Mất ngủ: Dùng hay không dùng thuốc ngủ?
Hầu hết chúng ta đều trải qua những lúc bị mất ngủ. Điều đó là bình thường và mất ngủ đó chỉ là nhất thời, do nguyên nhân stress hoặc những yếu tố bên ngoài.
Nhưng nếu mất ngủ kéo dài và ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày thì đó lại là một vấn đề gây hậu quả tiêu cực đến sự thăng bằng về sức khỏe và cảm xúc, do đó bạn cần phải dùng thuốc để điều chỉnh…
Cách điều trị không dùng thuốc
Ghi nhật ký giấc ngủ hàng ngày: Đây là một công việc hữu ích để xác định vấn đề rối loạn giấc ngủ mà bạn gặp phải. Ghi lại một cách chính xác về những vấn đề mà bạn gặp phải về giấc ngủ cả ngày và đêm giúp bạn thấy rõ được nguyên nhân, tìm cách khắc phục và cũng rất có tác dụng nếu bạn đi khám.
Bạn cần thu được những thông tin sau: đi ngủ và thức dậy vào giờ nào, tổng thời gian bạn ngủ và bạn cảm thấy chất lượng giấc ngủ của mình ra sao, ghi lại thời gian bạn thức giấc và bạn làm gì khi đó: ví dụ bạn nằm trên giường, nhắm mắt hoặc bạn thức dậy uống một cốc sữa và suy ngẫm.
Loại thức ăn và tổng lượng thức ăn, đồ uống, caffein hoặc rượu mà bạn thường sử dụng trước khi đi ngủ; Cảm giác và tâm trạng của bạn trước khi đi ngủ: hạnh phúc, buồn chán, căng thẳng, cảm thấy stress…; Bạn có dùng loại thuốc gì, liều lượng ra sao và vào lúc nào trước khi đi ngủ…
Mất ngủ – Dùng thuốc như thế nào?
Thay đổi thói quen ngủ hằng ngày và vệ sinh giấc ngủ sẽ có được giấc ngủ ngon.
Sau khi ghi nhớ như vậy một tuần, bạn có thể phát hiện ra được rằng có thể nếu bạn uống hơn một cốc rượu trước khi đi ngủ, bạn sẽ bị thức giấc trong đêm…
Thay đổi thói quen ngủ hàng ngày và vệ sinh giấc ngủ: Cần đi ngủ và dậy đúng giờ. Thời gian ngủ phải đủ (mỗi một người cần ít nhất là 7-8 tiếng để ngủ mỗi đêm để đảm bảo phục hồi sức khỏe). Cần phải đảm bảo là phòng ngủ của bạn tối, mát và yên tĩnh. Có rèm che cửa sổ, tránh ánh sáng chiếu vào mắt, tắt tivi, đèn, điện thoại, máy tính, ipad… trước khi đi ngủ vì ánh sáng và âm thanh của các thiết bị này sẽ kích thích não bạn và ức chế sự sản xuất melatonin, làm ảnh hưởng đến đồng hồ sinh học bên trong cơ thể bạn.
Video đang HOT
Các thuốc điều trị mất ngủ
Thuốc do bác sĩ kê đơn
Benzodiazepine: Là loại thuốc giải lo âu, gây ngủ thường được sử dụng để điều trị mất ngủ. Thuốc tác dụng bằng cách tăng hoạt động của GABA là một chất dẫn truyền thần kinh ức chế chính ở não, tác động vào thùy trán và vùng amydale của não bộ làm giảm sự hoạt động của các tế bào thần kinh, gây giảm căng thẳng, tác dụng điều trị mất ngủ do lo âu. Một loại thuốc là dẫn chất của benzodiazepine như là seduxen, lexomil, rivotril…
Thuốc chống trầm cảm gây ngủ: Một số thuốc chống trầm cảm gây ngủ như amitriptylin, mitazapine… do làm ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonine ở não, có tác dụng điều trị trầm cảm, do đó cải thiện được mất ngủ khi mất ngủ là triệu chứng của bệnh trầm cảm.
Thuốc không cần kê đơn
Kháng histamin: Là một thuốc từ lâu đã được coi như là thuốc điều trị rối loạn giấc ngủ do nó phong tỏa receptor của histamin, một chất dẫn truyền thần kinh điều hòa sự thức tỉnh và sự tăng cường bài tiết histamin làm cho người bệnh khó ngủ. Vì vậy, thuốc có tác dụng gây ngủ nhưng có tác dụng phụ là táo bón, khô miệng, nhìn mờ.
Melatonine: Được gọi là “hormon bóng đêm” do tuyến yên tiết ra vào ban đêm theo nhịp ngày đêm và sự tiết hormon này được cho là duy trì nhịp thức ngủ bình thường của con người. Sự tiết melatonin của cơ thể giảm dần khi tuổi càng cao. Việc sử dụng melatonin chỉ tác dụng với những bệnh nhân có rối loạn về nhịp thức ngủ.
Thuốc nguồn gốc thảo dược: Một số thuốc có nguồn gốc thảo dược có tác dụng đối với những trường hợp mất ngủ như valiant (được chiết xuất từ loại thảo dược valerian), rotunda (được chiết xuất từ củ bình vôi hoặc nhiều tên biệt dược khác có tác dụng điều trị mất ngủ mạn tính), một số bài thuốc Đông y có tác dụng điều trị mất ngủ như sự kết hợp giữa táo nhân, quả dành dành, đinh lăng, bạch quả… có tác dụng điều trị mất ngủ.
