Mất mát giữa sân trường
Thông tin về nam sinh lớp 8 tử vong do bạn cùng trường học lớp 9 tại huyện Đan Phượng – Hà Nội gần đây làm những người đã và đang giảng dạy đau lòng.
Phiên tòa giả định, một hình thức tuyên truyền hiệu quả, góp phần giảm bạo lực học đường. Ảnh minh họa (Nguồn: baoquangbinh.vn)
Thật ra đây không phải là vụ việc đầu tiên mà trước đó đã từng xảy ra. Vậy câu hỏi đặt ra là làm thế nào để học sinh không gây thương tích và lấy đi sinh mạng bạn học của mình?
Sách giáo khoa là chưa đủ
Tôi biết có những thầy cô dạy Giáo dục công dân chưa bao giờ đưa học sinh tiếp cận với cuộc sống qua những câu chuyện đời thường được báo chí, truyền hình nhắc đến. Bài kiểm tra thường nặng lý thuyết hoặc những tình huống đơn giản không thể trả lời sai. Học sinh nào cũng biết trong những điều không được làm có nội dung không được xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể giáo viên, cán bộ, nhân viên nhà trường, người khác và học sinh khác. Thế nhưng các em vẫn đánh nhau, gây thương tích và quay clip đưa lên mạng xã hội như một thành tích của bản thân.
Nhà trường nếu chỉ dừng lại ở phần phổ biến quy định thôi, rõ ràng chưa đủ. Cần nhắc nhở học sinh trong giờ chào cờ đầu tuần, trong giờ sinh hoạt chủ nhiệm, lồng ghép qua bài giảng và cả trong hoạt động của từng thầy cô. Môi trường thân thiện, xây dựng một cộng đồng học tập cởi mở, chia sẻ, nhường nhịn lẫn nhau sẽ làm hạ nhiệt nơi các em khi có xung đột.
Không sử dụng biện pháp hành chính như trách phạt, tạo mối liên kết với gia đình, sự quan tâm chia sẻ giữa học sinh sẽ góp phần hạn chế bạo lực trong học sinh. Nhưng cũng không thể việc sai trái nào cũng bỏ qua “giơ cao đánh khẽ”. Gia đình và học sinh sai phạm phải hiểu được trách nhiệm, đồng ý với mức độ kỷ luật của nhà trường để rèn luyện, sửa chữa.
Video đang HOT
Tuổi đang lớn, chưa biết kiềm chế, thiếu sự nhắc nhở của cha mẹ, thầy cô, các em dễ dùng bạo lực với nhau. Các buổi trao đổi, thảo luận xử lý tình huống trong học sinh, sắm vai trong sự việc giả định cần được chú trọng. Nghe lời hay, thấy hành động đẹp cùng chia sẻ trong môi trường văn hóa lành mạnh liên tục chắc chắn các em sẽ thay đổi hành vi.
Thay đổi phương pháp để giáo dục hiệu quả
Trường tôi dạy trước đây lượng học sinh khá đông, phân bố trên một địa bàn rộng, phụ huynh sinh sống bằng nghề nông và các hoạt động dịch vụ khác, trình độ văn hóa không đồng đều, ít quan tâm đến con em. Các em bị ảnh hưởng bởi phim ảnh bạo lực, từ trong gia đình mình và cả trong môi trường sống. Bên cạnh đó là sự rủ rê của một số thành phần xấu ngoài xã hội nên việc đánh nhau gây thương tích cho bạn học là không ít.
Thế nhưng từ khi nhà trường thay đổi trong phương pháp giáo dục, tình thế thay đổi. Nhà trường ngoài việc thường xuyên phổ biến quy định về trật tự, an ninh trong trường còn tạo mối quan hệ mật thiết với phụ huynh. Những sai sót đã được nhắc nhở nếu còn tái phạm, nhà trường sẽ mời cha mẹ đến bàn cách giải quyết.
Những học sinh có vấn đề phức tạp hơn sẽ được tổ chức sinh hoạt riêng ngoài giờ học. Không chỉ có thầy cô phụ trách mà còn có sự tham gia hỗ trợ của công an địa phương. Những câu chuyện đẹp, cách ứng xử thích hợp, văn minh được chính các báo cáo viên là công an truyền đạt đã giúp các em có thay đổi trong suy nghĩ.
Từng em đăng ký những việc làm tốt của bản thân để chứng tỏ nhận thức đã thay đổi. Nhà trường sẽ xác nhận từng tiến bộ trong các em. Học sinh tiến bộ, có thay đổi trong sinh hoạt được biểu dương trước toàn trường. Qua sinh hoạt, việc đánh nhau giảm dần, phụ huynh ở địa phương tin cậy.
Các tình huống dễ dẫn đến xung đột gây hậu quả nguy hiểm đến tính mạng học sinh được xây dựng thành kịch bản, thể hiện trước toàn trường để các em tìm hiểu, tập giải quyết vấn đề sao cho hợp lý văn minh không vi phạm pháp luật.
Từng học sinh được nhắc nhở luôn tự kiềm chế bản thân. Mọi bất hòa được giải quyết bằng cách trao đổi thân ái ngay tại lớp, có ý kiến đóng góp của thầy cô. Các bạn trong lớp thực hiệp nếp sống văn minh. Nếu phát hiện có bạn dùng bạo lực, mang hung khí vào trường, kịp thời báo cáo ngay với thầy cô hay bộ phận văn phòng để giải quyết. Bất kỳ học sinh nào mang hung khí, vật gây cháy nổ bên mình sẽ bị kỷ luật nghiêm khắc.
