Mật mía “cháy hàng” ngày cận Tết
Những ngày cận Tết, các lò làm mật mía ở Thanh Hóa chạy đua với thời gian nhưng vẫn không đủ hàng cung ứng cho thị trường. Năm nào cũng vậy, cứ khoảng từ 23 tháng Chạp, tình trạng “cháy hàng” liên tục diễn ra.
Mật mía là một loại nguyên liệu không thể thiếu trong dịp Tết cổ truyền đối với người miền Trung, đặc biệt là người Thanh Hóa. Mật mía dùng để chấm bánh chưng, làm bánh gai… Ở xứ Thanh nổi tiếng có làng mật mía ở Thạch Thành. Năm nào cũng vậy, dù “chạy” hết tốc độ nhưng cứ khoảng 23 tháng Chạp trở đi, các lò mật luôn trong tình trạng “cháy hàng”.
Người làm mật cứ khoảng giữa tháng 10 âm lịch là bắt đầu vào mùa cho đến tháng 2 sang năm. Hàng trăm tấn mật mía được làm ra nhưng thường không đủ để phục vụ người tiêu dùng.
Về xã Thành Kim, Thạch Sơn (Thạch Thành) những ngày này sẽ bắt gặp hình ảnh người làm mật tất bật chuẩn bị cho dịp Tết, rộn ràng những chuyến xe ra vào lấy hàng của khách mang đi khắp nơi trong và ngoại tỉnh.
Công đoạn đầu tiên của việc làm mật mía là ép lấy nước
Nghề làm mật mía của người dân nơi đây có từ thời những năm 60. Các cụ cao niên trong làng cho biết mảnh đất này do cư dân ở xã Hoằng Lý (Hoằng Hóa) lên định cư rồi mang theo nghề. Từ đó, bao đời nay cứ thế hệ này nối tiếp thế hệ kia, nghề làm mật trở thành một nghề không thể thiếu đối với bà con mỗi dịp Tết đến xuân về.
Ngày xưa khi mới bắt đầu làm, người dân phải dùng đến sức trâu bò mới ép được mía lấy nước. Những năm gần đây do kỹ thuật hiện đại, máy ép mía ra đời, sức người được giải phóng.
Video đang HOT
Để có được sản phẩm mật mía thơm ngon, điều đầu tiên phải nói đến là nguyên liệu mía phải đạt đến độ chín, cây mía phải săn chắc, ngọt lịm, độ đường cao. Trên mảnh đất Thạch Thành này, cây mía được trồng rất có năng suất và đảm bảo cho ra lò những sản phẩm mật thơm ngon.
Để mật thơm ngon cần phải canh chừng bếp lửa, không được để lửa quá to hoặc quá nhỏ
Việc nấu thành phẩm cũng là một quá trình phức tạp yêu cầu người nấu phải có kỹ thuật, kinh nghiệm mới có thể cho ra những mẻ mật đạt tiêu chuẩn. Ông Nguyễn Văn Tuất (thôn Liên Sơn, xã Thạch Sơn), người có kinh nghiệm lâu năm trong nghề nấu mật của làng chia sẻ: “Sau khi ép được nước mía ra là công đoạn chuẩn bị lò, củi để nấu. Quá trình nấu mật mía quan trọng nhất là giữ lửa trong lò luôn ổn định. Bởi thế trong quá trình nấu phải luôn luôn canh chừng”.
Nếu lửa quá to, tay đảo không đều mật dễ bị cháy, lửa quá nhỏ thì công đoạn keo mật sẽ rất lâu. Công đoạn keo mật là công phu, mất thời gian và công sức nhất. Ở công đoạn này, yêu cầu người nấu phải luôn đảo liên tục và đều tay. Khi bắt đầu sôi, nếu không vớt kịp bọt, làm mật bị trào thì mật sẽ có màu đen, mật kém thơm ngon. Khi nước mía chuyển sang sền sệt và có màu đỏ là được.
Vào những này, khách đến nhà ai cũng có thể thưởng thức món trà chát pha với mật. Vị chát của chè kết hợp với mật mía tạo nên một hương vị rất lạ, rất riêng.
