Mất mạng bất cứ lúc nào, nhiều người Afghanistan vẫn làm nghề nguy hiểm để kiếm tiền
Thu nhặt bom mìn và lựu đạn là nghề nguy hiểm, đe dọa tính mạng, nhưng nhiều người dân Afghanistan buộc phải làm để kiếm tiền.
Anh Salim Pandikhell, một công dân Afghanistan, làm nghề nhặt phế liệu. Anh thường đi săn lùng các quả mìn, lựu đạn và băng đạn chưa phát nổ ở Thung lũng Tangi.
Thứ mà anh Pandikhell muốn tìm là lượng đồng nằm trong các thiết bị nổ, để bán cho những bãi thu gom phế liệu với giá 2 USD/500gr. Đây chính là cách anh Pandikhell và nhiều người khác ở Afghanistan đang làm để kiếm tiền trang trải cho bữa ăn của gia đình.
Anh Salim Pandikhell đi nhặt những bom mìn và lựu đạn chưa phát nổ để tách lấy đồng. Ảnh: Business Insider
“Phần khó khăn nhất trong công việc này là mỗi sáng sớm thức dậy, tôi lại tự đặt ra câu hỏi ‘Có nên đi làm vào ngày hôm nay hay không?’ Chúng tôi cầu nguyện hàng ngày, vì đây là một công việc rất nguy hiểm. Chúng tôi đối mặt với các chất nổ 10 lần/ngày”, anh Pandikhell nói với Business Insider.
Mỗi khi tìm thấy “đồ quý”, anh Pandikhell lại mang tới một nơi bí mật nằm cách xa gần 10km để tháo dỡ vũ khí. Mục đích là để tránh làm những người khác bị thương.
“Điều đầu tiên chúng tôi làm là tránh xa khu dân sinh, vì chúng tôi không muốn bất kỳ ai khác bị thương nếu phế liệu phát nổ. Một lần, tôi tìm thấy những viên đạn, tôi bắt đầu bẻ đồng ra khỏi nó, và khói bất ngờ bốc lên. Tôi ném nó đi và nó đã nổ tung. Mọi người trong làng đã la hét với tôi. Lúc đó, tôi đã ước mình chết đi để không phải cảm thấy tuyệt vọng như vậy”, người đàn ông nhớ lại.
Video đang HOT
Sau khi quân đội Mỹ rút toàn bộ binh sĩ vào tháng 8/2021, cuộc khủng hoảng kinh tế ở Afghanistan càng trở nên trầm trọng. Đối mặt với tình trạng nghèo đói gia tăng, anh Pandikhell cho biết nếu anh không làm công việc nguy hiểm thu gom phế liệu, gia đình anh sẽ không có cái ăn.
“Đôi khi chúng tôi còn không có cả những thứ thiết yếu trong nhà như bột mì. Chúng tôi hỏi vay hàng xóm, nhưng họ cũng không có. Tôi cảm thấy dù bản thân có làm việc đến chết cũng không thể tiết kiệm được nhiều tiền. Nhưng tôi có thể làm gì khác đây? Nếu tôi tiếp tục công việc này, tôi sẽ đối mặt với rất nhiều rủi ro. Nhưng nếu không làm, tôi cũng không có công việc nào khác”, anh Pandikhell nói.
Sau khi tách đồng ra, anh Pandikhell bán nó cho các bãi phế liệu, trong đó có bãi phế liệu do ông Mohammad Amin làm chủ.
“Phần lớn những người đi nhặt phế liệu đều không hề biết về thứ mà họ mang đến cho tôi. Tôi buộc phải kiểm tra xem nó có rủi ro hay không. Thứ phế liệu đáng giá là đồng và dây cáp. Sự nghèo đói khiến họ phải làm công việc mạo hiểm, nhưng thà có việc làm còn hơn là đi ăn mày”, ông Amin cho hay.
Bãi phế liệu của ông Amin có quy mô lớn nhất trong Thung lũng Tangi. Mỗi ngày cơ sở của ông Amin có 25 người đi nhặt phế liệu tới bán đồ. Ngoài đồng, ông Amin còn mua nhiều đồ phế liệu khác như cao su, vải bạt và xô chậu cũ.
Những kim loại có giá trị sau đó được gom lại và đưa đến các nhà máy thép ở Kabul như Nhà máy Thép Deli, nơi ông Omid Bashir làm việc, để nấu chảy trong lò và biến thành thép phục vụ xây dựng.
Nhà máy Deli không chấp nhận các loại vũ khí, nhưng chấp nhận những kim loại được tách ra khỏi chất nổ. Song những chuyện đáng tiếc vẫn xảy ra.
“Đôi khi có những viên đạn bị trộn lẫn vào các kim loại khác. Chúng đã phát nổ trong đường ống và khiến mọi người bị thương ở mặt, chân và tay”, ông Bashir chia sẻ.
Ngoài những người nhặt phế liệu để kiếm sống, số bom mìn và lựu đạn chưa phát nổ ở Afghanistan còn được các tổ chức ra phá bom mìn tìm kiếm để thu gom và mang đi xử lý đúng cách nhằm đảm bảo an toàn cho cộng đồng dân cư.
