Mát lòng với bún và gỏi sứa
Gỏi sứa hấp dẫn người ăn bởi vị giòn dai của sứa, giòn tan của bánh tráng nướng cùng hương thơm các loại rau ăn kèm. Bát bún sứa bốc khói cũng là món ăn ngon miệng không thể bỏ qua.
Sứa là món ăn ngon, bổ, mát. Từ sứa, người ta chế biến ra rất nhiều món ăn khác nhau, nhưng phổ biến nhất là bún sứa và gỏi sứa.
Bún sứa
Sứa để làm bún là loại nhỏ bằng đầu ngón tay cái, màu trắng đục, mình dày, nhìn giống như cơm trái dừa nước. Loại sứa này do ngư dân vớt tận các đảo xa. Các tiệm bán bún sứa ở Sài Gòn thường mua sứa sống từ Nha Trang, được ngâm trong nước biển mang vào Sài Gòn.
Sứa biển là nguyên liệu chính để người dân ven biển miền Trung chế biến nên những món ăn ngon như: bún sứa, gỏi sứa… Ảnh: Khánh Hòa.
Bún sứa ngon ở phần sứa đã đành, mà nước lèo cũng cực kỳ quan trọng, quyết định người ăn có nhớ mãi hay không.
Nước dùng được nấu bằng cá liệt, loại cá chỉ lớn chừng ba ngón tay với phần đuôi thắt lại trông như cái nơ, không xương nhỏ và ngọt lừ. Ăn vào thấy thanh và không ngán. Thành phần nước dùng còn có vị ngọt của chả cá tiết ra. Chả được làm từ các loại như cá thu, cá nhồng, cá mối, cá cờ… lóc xương lấy thịt quết đến nhuyễn và dai, sau đó vo thành viên nhỏ rồi hấp chín.
Video đang HOT
Vị ngọt thanh mát của bún sứa làm nên sự hấp dẫn riêng cho món ăn này. Ảnh: Khánh Hòa.
Bát bún sứa nghi ngút khói với lớp bề mặt đầy thịt sứa giòn và những khối nhỏ thịt nạc cá dầm rất thơm. Bạn sẽ thấy thêm ngon khi ăn kèm với rau sống đủ loại, như xà lách, giá, rau thơm… Chút ớt đỏ the cay sẽ tô điểm cho hương vị món ăn thêm đặc sắc. Khi thưởng thức, thực khách sẽ có cảm nhận trọn vẹn nước dùng ngọt thanh, sứa giòn giòn, mát lạnh và vị cay ở ớt.
Gỏi sứa
Tùy theo khẩu vị của từng người mà có thể chế biến gỏi sứa thành nhiều cách khác nhau. Gỏi sứa trộn với khế, chuối chát, cũng có thể trộn với xoài chua bằm sợi, hoặc bóp gỏi kèm các loại rau như: rau răm, hành tây, hành lá…
Món ăn rất dễ chế biến và không mất nhiều thời gian. Sứa là một loài thân mềm, rất dễ tan chảy thành nước nên khi mua về cần ngâm vào trong nước có pha lá ổi để sứa săn lại. Vị chát của lá ổi cũng giúp loại bỏ mùi tanh của sứa. Sau khi ngâm xong, rửa sứa thật sạch, thái thành từng miếng nhỏ vừa ăn, chần qua nước ấm để sứa săn lại, vớt ra rổ và để ráo.
Gỏi sứa là món ăn ngon miệng và quen thuộc của người dân ven biển miền Trung. Ảnh: Khánh Hòa.
Các nguyên liệu bóp gỏi như xoài, khế… rửa sạch, thái sợi. Trộn đều với sứa, hành tây, hành lá thái nhỏ, tiếp đến là nước mắm tỏi ớt pha chua ngọt. Sau cùng là các loại rau húng quế, húng thơm, rau răm thái nhỏ, bày ra đĩa, rắc lên bên trên một ít đậu phụng rang. Món gỏi sứa được ăn kèm với bánh tráng nướng.
Bẻ miếng bánh tráng, xúc một ít gỏi, chấm vào chén nước mắm và thưởng thức, món ăn thơm ngon, hấp dẫn bởi cái giòn rụm của bánh tráng, thịt sứa dai, giòn, cùng với đó là vị chua của xoài, thơm ngon của các loại rau hòa quyện trong nước mắm đậm đà.