Những lưu ý khi sử dụng thuốc gây ngủ
Sử dụng thuốc gây ngủ cần có sự kiểm soát chặt chẽ của bác sĩ, việc dùng thuốc gây ngủ chỉ là giải pháp tạm thời và cần phải kết hợp thêm những biện pháp không dùng thuốc. Trên thực tế, thuốc ngủ sẽ làm tình trạng mất ngủ thêm trầm trọng khi bạn điều trị lâu dài, đặc biệt khi bạn dừng thuốc.
Nếu cần phải sử dụng thuốc ngủ lâu dài thì bạn chỉ nên sử dụng khi cần thiết, không nên sử dụng một cách đều đặn hàng ngày để tránh nghiện và giảm dung nạp với thuốc.
Bạn chỉ dùng thuốc khi có đủ thời gian để ngủ đầy đủ tức là từ 7 – 8 tiếng.
Không bao giờ dùng thuốc cùng với rượu vì rượu có thể làm gián đoạn giấc ngủ của bạn và tương tác nguy hiểm với thuốc.
Trong khi dùng thuốc tránh làm những công việc đòi hỏi sự tỉnh táo như lái xe hoặc vận hành máy móc.
Theo SKĐS
Bạn có biết tẩy giun đúng cách?
Đê tranh nhưng tac dung không mong muôn (măc du hiêm găp) như đau bụng lâm râm, buôn nôn... bạn nên uông vào lúc nào?
Rửa tay trước khi ăn là cách phòng giun hiệu quả
Hỏi:
Tôi đang muốn cho các thành viên trong gia đình dùng thuốc tẩy giun nhưng băn khoăn không biết uống thuốc vào thời điểm nào trong ngày là tốt nhất, xin quý báo tư vấn giùm.
Lê Hà (Lý Nhân, Hà Nam)
Trả lời:
Giun là loại ký sinh trùng sống ăn bám ở đường ruột. Ở nước ta, tình trạng vệ sinh môi trường, vệ sinh ăn uống kém do vậy rất nhiều người nhiễm các loại giun như: giun đũa, giun kim, giun tóc, giun móc, giun lươn... Tỷ lệ nhiễm giun đặc biệt là giun đũa rất cao.
Người lớn nhiễm giun đũa thường là do ăn thực phẩm không được nấu chín, nước uống có lẫn trứng giun, thức ăn bị phơi nhiễm do bụi và ruồi, nhặng, gián... Ở trẻ em, ngoài giun đũa còn dễ bị giun kim vì chơi nghịch đất cát có lẫn trứng giun hoặc gãi vùng hậu môn (do giun bò ra đẻ trứng và gây ngứa) rồi đưa tay lên miệng và nuốt phải trứng giun...
Nhiễm giun kéo dài có thể gây suy dinh dưỡng, thiếu máu, thiếu sắt, các bệnh lý về gan, phổi... Thai phụ nhiễm giun dễ khiến thai nhi bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển...
Thuốc tẩy giun trên thị trường hiện nay chủ yếu có chứa hai hoạt chất mebendazol và albendazol, trong đó mebendazol dễ sử dụng. Tác động của mebendazol bằng cách ức chế, ngăn cản sự tiêu thụ chất dinh dưỡng của các loại giun. Đây la loại thuôc không kê đơn, ban co thê tư mua thuôc đê tây giun cho ca nhân ban va gia đinh, định kỳ từ 4 - 6 tháng/1 lần.
Mebendazol không độc nên liều dùng cho người lớn và trẻ em trên 2 tuổi là giống nhau, mỗi lần tẩy giun chỉ cần uống 1 viên 500mg duy nhât để tẩy các loại giun thông thường. Ban co thê uông thuốc vao bât ky thơi điêm nao trong ngay (sang, trưa hay chiêu tôi), vào lúc bung đoi hay no. Khi dùng thuốc không phải nhịn ăn hoặc uống kèm thuốc tẩy xổ giống như dùng các thuốc trị giun cổ điển trước đây.
Tuy nhiên, đê tranh nhưng tac dung không mong muôn (măc du hiêm găp) như đau bụng lâm râm, buôn nôn... bạn nên uông sau bữa ăn sang. Nếu muốn thuốc phát huy tác dụng diệt giun tốt nhất thì nên uống sau bữa ăn tối 2 giờ hoặc vào sáng sớm khi bụng đói. Thuốc tránh dùng cho trẻ dưới 2 tuổi và phụ nữ có thai, đặc biệt ba tháng đầu thai kỳ. Nếu có ý định mang thai cần chủ động tẩy giun trước vài tháng.
Theo SKĐS
Nebivolol mang cơ hội cho bệnh nhân tim mạch Tại hội thảo khoa học "Vai trò của Nitric Oxide trong các bệnh lý tim mạch", do công ty Menarini tổ chức, với sự diễn thuyết của Giáo sư Louis J Ignarro, giải Nobel y học 1998, các bác sĩ tim mạch đầu ngành tại Việt Nam đã cùng thảo luận về các vấn đề tim mạch và giải pháp điều trị Nebivolol....