Mất hơn 100 triệu, suýt liệt sau bê chậu cây cảnh
Anh Tuấn bê chậu đào từ ngoài sân vào đặt trong nhà bỗng nhiên nghe tiếng rắc ở lưng và toàn bộ cột sống, chân tê cứng, đau buốt phải nằm cáng đi cấp cứu.
Tốn cả trăm triệu vì chậu hoa đào
Anh Ngô Văn Tuấn (29 tuổi, thành phố Hòa Bình) tâm sự Tết vừa qua cả nhà mất Tết chỉ vì anh phải nằm viện.
Ngày 29 Tết, sau khi hai vợ chồng đi chợ Tết mua được cây đào. Hí hửng mang đào ra đổ đất trồng rồi anh Tuấn bê chậu đào vào đặt trong nhà. Do chậu đào nhỏ nên anh chủ quan.
Khi vừa lom khom gắng sức bê chậu thì nghe tiếng rắc ở sau lưng, từ đó toàn bộ cột sống lưng đau nhói, chi dưới tê rần rần. Anh Tuấn không thể ngồi dậy được mà nằm ngay ra sàn nhà, lúc đó cảm giác xoay người cũng khó. Buốt rát da, cảm giác như có hàng ngàn, hàng vạn mũi kim đâm vào da thịt.
Gia đình anh vội vàng đưa đi viện nhưng cũng không thể ngồi nên đành gọi xe cấp cứu để khiêng cáng vào viện. Sau khi điều trị giảm đau, bác sĩ cho biết anh bị thoát vị đĩa đệm cấp tính. Nghe tới thoát vị đĩa đệm sợ ảnh hưởng tới khả năng đi lại sau này, vợ chồng anh Tuấn vội vàng xuống Hà Nội điều trị. Qua Tết, hết gia đoạn cấp tính nhưng vì phần thoát vị lớn quá nên bác sĩ quyết định phẫu thuật.
Anh Tuấn kể chỉ vì bê chậu hoa mà đến nay tổng chi phí điều trị đã mất hơn 100 triệu đồng đó còn chưa kể tổn hại đến sức khỏe.
Ảnh minh họa.
Video đang HOT
Không riêng gì anh Tuấn, đang điều trị phục hồi chức năng do thoát vị đĩa đệm, chị Nguyễn Thùy Diệu (31 tuổi, Cầu Giấy, Hà Nội) cũng chật vật vì bệnh này. Chị Diệu kể năm ngoái chị giặt chăn, khi nâng chăn lên để cho vào máy giặt vắt thì thấy đau buốt ở lưng. Sau đó cơn đau ngày càng nặng đứng thẳng lưng cũng khó. Chị Diệu đi điều trị giảm đau và đến nay vẫn khổ sở vì lưng quá đau, đi lại cũng khổ.
Nhiều thói quen xấu người trẻ mắc
Thạc sĩ, bác sĩ Trần Quốc Khánh – Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức Hà Nội, cho biết thoát vị đĩa đệm là một trong những bệnh lý cột sống thường gặp nhất hiện nay và đang có xu hướng ngày càng trẻ hoá. Đặc biệt, người trẻ đang chủ quan với cột sống của chính mình, có rất nhiều thói quen xấu ảnh hưởng tới nó.
Theo thạc sĩ Khánh, đa số người trẻ vào viện sau khi nâng nặng đột ngột như bê thùng đồ, bê chậu cây cảnh. Khi bê cần nhấc từ từ nhưng ngược lại người dân hay có thói quen cúi xuống rồi nhấc lên đột ngột gây thoát vị đĩa đệm cấp tính. Có nhiều bệnh nhân sau khi bê xong chậu cây phải nằm một chỗ, tê buốt lưng dọc xuống chân phải mổ cấp cứu.
Với trường hợp bệnh nhân như anh Tuấn khi thoát vị sau động tác gắng sức đột ngột khối thoát vị rất to nên bệnh nhân phải mổ sớm để tránh teo chi.