Ở Sài Gòn, hai món ăn này có bán nhiều ở các quán ăn miền Trung như quán Bún chả cá Lệ đường Đồng Nai (quận 10) hoặc quán Faifo – Lê Thị Hồng Gấm (quận 1)…
Khánh Hòa
Theo VNE
Gỏi sứa bình dân nhưng ngon miệng
Món ăn hấp dẫn bởi vị giòn, dai của sứa, giòn tan của bánh tráng nướng, tươi ngon của các loại rau, béo, thơm của đậu phộng và đậm đà của nước mắm.
Vùng biển miền Trung phong phú và giàu tài nguyên, đã cung cấp cho người dân ở đây rất nhiều món ăn ngon miệng từ bình dân đến sang trọng. Trong những món ăn bình dị, dân dã ở đây, phải kể đến món gỏi sứa rẻ tiền nhưng rất ngon miệng, bổ, mát, được nhiều người ưa thích.
Món ăn đơn giản, bình dị, thích hợp trong những ngày nắng nóng.
Sứa biển là một loại thủy sản ruột khoang, thân có nhiều tua, thịt trong suốt, ăn hơi dai và giòn. Sứa để làm gỏi là loại nhỏ, có nhiều tua, màu trắng đục, mình dày, nhìn giống như cơm trái dừa nước. Loại sứa này sống trôi nổi theo từng con nước và thường được ngư dân vớt tận các đảo xa.
Tùy theo khẩu vị của từng người mà có thể chế biến gỏi sứa thành nhiều cách khác nhau, gỏi sứa trộn với khế, chuối chát, cũng có thể trộn với xoài chua bằm sợi, hoặc bóp gỏi không với các loại rau như: rau răm, hành tây, hành lá...
Thịt sứa ăn dai dai giòn giòn rất ngon và lạ miệng.
Món ăn rất dễ chế biến và không mất nhiều thời gian. Sứa là một loài thân mềm, rất dễ tan chảy thành nước nên khi mua về, bạn cần ngâm sứa vào trong nước có pha lá ổi để sứa săn lại. Bên cạnh đó, cái vị chát của lá ổi cũng giúp loại bỏ mùi tanh của sứa. Sau khi ngâm xong, rửa sứa thật sạch, thái thành từng miếng nhỏ vừa ăn, chần qua nước ấm để sứa săn lại, vớt ra rổ và để ráo.
Các nguyên liệu bóp gỏi như xoài, khế... rửa sạch, thái sợi. Trộn đều các nguyên liệu với sứa, hành tây, hành lá thái nhỏ, tiếp đến là nước mắm tỏi ớt pha chua ngọt. Sau cùng là các loại rau húng quế, húng thơm, rau răm thái nhỏ, bày ra đĩa, rắc lên bên trên một ít đậu phụng rang. Món gỏi sứa được ăn kèm với bánh tráng nướng.
Bánh tráng nướng là nguyên liệu không thể thiếu khi ăn gỏi sứa.
Bẻ miếng bánh tráng, xúc một ít gỏi, chấm vào chén nước mắm và thưởng thức, món ăn thơm ngon, hấp dẫn bởi cái giòn rụm của bánh tráng, thịt sứa dai, giòn, cùng với đó là vị chua của xoài, cái thơm ngon của các loại rau hòa quyện trong nước mắm đậm đà làm cho người ăn ngon miệng mà không cảm thấy ngấy.
Ở Sài Gòn, gỏi sứa có bán nhiều ở các quán ăn miền Trung như quán Bún chả cá Lệ ở số 4 Đồng Nai, phường 15, quận 10 hoặc quán Faifo 139 Lê Thị Hồng Gấm, phường cầu Ông Lãnh, quận 1, TP HCM. Mỗi đĩa gỏi sứa có giá từ khoảng 60.000 đồng.
Huấn Phan
Theo ngôi sao
Bún sứa, đặc sản phố biển giữa đất Sài Gòn Bún sứa là một món ăn nổi tiếng của các tỉnh ven biển miền Trung, nhưng nổi tiếng hơn cả là thành phố Nha Trang. Sứa là món ăn ngon, bổ, mát, được nhiều người yêu thích. Từ sứa, người ta chế biến ra rất nhiều món ăn khác nhau, nhưng có lẽ phổ biến nhất là bún sứa và gỏi sứa. Sứa...