cho sức khỏe nhưng không thể kết hợp chung. Các khoáng chất, protein thực vật, axit hữu cơ trong đậu phụ nếu kết hợp với enzym trong mật ong sẽ xảy ra phản ứng sinh hóa, không tốt cho cơ thể.
Mật ong kỵ cá chép
Kết hợp cá chép với mật ong rất kỵ, nếu ăn kèm có thể ngộ độc ngay. Trong trường hợp này, có thể dùng đậu đen, cam thảo để giải độc.
Mật ong kỵ sắn dây
Sắn dây là loại bột uống mát cho cơ thể nhưng không nên kết hợp mật ong với bột sắn dây, có thể gây hôn mê.
Uống mật ong với thuốc cảm
Uống mật ong với thuốc cảm làm giảm hiệu quả của thuốc. Đồng thời, cơ thể bạn không thể hấp thụ hết chất dinh dưỡng từ mật ong. Do đó, mặc dù mật ong có thể chữa được nhiều bệnh nhưng không nên dùng chung với thuốc cảm nói riêng hoặc các loại thuốc khác nói chung.
Lưu ý bảo quản mật ong đúng cách
khi bảo quản mật ong bạn nên sử dụng trong các dụng cụ bằng thủy tinh, sứ. Mật ong có tính axít yếu, nên khi tiếp xúc với bình đựng bằng kim loại sẽ xảy ra phản ứng hóa học, tách sắt, nhôm, kẽm.
Những ai không nên uống nước chanh mật ong vào sáng sớm?
Nhiều người có thói quen uống nước chanh và mật ong với nước ấm vào buổi sáng để cải thiện sức khỏe.
Nói về vấn đề này, tiến sĩ Dixa Bhavsar, bác sĩ y học cổ truyền nổi tiếng của Ấn Độ, trong bài đăng trên Instagram gần đây, cho biết uống nước chanh - mật ong vào sáng sớm mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, nhưng cô cảnh báo rằng "món" này không dành cho tất cả mọi người, theo tờ Hindustan Times.
Nhiều người có thói quen uống nước chanh và mật ong với nước ấm vào buổi sáng để cải thiện sức khỏe. Ảnh SHUTTERSTOCK
Việc chuẩn bị nước chanh - mật ong rất đơn giản, với các thành phần sẵn có, nên khá nhiều người áp dụng cách này để thanh lọc cơ thể.
Hơn nữa, cả chanh và mật ong đều có những lợi ích riêng đối với sức khỏe khi uống vào mỗi buổi sáng.
Chanh là nguồn tuyệt vời của vitamin C, flavonoid, kali, Nó chứa citrate giúp ngăn ngừa sỏi thận.
Mật ong giúp chữa lành vết thương và cải thiện sức khỏe tim mạch. Nó cũng có nhiều axit phenolic và flavonoid, có hoạt tính chống oxy hóa - giúp chống lại một số loại tổn thương tế bào.
Mật ong còn giúp giảm ho và nhiễm trùng đường hô hấp trên, theo chuyên trang y tế WebMD.
Lợi ích của nước chanh - mật ong
Tiến sĩ Bhavsar cho biết nước chanh - mật ong pha trong nước ấm uống khi bụng đói được cho là thức uống giải độc tối ưu có thể giúp giảm cân, hỗ trợ điều trị táo bón, ngăn ngừa đầy hơi, làm sạch gan và làm sạch chất nhầy trong đường thở và giảm tắc nghẽn, theo Hindustan Times.
Vậy thì, có phải mọi người ai cũng có thể yên tâm uống nước chanh mật ong không?
Tiến sĩ Bhavsar cho biết không phải ai cũng thích hợp để uống nước chanh mật ong, và cô chia sẻ mẹo để kiểm tra xem bản thân có thích hợp để uống hay không.
Tiến sĩ Bhavsar đề nghị luôn nên thử uống vài ngày và xem cảm giác thế nào.
Cách để biết bạn có thích hợp để uống nước chanh và mật ong
Nếu uống vào, bạn cảm thấy nhẹ nhàng, không bị ợ chua, không cảm thấy khó chịu ở răng hoặc ê buốt răng, không bị loét miệng và không cảm thấy khó chịu, thì bạn có thể tiếp tục uống, theo Hindustan Times.
Những ai không nên uống nước chanh - mật ong vào sáng sớm?
Tiến sĩ Bhavsar khuyến cáo những người sau đây tốt nhất không nên uống nước chanh vào sáng sớm vì có thể làm tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn, nếu muốn uống thì phải thử trước.
Người bị trào ngược dạ dày thực quản và trào ngược axit: Nước chanh có thể gây ra chứng ợ nóng, trào ngược dạ dày thực quản và trào ngược axit ở một số người, nhất là người đang có bệnh.
Nhưng không phải ai cũng thích hợp để uống chanh mật ong. Ảnh SHUTTERSTOCK
Người có vấn đề về răng: Chanh có chứa axit xitric có thể ăn mòn men răng, đặc biệt là ở người đang có vấn đề về răng miệng.
Người bị loét miệng: Uống nhiều nước chanh có khả năng làm trầm trọng thêm hoặc gây ra vết loét, theo theo Hindustan Times.
Người bị chứng đau nửa đầu: Tiến sĩ Rebecca phó giáo sư thần kinh học tại Trung tâm Y tế Đại học North Carolina (Mỹ), cho biết, chanh có thể gây ra chứng đau nửa đầu và đau đầu. Theo WebMD, có thể là do chanh chứa nhiều tyramine - thường có liên quan đến đau đầu.
Người bị loét dạ dày: Uống nước chanh lúc bụng đói có thể làm khó chịu dạ dày
Người bị loãng xương: Nước chanh có chứa axit xitric có thể ảnh hưởng đến lượng canxi trong cơ thể.
Những điều cần lưu ý khi uống nước chanh - mật ong
1. Đảm bảo nước không quá nóng vì chỉ có thể cho mật ong vào nước ấm chứ không phải nước nóng. Mật ong có thể bị biến tính trong nước nóng. Không nên quá 1 muỗng cà phê mật ong.
2. Bắt đầu chỉ với nửa quả chanh trong 1 ly nước ấm. Nếu thích hợp, hãy làm 1 quả, theo Hindustan Times.
Những thực phẩm không nên bảo quản trong tủ lạnh Những thực phẩm không nên bảo quản bằng tủ lạnh, các bạn có thể tham khảo. Tủ lạnh có thể giúp bảo quản thực phẩm và kéo dài thời gian sử dụng của thực phẩm. Tuy nhiên, không phải loại thực phẩm nào cũng có thể giữ trong tủ lạnh và nếu không được bảo quản đúng cách có thể khiến cho thực...