Mất mạng vì hành động sai lầm khi đau tức ngực: 4 việc nguy hiểm chết người chớ làm
Những phương pháp cứu sống khi bị đau tức ngực, hãy ghi nhớ những điểm này, bạn có thể cứu sống mình lúc nguy cấp, chuyển tiếp cho nhiều người cùng xem, tránh thảm kịch xuất hiện.
Bài viết dưới đây là chia sẻ của một nhân viên y tế tại bệnh viện ở Chiết Giang, Trung Quốc.
Tôi là một nhân viên y tế chuyên lái xe cứu thương, một hôm tình cờ gặp một bác sĩ cấp cứu, ông ấy đã kể cho tôi một trường hợp đặc biệt đau lòng.
Hôm đó bác sĩ nhận nhiệm vụ cấp cứu, bệnh nhân là một người đàn ông trung niên 45 tuổi, đột ngột đau tức ngực kèm theo ngạt thở và vã mồ hôi. Lần đầu gọi điện, bác sĩ nghi ngờ có thể là nhồi máu cơ tim nên khuyên bệnh nhân ngồi yên hoặc tựa người vào tường để chờ xe cấp cứu đến. Tuy nhiên, khi bác sĩ đến hiện trường thì thấy rất đông người tập trung ở hành lang lầu dưới, lúc đó bác sĩ đã nhận ra có điều bất ổn.
Người đàn ông bị đau tức ngực nghi nhồi máu cơ tim nhưng lại liên tục đập tay vào ngực. (Ảnh minh họa)
Trong đám đông, có người la lên: “Đừng cử động! Đừng động vào anh ấy!”. Khi đến nơi phát hiện bệnh nhân đã giãn đồng tử, phản xạ ánh sáng biến mất, điện tâm đồ thẳng… Sau thời gian dài cấp cứu, bệnh nhân được tuyên bố tử vong. Tôi hơi ngạc nhiên, hỏi bác sĩ: “ Sao bệnh nhân lại xuống lầu, mà không ở nhà gọi xe cấp cứu?”
Bác sĩ thở dài kể: “Khi tôi gọi điện để hướng dẫn cách sơ cứu, tôi đã dặn anh ấy rõ ràng là không được cử động mạnh và yên lặng chờ xe cấp cứu của chúng tôi đến. Nhưng sau đó vợ của bệnh nhân nói với chúng tôi rằng anh ấy rất đau và đang vật vã, tự mình chạy xuống lầu, nhưng đi mấy bước thì ngã vào thang máy, mãi không tỉnh”.
Tôi nghe xong cũng cảm thấy rất buồn, thực sự nếu ngồi yên chờ bác sĩ cấp cứu đến thì có lẽ bệnh nhân sẽ tránh được thảm cảnh này, nhưng sau đó bác sĩ cấp cứu đã nói điều này với tôi khiến tôi rất tức giận. Bác sĩ cho biết, vợ của bệnh nhân chia sẻ rằng bệnh nhân đã xem một số phương pháp cấp cứu nhồi máu cơ tim trên mạng. Anh ấy vừa đập mạnh vào ngực vừa chạy xuống cầu thang, cho rằng điều này sẽ làm giảm các triệu chứng của anh ấy. Đập vào ngực sẽ làm mở các mạch máu bị tắc nghẽn, chạy có thể giúp máu lưu thông nhanh hơn.
Chỉ vì tin những thông tin thiếu căn cứ trên mạng mà người đàn ông đã tử vong. (Ảnh minh họa)
Sau khi nghe những gì bác sĩ nói, cả hai chúng tôi im lặng nhìn nhau một lúc lâu mà không nói gì. Tôi cảm thấy rất buồn vì những thông tin thiếu khoa học thực sự có thể làm chết người. Mùa đông sắp đến, tai biến tim mạch và mạch máu não tăng cao, nếu đột ngột đau tức ngực thì phải làm sao?
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau tức ngực có thể do nhồi máu cơ tim, tràn khí màng phổi, bóc tách động mạch, và thậm chí một số bệnh đường hô hấp cũng có thể gây ra đau ngực. Đau ngực mà chúng ta đang nói đến hôm nay chính là đau tức ngực do thiếu máu cơ tim, nguyên nhân thường gặp nhất là do mạch máu bị hẹp hoặc tắc nghẽn dẫn đến nhồi máu cơ tim, nếu không xử lý đúng cách sẽ nguy hiểm đến tính mạng.