Những nghề như nghề nail, nghề lái xe, nghề sửa chữa đồng hồ là những công việc mà người ta hay gặp các vấn đề bệnh lý cột sống trong đó có thoát vị đĩa đệm.
Ngoài ra, một số người tăng cân quá mức, áp lực lên đĩa đệm nặng nhất là vùng lưng khi cúi, ưỡn, xoắn, nhảy nên dễ bị thoát vị đĩa đệm.
Người Việt lại béo hình quả lê (béo bụng) trọng tâm dồn về trước nên cột sống phải ưỡn về trước cũng là nguyên nhân của thoát vị đĩa đệm.
Thói quen xấu trong cuộc sống cũng dễ bị thoát vị đĩa đệm như hút thuốc, ngồi lâu 1 từ thế, nếu làm việc trong văn phòng nhiều thì càng có nguy cơ thoát vị đĩa đệm nhiều hơn người lao động không ngồi ì một chỗ. Ngồi làm việc trong thời gian dài, cúi liên tục các đĩa đệm ở lưng tổn thương và dễ thoát vị hơn người khác.
Khi có dấu hiệu đau nhiều ở vùng cột sống, ở cổ thì đau lan vai, lưng thì cột sống ngực… kéo dài khoảng 1 tuần bệnh nhân cần đi khám. Nếu thoát vị đĩa đệm không điều trị kịp thời, bệnh nhân chỉ nằm yên một chỗ, không thể ngồi dậy hoặc liệt, tàn phế suốt đời.
Do vậy, bất cứ khi nào có biểu hiện trên, mọi người cần sớm đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám, điều trị sớm.
Để phòng thoát vị đĩa đệm, khi mang vác không nên gắng sức. Có thể vận động cột sống trước khi bê vật nặng, bê theo tư thế thẳng lưng không lom khom, những người có tiền sử đau lưng nên bỏ thói quen bê cố vật gì đó.
Can thiệp điều trị hiệu quả tắc động mạch chi dưới
Các triệu chứng đau, mỏi chân do bệnh lý động mạch chi dưới mạn tính thường nhầm với bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng hay thoát vị đĩa đệm, có thể khiến việc điều trị bị chậm trễ, bệnh tiến triển nặng làm loét và hoại tử chi.
ây là nguyên nhân hàng đầu của việc phải cắt cụt chi, ảnh hưởng nặng nề chất lượng sống của bệnh nhân.
Can thiệp nội mạch là phương pháp tiên tiến, điều trị cho người bệnh tắc động mạch chi dưới mạn tính. Trong ảnh: Ths.BS Nguyễn Văn Trang thăm hỏi người bệnh. Ảnh BV cung cấp.
ThS.BS Nguyễn Văn Trang, Phó Trưởng Khoa Ngoại lồng ngực - mạch máu, Bệnh viện (BV) a khoa TP Cần Thơ cho biết, đa phần người mắc bệnh lý động mạch chi dưới mạn tính đến khám tại Phòng khám chuyên khoa của BV đều ở giai đoạn muộn.
Dấu hiệu điển hình nhận biết bệnh lý này là đau cách hồi: đau khi đi, dừng lại nghỉ sẽ đỡ đau và lại đau khi tiếp tục đi. Khoảng cách quãng đường khi xuất hiện cơn đau càng ngắn, thậm chí đau cả khi ngồi tại chỗ, nghỉ ngơi cũng đau, cho thấy bệnh đã ở tình trạng nặng.
Bệnh động mạch chi dưới mạn tính chỉ tình trạng một phần hay toàn bộ chi dưới không được cung cấp đầy đủ máu đáp ứng cho các hoạt động sinh lý của cơ thể. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, bên cạnh những cơn đau còn xuất hiện viêm loét hoặc hoại tử đầu chi do thiếu máu. Tùy vào vị trí bị hoại tử mà cắt cụt cao hay thấp, có thể khiến người bệnh trở thành tàn phế.