Sống sót sau ít nhất 10 vụ ám sát, Giám đốc Tình báo quốc phòng Ukraine đe doạ tấn công Nga
Trả lời phỏng vấn tờ The Washington Post của Mỹ, ông Kyrylo Budanov, Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc phòng Ukraine, người đã trải qua ít nhất 10 vụ ám sát, đe doạ Nga sẽ tiếp tục gặp "vấn đề" cho đến khi nước này rút khỏi Ukraine và khôi phục toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine.
Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc phòng Ukraine Kyrylo Budanov. Ảnh tư liệu: Reuters
Theo tờ Pravda, ông Budanov được nhìn nhận như người điều hành các đường dây đặc biệt của Ukraine tại Nga và đã được trao tặng "Huân chương Dũng cảm" của Ukraine cho các hoạt động không được tiết lộ.
Vào năm 2020, ông Budanov được bổ nhiệm làm Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc phòng Ukraine (GUR) khi mới 34 tuổi.
Một người thân cận với ông Budanov tiết lộ với tờ The Washington Post của Mỹ rằng đã có ít nhất 10 vụ ám sát nhằm vào nhân vật này. Năm 2019, một quả bom được đặt dưới gầm ô tô của ông Budanov nhưng đã phát nổ sớm.
Hiện nay, ông Budanov vẫn là một mục tiêu nhắm tới của phía Nga bởi sau vụ tấn công cầu Crimea hồi đầu tháng 10/2022, Moskva đã chỉ đích danh cơ quan tình báo Ukraine là "tác giả, người thực hiện, người đặt hàng" hành vi tấn công khủng bố nhằm phá hủy cơ sở hạ tầng cực kì quan trọng của nước Nga.
Tuy nhiên, khi trả lời phỏng vấn tờ The Washington Post ngày 31/1, ông Budanov đã từ chối xác nhận lực lượng đặc biệt của Ukraine đứng sau, chịu trách nhiệm cho các cuộc tấn công nhằm vào cầu Crimea hồi tháng 10/2022 và nhằm vào các sân bay quân sự ở sâu bên trong lãnh thổ Nga hồi tháng 12/2022.
Dẫu vậy, ông Budanov đã cảnh báo rằng sẽ còn có nhiều cuộc tấn công kiểu đó và Nga sẽ tiếp tục gặp "vấn đề" cho đến khi nước này rút khỏi Ukraine và khôi phục toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine.
Người đứng đầu Cơ quan Tình báo quốc phòng Ukraine cho biết thêm, Kiev hiện có người gài chất nổ trên lãnh thổ Nga, đồng thời ám chỉ về khả năng xảy ra một chuỗi tấn công khủng bố ở nước này trong thời gian tới.
Ông Budanov nói: "Có người gài chất nổ. Có máy bay không người lái. Cho đến khi sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine được khôi phục, sẽ có những vấn đề bên trong nước Nga" và "điều này phá vỡ ảo tưởng về sự an toàn của họ".
Ông Budanov cũng cảnh báo tới Điện Kremlin rằng có những cộng tác viên người Ukraine ở giữa họ và họ là "những người rất dễ làm việc cùng", được Kiev tích cực hỗ trợ.
Ông Budanov tiếp tục nhấn mạnh rằng Ukraine phải "làm mọi cách để đảm bảo rằng Crimea sẽ trở về nhà vào mùa hè" và bác bỏ những ý kiến cho rằng Moskva có thể sử dụng vũ khí hạt nhân nếu quân đội của Kiev tiến đến bán đảo này.
Về phía Nga, sau khi tờ New York Times của Mỹ đăng tải thông tin nói rằng các quan chức Mỹ đang ngày càng nghiêng về ý tưởng giúp Kiev tấn công bán đảo Crimea, ngày 19/1, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cảnh báo Ukraine tấn công Crimea là hành động "cực kỳ nguy hiểm"
"Nó có nghĩa là đưa cuộc xung đột lên một tầm cao mới và điều đó sẽ không tốt cho an ninh toàn cầu cũng như toàn châu Âu", ông Peskov nhấn mạnh.
Nga sáp nhập bán đảo Crimea sau cuộc trưng cầu dân ý năm 2014.
Mỹ, phương Tây và Ukraine gọi động thái này là bất hợp pháp, Kiev cũng nhiều lần tuyên bố sẽ giành lại Crimea.
Từ khi Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine vào ngày 24/2/2022, bán đảo Crimea nhiều lần bị máy bay không người lái (UAV) tấn công.
LHQ kêu gọi bảo vệ và tôn trọng người di cư Trong thông điệp nhân Ngày Quốc tế Người di cư vào ngày 18/12 hằng năm, Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc (LHQ) Antonio Guterres đã kêu gọi bảo vệ và tôn trọng người di cư, nhấn mạnh họ là động lực mạnh mẽ của "tăng trưởng kinh tế, sự năng động và sự hiểu biết". Người di cư tới bờ biển tại Dungeness,...