Những việc không nên tự ý làm khi bị đau tức ngực
Trước hết cần phải bác bỏ một số tin đồn, để tránh gây hại cho sức khỏe
1. Ho mạnh
Trước hết, tôi muốn nói với mọi người rằng: Phương pháp điều trị này thực sự tồn tại. Nhưng phương pháp này chỉ có thể được sử dụng trong các trường hợp cụ thể.
Kịch bản như sau: Một bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim đang nằm trong bệnh viện, dưới sự theo dõi điện tâm đồ, bác sĩ sẽ liên tục theo dõi sự thay đổi hoạt động điện tim của bệnh, nhưng một khi xuất hiện vấn đề, bác sĩ sẽ bảo bệnh nhân ho, để cải thiện tình trạng. Tuy nhiên, rung thất có thể xảy ra do gắng sức trong khi ho gây tử vong. Một khi xảy ra rung thất, nhân viên y tế sẽ ngay lập tức thực hiện khử rung bằng điện.
Nếu bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim, không được nghỉ ngơi mà ho nhiều sẽ làm tăng gánh nặng cho tim và tăng tiêu thụ oxy của cơ tim, có thể làm nặng thêm tình trạng của bệnh nhân. Do đó, việc ho mạnh khi bị đau ngực đột ngột là điều sai lầm.
Video đang HOT
2. Ấn mạnh các huyệt
Đau ngực do bệnh tim gây ra bởi sự thu hẹp hoặc thậm chí tắc nghẽn của các mạch máu cung cấp cho tim. Cơn đau cũng có thể đẩy nhanh nhịp đập của trái tim vốn đã bị bệnh, làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh và gây nguy hiểm đến tính mạng.
Nhưng: ấn mạnh vào huyệt đạo. Việc gắng sức sẽ gây đau, khi đau sẽ tạo ra kích thích dẫn đến máu bị đẩy nhanh, tăng tiêu thụ oxy, tăng tải cho tim, làm nặng thêm tình trạng bệnh, nguy hiểm đến tính mạng.
Ghi nhớ: Không vận động mạnh hoặc kích thích người bệnh khi có biểu hiện đau tức ngực.
Hẹp mạch máu hoặc cục máu đông bị tắc nghẽn là những nguyên nhân phổ biến gây đau ngực. Thiếu máu cục bộ cơ tim có thể gây ra đau ngực. Cách điều trị cuối cùng của chúng ta là “đặt stent” để mở các mạch máu bị tắc nghẽn. Uống nước lạnh có kích thích thần kinh không? Không có khoa học nào chứng minh cả.
4. Đập ngực
Vì lý do tương tự: đập mạnh sẽ kích thích cơn đau, tăng tiêu thụ oxy và làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh. Đập mạnh có thể mở ra các mạch máu bị tắc nghẽn hoặc thu hẹp? Điều này rất vô lý. Nếu là đau ngực do nhồi máu cơ tim thì cơn đau tức ngực bị ép, kèm theo ngạt thở, vã mồ hôi, thậm chí buồn nôn (các triệu chứng này xuất hiện cùng lúc).
Đề phòng nguy cơ bị nhồi máu cơ tim
Phương pháp tốt nhất: Để bệnh nhân thư giãn, gọi số cấp cứu và chờ bác sĩ đến, không được vận động mạnh hoặc nghe theo lời đồn thổi.
Nếu bệnh nhân có tiền sử cơn đau thắt ngực, trong điều kiện huyết áp và nhịp tim bình thường, không tăng nhãn áp và không uống rượu, nên dùng nitroglycerin đặt dưới lưỡi để cắt cơn đau ngực.
Nếu bệnh nhân không bị loét dạ dày tá tràng hoặc có xu hướng chảy máu, ngay lập tức phải nhai và uống 3 viên aspirin (300 mg). Hướng dẫn bệnh nhân không vận động mạnh, có thể nằm thẳng hoặc nửa nằm, tư thế bệnh nhân cảm thấy thoải mái.
Nếu bệnh nhân hôn mê, không dùng thuốc qua đường uống để tránh hít phải tạp chất. Đồng thời, gọi cấp cứu và chờ cứu hộ. Đây là phương pháp cứu sống khi bị đau tức ngực, hãy nhớ những phương pháp này, bạn có thể cứu sống mình lúc nguy cấp, hãy chuyển tiếp cho nhiều người cùng xem và tránh bi kịch.