Theo ThS.BS Nguyễn Văn Trang, bệnh thường xảy ra ở người lớn tuổi có nhiều yếu tố nguy cơ kèm theo. Vì vậy, lựa chọn phương pháp điều trị cho bệnh nhân được ưu tiên hàng đầu. Mới đây, ê-kíp bác sĩ BV can thiệp điều trị thành công cho bệnh nhân T. V. H (64 tuổi, ở tỉnh Sóc Trăng). Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng lạnh, tê tím toàn bộ cẳng chân trái. Qua các kết quả xét nghiệm, cận lâm sàng, bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân có huyết khối đùi nông chân trái mạn tính.
Ê-kíp tiến hành can thiệp, mở đường vào mạch máu ở động mạch đùi chân trái, sau đó chụp mạch số hóa xóa nền (DSA) bằng ống thông, đánh giá tổng thể vùng tổn thương. Dựa vào hình ảnh từ DSA, ê-kíp can thiệp nhìn thấy trực tiếp vị trí của tổn thương, hình thái cũng như mức độ tổn thương và cấu trúc của thành mạch máu. Từ đó, nhận định được tổn thương do huyết khối hay do xơ vữa để lựa chọn phương án và dụng cụ tối ưu can thiệp hiệu quả.
Sau 2 giờ can thiệp, hình ảnh DSA cho thấy động mạch đùi được tái thông, dòng máu chảy đến các phần xa của chi tốt. Nhờ đó, các triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân được cải thiện ngay, bàn chân hồng trở lại, cảm giác tê bì giảm. Bệnh nhân gần như hồi phục ngay sau can thiệp và rất hài lòng với kết quả điều trị.
Với bệnh lý tắc động mạch chi dưới mạn tính, việc phát hiện sớm và điều trị đúng chuyên khoa là điều quan trọng nhất. Các phương pháp điều trị hiện nay gồm điều trị bằng thuốc, can thiệp hoặc phẫu thuật.
Can thiệp mạch là phương pháp tiên tiến được áp dụng tại nhiều trung tâm tim mạch. BV a khoa TP Cần Thơ đã triển khai kỹ thuật này từ năm 2019 đến nay, giúp điều trị hiệu quả cho nhiều bệnh nhân tắc động mạch chi dưới.
Ngoài ra, các bác sĩ còn thực hiện phẫu thuật bắc cầu động mạch đối với người bệnh ở các giai đoạn muộn hơn. Việc lựa chọn phương pháp điều trị dựa trên những kết quả chẩn đoán chính xác của bác sĩ có chuyên môn cao.
Nguyên nhân dẫn đến tắc động mạch chi dưới mạn tính chủ yếu do xơ vữa động mạch, với nhiều yếu tố liên quan bao gồm thói quen hút thuốc lá, người cao tuổi mắc đồng thời nhiều bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, tăng mỡ máu...
ThS.BS Nguyễn Văn Trang khuyến cáo, để phòng bệnh, trước hết cần điều chỉnh lối sống, từ bỏ thuốc lá, kiểm soát tốt các bệnh nội tiết, thực hiện chế độ vận động, dinh dưỡng cân bằng, lành mạnh.
Khi phát hiện dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh, người dân có thể đến khám ở Phòng khám chuyên khoa lồng ngực, mạch máu - Phòng số 19, tầng 1 BV a khoa TP Cần Thơ, số 4 đường Châu Văn Liêm, phường Tân An, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ để được tư vấn và điều trị kịp thời, hiệu quả.
Nhận biết hội chứng ống cổ tay Hội chứng ống cổ tay, hay còn gọi là hội chứng đường hầm cổ tay hoặc hội chứng chèn ép thần kinh giữa, cần được phân biệt với tình trạng yếu vận động do thoát vị đĩa đệm cột sống cổ. Hình ảnh dây thần kinh giữa bị chèn ép - TƯ LIỆU BV HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC Theo Th.S-BS Trịnh Văn Hà,...