Mát lành bánh ngải người Tày
Lá ngải cứu gần gũi trong dân gian bởi đặc tính mát lành nhưng bánh ngải cứu thì là một đặc sản khá độc đáo của đồng bào người Tày.
Đến Lạng Sơn (nơi người Tày sinh sống đông), ngoài nếm măng ớt mắc mật, xôi lá cẩm, người ta không quên tìm bánh ngải cứu để cảm nhận hương vị lạ từ một lá cây quen thuộc…
Ấn tượng đầu tiên của thực khách về món bánh này chính bởi màu sắc. Bánh ngải tròn, dẹt, mỏng như bánh dầy của người Kinh dưới xuôi, có màu xanh thẫm. Bọc trong lá chuối cũng xanh nõn, món ăn chỉ nhìn thôi cũng thấy sự mát lành.
Ngải cứu phải được nấu với nước tro, rồi vắt lấy kiệt nước. Xác lá ngải sẽ cho cùng vào gạo nếp đã ngâm rồi đồ chín thành xôi. Người Tày giã xôi lá ngải như người Kinh giã xôi làm bánh dầy. Giã đều tay khi xôi còn nóng để lá ngải hòa vào bột, bột nếp dẻo quánh cho màu xanh thẫm có thể nặn dễ dàng.
Video đang HOT
Xanh thẫm mát lành là bánh ngải của người Tày ở Lạng Sơn.
Nhân bánh ngải cứu được làm bằng hạt vừng rang vàng, giã vụn rồi nấu cùng đường phên. Nặn bánh ngải xong, người ta sẽ quét một lớp mỡ ngoài cùng để cho bánh không dính vào nhau, món ăn lại có sự bóng bẩy hấp dẫn.
Bánh ngải làm ra thơm mùi lá ngải cứu, nhưng ăn tuyệt nhiên không còn vị đắng. Người ta sẽ cảm nhận được vị bùi, ngọt ngào của nhân vừng hòa trong cái dẻo mềm, thơm tho của bánh nếp bọc lá chuối.
Người Tày sống ở vùng núi phía Bắc thường làm nhiều món ăn từ gạo và những nông sản địa phương ngày Lễ, Tết để dâng lên ông bà tiên tổ. Bên cạnh xôi ngũ sắc, xôi lá cẩm, pẻng khô, pẻng khoai, bánh ngải cũng là một món ăn truyền thống của đồng bào nơi đây.
Nếm thử bánh ngải một lần, người ta sẽ không khỏi thích thú khi nhận ra, quanh ta, mỗi một thứ lá, một loài cây quen, dưới sự sáng tạo của con người cũng có thể làm nên những giá trị đặc biệt mà ta chưa bao giờ biết hết!
Theo LĐ
Món lạ ở nhà hàng Anh Em
Toạ lạc trong khu đất rộng cả ngàn mét vuông, nhà hàng Anh Em sở hữu một khu vực sân vườn rộng lớn thoáng mát. Giữa khu sân vườn là dòng suối nhỏ làm cho không gian dịu mát với bầy cá tung tăng bơi lội nhởn nhơ, chung quanh những cây xanh phủ bóng. Ngoài khu sân vườn, nhà hàng còn có nhiều phòng VIP được trang bị dàn karaoke hiện đại và hai phòng tiệc với sức chứa khoảng 500 khách.
Xu hướng ẩm thực của nhà hàng khá đa dạng, từ những món dân dã cho đến yến tiệc, từ món hải sản cho đến món quay nướng. Để phục vụ nhu cầu của thực khách, nhà hàng còn thiết kế một khu hồ chứa chuyên dành nuôi hải sản như cá tầm, cá ngát, cá chình... Những món ăn càng ngon, đậm đà hơn bởi hương vị đặc trưng của hải sản tươi sống. Chẳng hạn như món cá tầm ba món, với món lẩu và cá tầm nướng muối ớt, đầu bếp của nhà hàng còn khéo léo tận dụng cả phần xương cá để chế biến thành món xương sụn cá tầm rang muối rất độc đáo và lạ miệng. Với bộ xương cá toàn là sụn được rang giòn tan pha lẫn trong vị măn mẳn của muối là xương sụn cá sừn sựt càng nhai càng khoái khẩu.
Ngoài hải sản, các món quay nướng là một thế mạnh của nhà hàng với những món như vịt quay Bắc Kinh và vịt quay truyền thống, heo sữa quay. Đặc biệt hơn nữa là món gà quay sầu riêng, một món ăn mới lạ được các đầu bếp của nhà hàng chế biến nâng cấp từ món gà nướng sầu riêng của vùng Lái Thiêu thuở xưa đã thất truyền.
Địa chỉ Nhà hàng Anh Em:
10/4 Hoàng Minh Giám
(vào đường Hồng Hà 50m), P.9,
Q. Phú Nhuận, ĐT: 39977211 - 39977233 - 39977255.
Theo SGTT
Bún vịt 'thủ công' của người Tày Làm bún mà kỳ công như làm bánh, ăn cùng với nước luộc béo ngậy của những chú vịt nuôi thả ở suối, đó là món "đặc sản" của người Tày ở Hà Giang vào rằm tháng 7, một trong hai ngày lễ lớn nhất trong năm của tộc người này. Sau Tết Nguyên Đán thì rằm tháng 7 là lễ lớn nhất...