8/10 người đột quỵ đều bị tăng huyết áp, bác sĩ chỉ cách kiểm soát huyết áp vào mùa Đông
Bệnh tăng huyết áp có mối quan hệ mật thiết với nguy cơ đột quỵ và suy tim. Vào mùa Đông, tăng huyết áp dễ xảy ra do nhiệt độ thấp, dung lượng máu tăng. Cứ 10 người bị đột quỵ lần đầu thì có đến 8 người bị tăng huyết áp.
Bệnh tăng huyết áp thường gặp ở tuổi trung niên, tuy nhiên ngày nay căn bệnh này trở nên phổ biến và ngày càng trẻ hóa.
Tăng huyết áp dễ xảy ra vào mùa lạnh, khi nhiệt độ xuống thấp, cơ thể sinh ra phản ứng giảm bớt sự tỏa nhiệt, cho nên các mao mạch sẽ co lại khiến lực cản huyết quản điều tiết bên ngoài tăng lên. Cũng do nhiệt độ thấp nen mồ hôi ra ít, dung lượng máu trong cơ thể cũng tăng.
Khi mạch máu bị co lại dẫn đến huyết áp tăng, co thắt các mạch vành. Tuy nhiên đa số những người bị tăng huyết áp đều không nhận ra các triệu chứng do chúng diễn biến âm thầm. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến nhiều người bị đau tức ngực khi cơ thể không được giữ ấm, đối với sức khỏe người cao tuổi vào mùa đông cần giữ ấm mọi bộ phận trên cơ thể, nếu không sẽ dễ bị tê bì tay chân, huyết áp tăng, đau tức ngực.
1. Huyết áp tăng là bao nhiêu?
Huyết áp mục tiêu (huyết áp chuẩn nhất) là 120/80mmHg. Tăng huyết áp là trường hợp khi huyết áp tâm thu từ 140mmHg trở lên hoặc huyết áp tâm trương từ 90mmHg trở lên.
Ở người cao tuổi có thể gặp hình thái tăng huyết áp tâm thu đơn độc, nghĩa là huyết tâm thu lớn hơn hoặc bằng 140mmHg nhưng huyết áp tâm trương vẫn nhỏ hơn 90mmHg.
Mặc dù huyết áp có thể lên xuống trong những điều kiện khách quan hoặc do bệnh lý, tuy nhiên để xác định một người có bị tăng huyết áp hay không không phụ thuộc vào kết quả của một lần đo, mà cần đo nhiều lần trong ngày. Do vậy trước khi kiểm tra huyết áp, bạn cần tuân thủ những yêu cầu như không hút thuốc, không uống cà phê trong 30 phút trước khi khám, đồng thời giữ tinh thần thoải mái trước khi vào đo.
Huyết áp mục tiêu (huyết áp chuẩn nhất) là 120/80mmHg (Ảnh: Internet)
2. Các thời điểm huyết áp tăng trong ngày
Thông thường, huyết áp của con người tăng vào 9h sáng và 18h tối. Mặc dù huyết áp tăng cao hay xuống thấp đều phụ thuộc vào tinh thần, thể trạng. Thông thường khi ngủ, huyết áp của người hạ xuống thấp nhất, sáng sớm tăng cao và đạt đỉnh vào lúc 9h.
Tăng huyết áp là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu thế giới, mỗi năm cướp đi sinh mạng của 7 triệu người, những người bị tăng huyết áp thường phải đối diện với nguy cơ mắc bệnh tim mạch, nhồi máu cơ tim và phổ biến nhất là đột quỵ.
3. Cứ 10 người bị đột quỵ thì có 8 người mắc bệnh tăng huyết áp
Theo nghiên cứu tại Viện Tim mạch Việt Nam, 8/10 người bị đột quỵ lần đầu đều bị tăng huyết áp. Như vậy có thể thấy, tăng huyết áp có mối quan hệ mật thiết với đột quỵ - căn bệnh cướp đi sinh mạng của hàng nghìn người mỗi ngày, đặc biệt là khi thời tiết thay đổi, cao điểm mùa hè hoặc cao điểm mùa lạnh.
Không chỉ gây ra đột quỵ, tăng huyết áp còn gây nhồi máu cơ tim, suy tim, xơ vữa động mạch, suy thận...Tuy nhiên, căn bệnh này diễn tiến thầm lặng, ít người có biểu hiện rõ nhưng biến chứng để lại rất nặng nề.