Thầy cô trong trường nêu gương bằng cách dạy dỗ, ứng xử thân thiện trong mọi trường hợp. Học sinh được hướng dẫn tìm đến thầy cô để nhờ tư vấn khi mâu thuẫn xảy ra với bạn học và cả khi phát hiện mâu thuẫn từ bạn cùng lớp, cùng trường. Nhà trường khuyến khích các em bày tỏ ý kiến, thảo luận, đánh giá và xác định hành vi đúng mực trong học sinh là việc làm cần thiết.
Bên cạnh hệ thống camera an ninh nội bộ để giúp phát hiện, xử lý tình huống bạo lực trong học sinh còn là sự gần gũi, thân ái của thầy cô. Trường tôi đã giao cho chi đoàn giáo viên và các học sinh trong ban chỉ huy liên đội phân công thay nhau ứng trực trong phạm vi nhà trường vào giờ đầu, cuối buổi học và cả giờ ra chơi.
Thầy cô và nhân viên nhà trường không tập trung về một nơi vào giờ nghỉ như trước đây. Bất cứ lúc nào, nơi đâu cũng có thầy cô. Nhờ vậy, các vụ việc gây mâu thuẫn trong học sinh được phát hiện kịp thời và giải quyết thấu đáo. Các tai nạn trong học sinh được sơ cứu kịp thời.
Bạo lực trong học đường không dễ xóa ngay cũng như việc học sinh gây thương tích nặng đến độ làm bạn tử vong là điều xấu nhất không ai mong muốn, kể cả học sinh có lỗi. Nói lời hay, làm việc tốt, nêu gương trong cộng đồng về lối sống thân thiện cũng như trách nhiệm trước pháp luật khi có hành vi sai trái gây hậu quả nặng nề sẽ góp phần hạn chế thương tích, tính mạng của học sinh. Diễn đàn kể chuyện sách, tìm hiểu pháp luật… là những hoạt động cần thiết để hỗ trợ cho việc lan tỏa hành vi, lối sống tuân theo pháp luật trong học sinh.
Bệnh nhân Covid-19 trẻ tuổi diễn biến nặng
Bệnh nhân nam 27 tuổi, tiền sử khỏe mạnh, không bệnh nền, đang điều trị tại Bệnh viện Phổi Đà Nẵng có diễn biến nặng nhanh.
Thanh niên này thường trú huyện Đan Phượng, Hà Nội, từ Nhật Bản nhập cảnh sân bay Đà Nẵng ngày 7/4. Ngày 15/4 anh nhập viện trong tình trạng sốt 39 độ C, trở thành "bệnh nhân 2865". Ngày thứ 7 sau nhập viện, bệnh nhân sốt, khó thở gắng sức, tức ngực, mệt nhiều, bác sĩ chỉ định thở HFNC (oxy dòng cao hỗ trợ hô hấp). Hiện người này không sốt, còn ho, tức ngực, khó thở khi gắng sức.
Tại Bệnh viện Phổi Đà Nẵng còn hai người cũng đang diễn tiến nặng là bệnh nhân 2781 và 2815. Điểm chung của những người này là trước khi mắc Covid-19 có thể trạng khỏe mạnh, không mắc các bệnh lý nền.
"Bệnh nhân 2781" cũng là nam, 38 tuổi, có địa chỉ tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. Ngày 15/4 bệnh nhân này về nước, dương tính với nCoV ngay trong lần xét nghiệm đầu tiên, nhập viện Bệnh viện Phổi Đà Nẵng cuối giờ chiều 16/4.
Trong 3 ngày nay, người đàn ông vẫn khó thở khi gắng sức, ho, tức ngực ít. Tuy nhiên, hình ảnh chụp X-quang phổi cho thấy tiến triển xấu hơn. Bệnh nhân tiếp tục được theo dõi sát để đề phòng các diễn biến xấu.
"Bệnh nhân 2815" nam, 37 tuổi, ở huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa, vừa về nước hôm 21/4, tiền sử không có bệnh lý đặc biệt. Chỉ một ngày sau khi xác định dương tính, anh này sốt cao 39 độ C, khó thở khi gắng sức, ho nhiều, đau rát họng, người mệt, ăn kém. Đặc biệt hình ảnh chụp X-quang phổi cho thấy tình trạng mờ đáy phổi. Bệnh nhân tiếp tục được bù điện giải, giảm ho, thở oxy.
Bệnh viện Phổi Đà Nẵng hiện điều trị cho 47 bệnh nhân Covid-19. Trên cả nước, hiện có hơn 250 bệnh nhân đang điều trị, trong đó có 48 người đã chuyển âm tính với nCoV từ một đến ba lần.
Trước đó, Tổ hội chẩn bệnh nhân Covid-19 nặng đã thống nhất tất cả các ca bệnh có dấu hiệu khó thở, thở gắng sức đều phải coi là bệnh nhân nặng để theo dõi và phòng ngừa kịp thời, hạn chế tình trạng nặng lên.
Ông Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, nhấn mạnh tại các cơ sở y tế khi có ca bệnh diễn biến phức tạp phải kết nối với Trung tâm quản lý và điều hành hỗ trợ chẩn đoán và điều trị Covid-19, để Hội đồng chuyên môn có sự chỉ đạo và hỗ trợ kịp thời hạn chế thấp nhất tình trạng bệnh nhân diễn biến nặng và nguy cơ tử vong.
Tính đến nay, Việt Nam ghi nhận 2.843 ca nhiễm, 2.516 người khỏi, 35 người tử vong.
Để những hoạt động trong Tháng Công nhân thật sự hiệu quả Từ mục tiêu Công đoàn đồng hành cùng doanh nghiệp vì người lao động, những năm qua, Liên đoàn Lao động huyện Đan Phượng đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực, có ý nghĩa, thường xuyên đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, tạo niềm tin, thu hút tập hợp được đông đảo người lao động tham gia tổ chức Công...