Trong quá trình nấu phải luôn gợn cặn
Riêng phần cặn của những nồi mật sau khi nấu xong được giữ lại làm kẹo hoặc bánh ong mời khách ngày Tết. Còn bã mía sau khi ép hết nước sẽ được tận dụng làm củi hoặc thức ăn cho trâu bò.
Mật mía ở Thạch Sơn, Thành Kim được tiêu thụ đi khắp nơi trong và ngoại tỉnh. Năm nay cũng lại như những năm trước, mới chỉ 23 tháng Chạp nhưng các lò mật đã luôn trong tình trạng “cháy hàng”. Các lái buôn thường mang ô tô về chở hàng chục tấn đi bán lẻ các nơi khác.
Khi thấy mật đặc sền sệt và có màu vàng đỏ là lúc sản phẩm mật đã được hoàn thành
Nhờ có mật mía mà đời sống của bà con vùng núi này ngày một cải thiện. Giá bán một cân mật mía khoảng 12.000đ. Nhiều gia đình ở Hòn Rô nhờ làm mật mía nên đời sống đã khấm khá so với những vùng khác trong huyện. Có những gia đình trừ chi phí, có thể thu lại lãi 20-40 triệu đồng cho mỗi vụ.
Ông Đoàn Duy Phương, Phó Chủ tịch xã Thạch Sơn, chia sẻ: “Nghề truyền thống làm mật đã mang lại lợi nhuận rất cao cho bà con ở đây. Những năm gần đây đã có nhiều gia đình thoát nghèo nhờ nghề làm mật mía và những cái tết cũng ấm no hơn nhờ vào nghề này. Hiện toàn xã có 170 ha diện tích trồng mía và có 17 hộ có lò làm mật. Khách hàng mua mật từ khắp các nơi đổ về đây lấy chứ chủ không phải mang đi đâu bán cả. Mỗi vụ như vậy có tới hàng trăm ha mật được sản xuất thế mà năm nào cũng thế cứ đến cận ngày là “cháy hàng” liên tục”.
Nguyễn Thùy
Theo Dantri
Một phụ nữ tự vẫn vì không thể trả món nợ tiền tỷ
Do chưa có tiền trả nợ, bị chủ nợ luôn gây sức ép, bà Lê Thị S. (55 tuổi, trú xã Hải Ninh, huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa) đã treo cổ tự vẫn.
Vào khoảng 10h ngày 17/1, người nhà phát hiện bà S. treo cổ ngay trong phòng ngủ bằng một sợi dây điện.
Gia đình bà S. kinh doanh vật liệu xây dựng. Người nhà nạn nhân cho hay, thời gian gần đây, bà S. bị một số chủ nợ đến đòi số tiền trên 5 tỷ đồng. Do làm ăn thua lỗ, bà S. không có khả năng chi trả.
Cảnh bao vây nhà một con nợ ở phường An Hoạch - TP Thanh Hóa lúc nửa đêm vào cuối tháng 10/2013
Chiều ngày 17/1, trao đổi với PV, ông Lê Vũ Hạnh, Trưởng Công an xã Hải Ninh, đã xác nhận thông tin trên. Ông Hạnh cho biết: "Thông tin ban đầu cho thấy bà S. nợ số tiền trên 5 tỷ đồng. Bà S. từng bị một số con nợ gây sức ép nên có biểu hiện trầm cảm. Chính quyền địa phương đã báo cáo vụ việc lên cấp trên".
Nguyễn Thùy
Theo Dantri
Bồn chồn ngắm đào nở sớm Những ngày này, ngược về Yên Thành (Nghệ An) - nơi có làng nghề trồng đào có thương thiệu từ lâu: Đào phai Kim Thành - cảm nhận đất trời ngập tràn không khí xuân nhưng con người thì bồn chồn lo lắng. Đào phai Kim Thành có cánh nhỏ, sắc hồng nhạt, nhiều kiểu dáng, được nhiều người lựa chọn trang hoàng...