Theo thống kê của WHO, có tới 60% người bị tăng huyết áp chưa được phát hiện và điều trị, cho nên những người này thường chủ quan, mắc bệnh mà không biết.
Theo nghiên cứu tại Viện Tim mạch Việt Nam, 8/10 người bị đột quỵ lần đầu đều bị tăng huyết áp (Ảnh: Internet)
4. Các biểu hiện của tăng huyết áp
Đa phần người bị tăng huyết áp đều không cảm nhận được các triệu chứng trong thời gian đầu. Tuy nhiên một số biểu hiện thường gặp có thể như: nhức đầu, chóng măt, ù tai, mất ngủ nhẹ, hoa mắt, hoa mắt khi đổi tư thế hoặc ngồi im một chỗ.
Tăng huyết áp nguy hiểm, cho nên các chuyên gia tim mạch luôn khuyên mọi người cần kiểm soát ngay cả khi không có triệu chứng. Nếu phòng ngừa và điều trị tốt có thể giảm đáng kể rủi ro biến chứng tim mạch. Khoa học đã chứng minh, nếu giảm 2mmHg huyết áp sẽ giúp giảm 7% nguy cơ tử vong do bệnh mạch vành, đồng thời giảm 10% nguy cơ tử vong do đột quỵ...
Đa phần người bị tăng huyết áp đều không cảm nhận được các triệu chứng trong thời gian đầu (Ảnh: Internet)
5. Cách kiểm soát huyết áp trong mùa đông
Mùa Đông là thời điểm dễ gia tăng nguy cơ rối loạn huyết áp, tăng huyết áp đột ngột, do vậy cần thực hiện các biện pháp sau để kiểm soát huyết áp vào mùa Đông như sau:
- Mặc ấm, giữ ấm các bộ phận trên cơ thể đặc biệt là đầu, cổ, bàn chân
- Hạn chế ra đường khi trời quá lạnh
- Làm việc tại những nơi kín gió, nếu làm việc ngoài trời cần giữ ấm đầu cổ và uống nhiều nước ấm
- Đảm bảo không gian sống thông thoáng nhưng tránh gió lùa
- Tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột có thể dẫn đến tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim
- Không nên thức dậy quá sớm hoặc ra đường vào đêm muộn. Khi thức dậy sớm, cơ thể thường kém đáp ứng với sự thay đổi bên ngoài, mạch máu kém đàn hồi, khí huyết kém lưu thông. Nếu dậy sớm, cần mặc ấm và ngồi trên giường 3-5 phút trước khi vận động.
Chế độ ăn uống hợp lý cũng giúp kiểm soát huyết áp rất tốt, cụ thể:
- Kiểm soát chế độ ăn bằng cách ăn nhạt, trong ngưỡng 5g muối/ngày với người trưởng thành.
- Ăn thực phẩm giàu dinh dưỡng như thịt nạc, gà, cá, sữa, ăn nhiều các loại hạt và đậu
- Ăn nhiều rau xanh và hoa quả, đặc biệt là các loại trái cây có múi
- Hạn chế tiêu thụ các thực phẩm nhiều cholesterol và các loại nội tạng
- Hạn chế ăn thực phẩm lên men hoặc nhiều muối
- Không ăn quá nhiều chất đường, chất béo, đồ ngọt... vì chất này sẽ khiến khả năng hấp thụ và trữ nước trong cơ thể tăng, làm cho dung lượng máu trong cơ thể tăng theo.
Ngay cả người khỏe mạnh cũng nên vận động trong mùa đông, việc vận động nhẹ nhàng sẽ giúp máu được lưu thông tốt hơn, tim hoạt động tốt hơn, tăng cường trao đổi chất. Đối với người bị vấn đề về huyết áp và có nguy cơ cao bị tăng huyết áp cần lựa chọn các bài tập nhẹ nhàng phù hợp với thể trạng. Theo dõi các chỉ số huyết áp thường xuyên để dự phòng những bất thường có thể xảy ra.
Những lưu ý khi uống omeprazole trị trào ngược dạ dày - thực quản Gần đây tôi có hiện tượng ợ chua, buồn nôn... Đi khám bác sĩ cho biết tôi bị trào ngược dạ dày - thực quản và kê dùng omeprazole. Xin hỏi, trong quá trình dùng thuốc omeprazole có cần lưu ý gì không? Lưu Thu Hồng (Hà Nội) Trào ngược dạ dày thực quản là sự trào ngược dịch ở dạ dày lên...